Bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo say rượu là một dạng ngộ độc rượu, ngộ độc rượu thông thường cũng nặng, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ts. Bs Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội cho biết), những trường hợp vào viện cấp cứu vì ngộ độc rượu thông thường ( rượu ethanol), do uống quá nhiều rượu không phải là hiếm. Hầu như ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận 2-3 ca nặng. Bệnh nhân đa phần là nam giới, có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, có cả người trẻ, người có t.uổi, thậm chí là trẻ v.ị t.hành n.iên mới 14 t.uổi. Có người không uống rượu bao giờ, có người thì nghiện.
“Bệnh nhân đã được đưa vào đây thì đều là ca nặng, hôn mê sâu, phải đặt nội khí quản thở máy, không cấp cứu là c.hết. Những trường hợp này do uống quá nhiều, uống đến mức say như c.hết, nồng độ cồn trong m.áu rất cao, lên đến hàng trăm mg/dL. Trong số đó có những trường hợp không thể qua khỏi”, bác sĩ Nguyên cảnh báo.
Bài Viết Liên Quan
- Những người tối kỵ ăn tỏi
- 3 lý do khiến bạn không bỏ bữa sáng
- Tưởng an toàn nhưng những thực phẩm này dùng sai cách lại cực kỳ nguy hiểm
Theo bác sĩ Nguyên, ethanol trong rượu là tác nhân gây hạ đường huyết.
Theo bác sĩ, những trường hợp t.ử v.ong, tổn thương não do rượu thường là do suy hô hấp, hạ đường huyết.
Ethanol trong rượu là tác nhân gây hạ đường huyết trong khi bản thân người uống rượu lại ăn rất ít hoặc không ăn gì vì uống rượu tạo cảm giác no giả hoặc vì mải vui. Đến khi về nhà bệnh nhân lại mệt quá không ăn, ngủ, bỏ bữa. Hậu quả là cơ thể rất dễ bị hạ đường huyết, nếu không được cấp cứu kịp thời não thiếu oxy có thể bị tổn thương không thể phục hồi.
Bên cạnh đó, người uống quá nhiều rượu sẽ khiến thần kinh bị ức chế khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu, trung tâm hô hấp cũng bị ảnh hưởng ức chế, bệnh nhân thở yếu, thở khò khè dẫn tới suy hô hấp, thiếu oxy gây tổn thương não, thậm chí ngừng tim dẫn đến t.ử v.ong, bác sĩ Nguyên cho biết.
Ngoài não, thần kinh hô hấp, cơ cũng bị ảnh hưởng gây tiêu cơ vân, suy thận, chèn ép nhiều thậm chí sau này gây yếu liệt, do thần kinh bị chèn ép…
Say rượu là một dạng ngộ độc rượu. Tùy từng người, mức độ uống, loại rượu mà biểu hiện say khác nhau. Biểu hiện ngộ độc rượu từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu).
Theo bác sĩ Nguyên, những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc rượu nặng gồm: gọi hỏi, nói rất hạn chế, chỉ vài từ, không thể tự đi lại được, không tỉnh, lơ mơ, chậm chạp, lờ đờ, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi, lạnh, nôn ọe nhiều, đau đầu, tím, tái nhợt, thậm chí co giật… Những trường hợp này cần được đưa đến viện cấp cứu, điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc.
Bên cạnh đó những người nghi ngờ bị ngã, chấn thương, đ.ánh n.hau, va đ.ập mạnh… cũng cần phải đến viện. Lý do vì biểu hiện chấn thương ở người say rượu không thật, dễ bị bỏ sót. Khi uống rượu say, cảm giác chịu đau của một người tốt hơn, nên kể cả chấn thương nguy hiểm cũng dễ bị bỏ sót.
Để phòng ngộ độc rượu, tốt nhất là không uống rượu nếu uống thì nên uống có chừng mực. Đặc biệt lưu ý, chỉ uống rượu sau khi đã ăn. Người thân cần chú ý theo dõi người say rượu. Nếu người bệnh vẫn tỉnh và nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lưu ý thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, uống sữa, nước hoa quả có đường, nước canh, cháo loãng… để có năng lượng, nếu không dễ bị hạ đường huyết.
Đồng thời cần chú ý quan sát những dấu hiệu nặng ở người thân để đưa đi cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây ngộ độc rượu, nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, nặng có thể dẫn tới hôn mê và t.ử v.ong. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu.
Mới đây, theo nguồn tin trên báo GĐ&XH, Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị cùng lúc cùng lúc 3 bệnh nhân bị ngộ độc methanol.
Cụ thể, 3 bệnh nhân gồm Ngô Duy H. (31 t.uổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh); Trần Văn S. (34 t.uổi, ở Bắc Giang) và một bệnh nhân khác. Những người này đều nhập viện trong tình trạng mắt mờ, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, nôn nhiều… sau khi uống rượu trong cùng một đám giỗ.
TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc cho biết, biểu hiện chung của 3 bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc methanol là hôn mê sâu, có dấu hiệu phù não, huyết áp tụt, đồng tử giãn, tím tái…
Mẫu rượu các bệnh nhân đã uống đã được mang tới Trung tâm chống độc là loại rượu chứa tới 26,16 độ là cồn công nghiệp methanol và chỉ có 5,6 độ là thành phần rượu thông thường ethanol.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu
Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu như sau:
– Bất tỉnh, co giật.
– Tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt.
– Nói ngọng dù đã tỉnh táo.
– Thở khò khè, yếu, nhịp thở không đều, thở chậm, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
– Ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng, họng.
– Da, môi, móng tay tím tái, lạnh.
– Đại tiện, tiểu tiện ra quần.
– Rối loạn cảm nhận về màu sắc.
– Nhìn mờ, không rõ ràng.
– Chướng bụng, đau bụng.
– Mệt, nôn nhiều.
Hậu quả của việc ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây ngộ độc rượu, nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, nặng có thể dẫn tới hôn mê và t.ử v.ong. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị ngộ độc rượu, nạn nhân cần được xử lý ngay tại chỗ rồi đưa tới bệnh viện cấp cứu để tránh những biến chứng về sau và nguy hiểm tới tính mạng.
Cách xử trí khi bị ngộ độc rượu
Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
– Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.
– Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.
– Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.
– Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đ.ánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.
– Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua…
– Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật… hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực… cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
– Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt…
Cách phòng tránh ngộ độc rượu
– Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.
– Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.
– Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc mệt.
– T.rẻ e.m dưới 16 t.uổi không được uống rượu bia.
– Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.