Sử dụng các công nghệ hình ảnh 3D phân tích thông số khớp gối và tạo ra một “bản sao soi gương” của dây chằng chéo trước của khớp gối bên lành để tạo thành bản “thiết kế” cho phẫu thuật tái tạo lại dây chằng cho bên gối bị.
Phương pháp này được gọi là “ánh xạ giải phẫu”, là phương pháp độc quyền do các Giáo sư, bác sĩ của Vinmec nghiên cứu và thực hiện thành công thời gian gần đây
Điều trị đứt dây chằng chéo trước bằng phẫu thuật như thế nào?
Tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối là tổn thương các dây chằng, trong đó dây chằng chéo trước là hay gặp chấn thương nhất. Dây chằng chéo trước bị đứt sẽ làm khớp gối trở nên lỏng lẻo, teo cơ đùi khiến người bệnh giảm khả năng vận động và nhất là không còn khả năng hoạt động thể thao như trước nữa.
Theo bác sĩ CKII Vũ Tú Nam – Trưởng khoa Phẫu thuật nội soi khớp & Y học thể thao Vinmec, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gần như là bắt buộc để có thể chơi lại các bộ môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công, do quá trình luyện tập không đúng hoặc dây chằng được tái tạo không chính xác.
Hiện nay, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện hoàn toàn qua nội soi. Các bác sĩ sẽ lấy 1-2 gân ở phía sau trong đùi (gân bánh chè, gân cơ tứ đầu… hoặc gân của người hiến tặng) để tạo mảnh ghép dây chằng mới. Phẫu thuật viên sẽ dựa vào các mốc giải phẫu trong khớp gối để xác định vị trí khoan đường hầm đưa mảnh ghép vào để tạo thành dây chằng mới. Nếu dây chằng mới đứt, vị trí bám còn nguyên thì khả năng khoan đường hầm vào đúng vùng bám nguyên thủy của dây chằng sẽ không khó nhưng vẫn có thể đặt không đúng vị trí tối ưu. Trường hợp dây chằng đứt lâu, vị trí bám ban đầu của dây chằng đã bị thay đổi nhiều, việc xác định đúng chỗ bám cũ của dây chằng là không hề dễ dàng. Các bác sĩ thường sử dụng các đặc điểm chung về giải phẫu khớp gối và dây chằng chéo trước theo kinh nghiệm và trong các nghiên cứu để xác định vị trí đặt mảnh ghép. Do đó, vị trí đặt mảnh ghép dây chằng mới có thể không chính xác vì hình dạng và kích thước vùng bám của dây chằng chéo trước của mỗi người rất khác nhau.
Sau khi khoan đường hầm xương, mảnh ghép dây chằng sẽ được đưa vào khớp gối và cố định lại. Người bệnh sau đó sẽ trải qua quá trình luyện tập và phục hồi chức năng từ 6-9 tháng, nếu phục hồi tốt thì mới có thể quay trở lại thể thao.
Hình dạng và kích thước vùng bám của dây chằng chéo trước vào xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) ở 20 người trong một nghiên cứu.
Dây chằng chéo trước rất khỏe nên nếu mảnh ghép dây chằng mới nhỏ quá sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực như dây chằng ban đầu. Các nghiên cứu gần đây đều thống nhất rằng đường kính của mảnh ghép dây chằng mới nên càng to càng tốt nhưng tất nhiên là không nên vượt quá kích thước chỗ bám cũ của dây chằng ban đầu; tối thiểu phải có đường kính là 8mm, tốt nhất là trong khoảng 9 – 10 mm.
Tuy nhiên, nếu xác định không chính xác vùng bám nguyên thủy của dây chằng, đường hầm xương có thể “ăn” ra ngoài vị trí bám của dây chằng cũ dẫn đến không đạt được sinh lý tự nhiên của dây chằng, thậm chí còn có thể gây thêm tổn thương cho các cấu trúc lân cận, đặc biệt là rễ trước của sụn chêm ngoài. Với mảnh ghép dây chằng có kích thước từ 9mm trở lên thì việc xác định chính xác vị trí đặt dây chằng mới lại càng quan trọng do kích thước lớn khá sát với kích thước diện bám nguyên thủy của dây chằng mà lại đặt không chính xác thì rất dễ gây tổn thương thêm cấu trúc lành xung quanh.
Phương pháp “ánh xạ giải phẫu” độc quyền của Vinmec
Gần đây, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec đã nghiên cứu và lần đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp “ánh xạ giải phẫu”, sử dụng chính các thông số khớp gối của chính người bệnh kết hợp với công nghệ 3D dẫn đường ngay trong phẫu thuật. Nhờ đó, các bác sĩ có thể phục hồi tối đa các thông số của dây chằng ban đầu với độ chính xác đến 100% theo thông số giải phẫu, sinh lý ban đầu của người bệnh. Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên đặc điểm đối xứng qua đường giữa cơ thể của các bộ phận đi theo cặp (như hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai…).
Quét 3D trong phẫu thuật bằng robot.
Bác sĩ Nam cho biết: “Chúng tôi sẽ phân tích các thông số giải phẫu của dây chằng bên gối lành, sau đó tạo “ánh xạ” sang bên gối tổn thương bằng cách tạo một bản sao “soi gương” bằng công nghệ số hóa 3 chiều (3D) và sử dụng các thuật toán để xác định vị trí tối ưu của mảnh ghép dây chằng mới, cuối cùng tạo thành bản “thiết kế” cho dây chằng mới bên gối tổn thương. Để có thể khôi phục dây chằng mới cho người bị đứt dây chằng theo đúng thông số giải phẫu của khớp gối bên lành, công nghệ tạo ảnh 3D khớp gối trong mổ (3D dẫn đường) được sử dụng để chuyển các thông số trên bản “thiết kế” thành sản ph ẩm thực tế là dây chằng mới”.
Như vậy, phương pháp “ánh xạ giải phẫu” có thể giải quyết được tất cả các vấn đề bất cập nêu trên.
Minh họa phương pháp “ánh xạ giải phẫu” sử dụng công nghệ định vị 3D trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
Theo Bác sĩ Vũ Tú Nam, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này cho biết, ê-kíp đã thực hiện gần 100 ca trong khoảng một năm qua và tất cả các ca đều được đặt chính xác 100% vị trí dây chằng mới theo đúng thông số của mỗi người bệnh.
Việc sử dụng các thông số cơ thể ở bên lành để phục hồi cho bên tổn thương đã được áp dụng từ lâu trong y học, tuy nhiên chưa được áp dụng rộng rãi do hạn chế về công nghệ, phương tiện, trang thiết bị và kinh nghiệm, trình độ của thầy thuốc. Ngày nay, các công nghệ, kỹ thuật mới đang ngày một xâm nhập sâu vào y học và sự ra đời của phương pháp “ánh xạ giải phẫu” là tất yếu để đáp ứng xu hướng “cá thể hóa” trong điều trị bệnh.
Một ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước tại Vinmec.
Ngoài áp dụng với phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec còn nghiên cứu và áp dụng phương pháp này cho tất cả các dây chằng khác ở chi thể (tay, chân). “Với phương pháp “ánh xạ giải phẫu”, bệnh nhân hoàn toàn có thể quay lại với đam mê thể thao cháy bỏng của mình nếu tuân thủ quy trình tập phục hồi chức năng sau mổ” – GS. TS. BS Trần Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec khẳng định.
10 triệu chứng rách dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước khớp gối có thể bị rách do các vận động quá mạnh, đặc biệt là khi chơi thể thao, do đó đây là một dạng chấn thương phổ biến ở các vận động viên.
Âm thanh lách tách: Một triệu chứng thường gặp khi bị rách dây chằng chéo trước là âm thanh lách tách ở giữa đầu gối khi bị chấn thương. Đó là âm thanh khi dây chằng chéo bị rách đôi, hoặc rách một phần.
Cơn đau: Ngay sau khi bị chấn thương, bạn sẽ cảm thấy cơn đau đột ngột và dữ dội ở đầu gối. Cơn đau nóng cháy ở đầu gối này có thể đạt đến mức độ khủng khiếp, tùy vào mức nghiêm trọng của vết rách.
Sưng: Trong vòng một vài giờ sau chấn thương, bạn sẽ nhìn thấy và cảm thấy sưng ở vùng chấn thương. Tình trạng sưng phù xung quanh dây chằng bị rách là do các dịch thể, bao gồm m.áu từ vết rách, chảy vào và xung quanh vùng chấn thương. Hầu hết các chấn thương kiểu này không để lại vết thương hở để giải phóng lượng m.áu này, do đó m.áu sẽ tích tụ dưới da gây sưng phù.
Cảm giác ấm nóng khi chạm vào: Khi chạm tay vào vùng chấn thương, bạn sẽ cảm thấy ấm nóng. Đó là dấu hiệu viêm do sự tích tụ các chất lỏng và m.áu xung quanh vết rách. Càng để sưng lâu thì nguy cơ viêm nhiễm ở vùng chấn thương càng cao.
Cử động bị hạn chế: Khi bị rách dây chằng chéo trước, bạn sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối hết cỡ được. Nếu bạn đứng trên chân có dây chằng bị bong gân nhưng chưa rách, bạn sẽ cảm thấy như mình sẽ ngã bất cứ lúc nào và việc đi lại sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và đau đớn.
Khó khăn trong việc nâng đỡ trọng lượng: Khi dây chằng chéo trước bị rách, bạn sẽ rất khó đi lại, vì bất kỳ trọng lượng nào dồn lên đầu gối lúc này cũng có thể gây đau đớn tột độ và khiến đầu gối không chống đỡ nổi.
Đau thốn ở khớp: Thậm chí vài tuần sau chấn thương, phần khớp bị rách dây chằng chéo vẫn có thể cảm thấy đau thốn khi chạm vào. Dù tình trạng sưng đã thuyên giảm và đầu gối đã trở về trạng thái ban đầu, nhưng cơn đau thốn thì vẫn còn đó.
Lỏng khớp: Trong trường hợp dây chằng chỉ bị rách một phần, bạn sẽ vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng, nhưng khớp gối bị chấn thương sẽ có cảm giác lỏng lẻo. Điều này là dễ hiểu, vì dây chằng liên kết các khớp đã bị rách một phần.
Biến dạng đầu gối: Khi dây chằng bị rách toàn phần, bạn sẽ sớm nhận thấy đầu gối mình bị biến dạng. Những biến dạng này bao gồm sưng phù, bầm tím, hai đầu gối không đối xứng, và các khác biệt rõ ràng khác giữa bên đầu gối chấn thương và bên không chấn thương.
Xương có thể bị tách rời: Xương chày vốn luôn phải được liên kết chặt chẽ với đầu gối. Khi bị chấn thương dây chằng, bác sĩ có thể kiểm tra xem dây chằng còn tính liên kết không bằng cách yêu cầu bạn nằm xuống, sau đó đặt đầu gối chấn thương ở góc 30- 40 độ; một tay bác sĩ giữ xương đùi, tay còn lại nắm bắp chân kéo nhẹ ra khỏi đầu gối. Nếu bị rách dây chằng chéo, bạn có thể cảm thấy như xương chày đang tách rời khỏi đầu gối./.