5 thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ

Lối sống và các thói quen không lành mạnh có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ hai với người trên 60 t.uổi và thứ năm với người từ 15 – 59 t.uổi, đồng thời là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ ba trên thế giới. Đột quỵ xảy ra khi quá trình cung cấp m.áu lên não bị gián đoạn dẫn đến thiếu ô xy và các chất dinh dưỡng thiết yếu, khiến các tế bào não bị c.hết đi. Cần phải cấp cứu nhanh chóng khi phát hiện một người bị đột quỵ, vì mỗi giây trôi qua đều rất quan trọng.

5 thoi quen lam tang nguy co dot quy ce3 6167844

Tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh là một trong những cách ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK

“Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một người như thừa cân hoặc béo phì, ít hoạt động thể chất, uống nhiều rượu, sử dụng m.a t.úy, hút t.huốc l.á, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ, các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim và t.iền sử gia đình có người bị đột quỵ. Các yếu tố khác như t.uổi tác, chủng tộc, giới tính và nội tiết tố đôi khi cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến đột quỵ”, trang Hindustan Times dẫn lời tiến sĩ P.K.Hazra, chuyên gia tư vấn cao cấp về can thiệp tim mạch thuộc Tổ chức nghiên cứu dược phẩm – công nghệ sinh học AMRI, văn phòng Kolkata, Ấn Độ.

Các chuyên gia đã liệt kê 5 thói quen phổ biến nhất trong sinh hoạt hằng ngày có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

1. Ăn nhiều muối

Những người có chế độ ăn nhiều muối hoặc giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ và bệnh tim. “Ăn nhiều thực phẩm đóng gói và đóng hộp cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do chứa nhiều muối và chất bảo quản nitrat. Chế độ ăn nhiều muối làm tăng huyết áp và đây chính là một yếu tố nguy cơ nổi bật. Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm đến 30% nguy cơ đột quỵ”, tiến sĩ Praveen Gupta, Giám đốc Khoa Thần kinh – Viện Nghiên cứu Fortis Memorial (Ấn Độ), cho biết.

2. Ít vận động

Việc ít tập thể dục, lười vận động có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cũng theo tiến sĩ Praveen Gupta, lối sống ít vận động dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, cao huyết áp, tăng cholesterol và tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Gupta gợi ý mọi người hãy duy trì việc đi bộ 150 phút mỗi tuần.

5 thoi quen lam tang nguy co dot quy e6d 6167844

3. Uống nhiều rượu bia

Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), uống nhiều rượu bia làm tăng mức độ chất béo trung tính, một dạng chất béo trong m.áu có thể làm cứng động mạch của cơ thể. “Bằng cách làm cho thành động mạch yếu đi, sử dụng đồ uống có cồn quá mức sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết”, tiến sĩ Gupta cho biết.

4. Hút t.huốc l.á

Hút t.huốc l.á có thể làm tổn thương tim và mạch m.áu, là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ. “Chất nicotine trong t.huốc l.á làm tăng huyết áp, carbon monoxide từ khói t.huốc l.á làm giảm lượng ô xy mà m.áu có thể mang theo. Ngay cả khi không hút thuốc, người hít phải khói thuốc của người khác cũng có nguy cơ đột quỵ. Một người sau khi ngừng hút thuốc trong 5 năm, nguy cơ đột quỵ có thể giảm xuống gần với số dân bình thường”, theo CDC Mỹ.

5. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ

Thiếu những giấc ngủ chất lượng cũng đang trở thành một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ. Thiếu ngủ, mất ngủ gây ra hàng loạt vấn đề như gia tăng các hormone giao cảm, tăng huyết áp, lượng đường, stress, các gốc tự do và chất chống ô xy hóa trong cơ thể bị mất cân bằng, tổn thương thành mạch… Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp phục hồi cơ thể, tâm trí hiệu quả mà còn bảo vệ sức khỏe nói chung.

Dấu hiệu đột quỵ và cách sơ cứu

Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T nhận biết người đột quỵ, đặt nằm nghiêng, theo dõi phản ứng và lập tức gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện.

Đột quỵ não hay tai biến mạch m.áu não là tình trạng tắc đột ngột mạch m.áu não hoặc c.hảy m.áu bên trong sọ dẫn đến c.hết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây t.ử v.ong cao. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi đang làm việc hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện càng nhanh càng tốt trong “thời gian vàng”, để kịp thời cứu các phần não chưa c.hết nhưng đang bị thiếu oxy và dinh dưỡng.

Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ.

Face (Khuôn mặt): Mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực.

Arm (Tay): Tay và chân mệt mỏi khó cử động.

Speech (Lời nói): Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

Time (Thời gian): Bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.

Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.

Trong quá trình chờ xe, nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa, cần đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức. Đầu tiên, bạn quỳ xuống một bên của nạn nhân, sửa tay phía bạn vuông góc. Bước hai, kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Bước ba, kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía bạn là hoàn thành tư thế hồi sức. Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục.

dau hieu dot quy va cach so cuu 0ac 6124206

Cách đăt bệnh nhân tư thế hồi sưc. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Không nên cạo gió, chích m.áu đầu ngón tay… Không chờ đợi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng hai triệu tế bào, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi.

Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu được cấp cứu trong vòng 4,5 giờ bệnh nhân có thể được tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch; nếu trong vòng 6 giờ, bệnh nhân bị tắc mạch não lớn có thể được tái thông bằng dụng cụ cơ học, giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giảm thiểu các di chứng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hải Hà
Khoa Đột quỵ – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *