Chiều 12/11: Gần 87% dân số trên 18 t.uổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19; Xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện kiểm tra mã QR

Cập nhật đến 14h ngày 12/11, cả nước đã tiêm được gần 96,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, gần 87% dân số trên 18 t.uổi đã tiêm mũi 1; Cà Mau thực hiện cách ly điều trị F0 tại nhà; TP HCM yêu cầu xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Gần 87% dân số trên 18 t.uổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19

Theo Bộ Y tế, đến nay các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã tiếp nhận và phân bổ 82 đợt vaccine phòng COVID-19 với tổng số 112,9 triệu liều. Cập nhật đến 14h ngày 12/11, cả nước đã tiêm được gần 96,7 triệu liều vacccine phòng COVID-19.

Đến ngày 11/11 trên cả nước tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 86,3% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 44,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,3% và 37,2%; miền Trung là 83,8% và 28,8%; Tây Nguyên là 77,8% và 11,2% và miền Nam là 94,7% và 59,3%.

Có 15/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 t.uổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Hậu Giang.

Có 15/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50% là Long An (100%), Khánh Hòa (94,3%), Quảng Ninh (86,8%), Đồng Nai (83,1%), TP.HCM (81,2%), Lạng Sơn (73,4%), Hà Nội (72,8%), Bình Dương (71,9%), Hà Nam (70,1%), Bắc Ninh (65,5%), Ninh Bình (64,8%), Tây Ninh (54,7%), Lâm Đồng (54,5%), Đồng Tháp (53,8%) và Bình Phước (53,8%).

chieu 1211 gan 87 dan so tren 18 tuoi da tiem mui 1 vaccine phong covid 19 xu ly nghiem cac don vi khong thuc hien kiem tra ma q 411 6151399

Gần 87% dân số trên 18 t.uổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19

24/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho từ 80-95% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, T.iền Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.

13/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho từ 70-80% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bến Tre, Đồng Tháp.

11/63 tỉnh còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (43,4%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (54,8%), Cao Bằng (58,4%) và Nghệ An (60,0%).

Quảng Bình: 10/24 ca mắc mới COVID-19 liên quan đến người trở về từ vùng dịch

Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 11/11 đến 6 giờ ngày 12/11), Quảng Bình ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 14 ca trong khu cách ly, 8 ca là người trở về từ vùng dịch, 2 ca là F1 của người trở về từ vùng dịch.

Tổng số ca COVID-19 toàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay lên 2.159 ca, trong đó 2.008 ca khỏi, 145ca đang điều trị, 6 ca t.ử v.ong.

Hiện có 1.100 trường hợp đang cách ly tập trung, 2.311 trường hợp cách ly tại nhà.

Thống kê cho thấy hiện có 555.095 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 77.514 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

TP HCM bố trí tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bến xe cho người quay lại làm việc

UBND TP HCM đã ban hành Công văn 3768/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, qua đ.ánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp. Để tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu một số nội dung, trong đó tổ chức bố trí các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại Thành phố để làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.

Kiểm tra việc thực hiện cấp mã QR qua cổng thông tin An toàn Covid tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nhằm để kiểm soát người dân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn. Xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR.

chieu 1211 gan 87 dan so tren 18 tuoi da tiem mui 1 vaccine phong covid 19 xu ly nghiem cac don vi khong thuc hien kiem tra ma q 125 6151399

TP HCM yêu cầu xử lý nghiêm các đơn vị, cơ sở không thực hiện kiểm tra mã QR phục vụ phòng chống dịch COVID-19

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức đến người dân về mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19, cơ chế lây nhiễm; kêu gọi người dân nghiêm túc chấp hành quy định 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của ngành Y tế, không vì đã tiêm vaccine mà chủ quan; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch COVID19.

Bến Tre: Thêm 61 ca mắc COVID-19, hơn một nửa là ca cộng đồng

Từ 18h giờ ngày 11/11 đến 11 giờ ngày 12/11, tỉnh Bến Tre có 61 ca mắc COVID-19 nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh là 3.160 ca, trong đó có 2.235 ca ra viện, 54 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc, có 34 ca ghi nhận tại cộng đồng trong tỉnh, 25 ca trong khu cách ly, ngoài tỉnh 2 ca tại cộng đồng.

Tính đến nay toàn tỉnh Bến Tre có trên 1,333 triệu người đã tiêm vaccine phòng COVID-19; đạt tỷ lệ 88,82% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó, 46,13% người tiêm đủ 2 mũi.

Cà Mau: Triển khai cách ly, điều trị F0 tại nhà

Sở Y tế Cà Mau vừa có công văn hỏa tốc đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thành phố chỉ đạo cơ sở y tế trên địa bàn tham mưu chọn các trường hợp F0 đủ điều kiện để thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo như phương án đã được tỉnh phê duyệt.

Giám đốc Sở Y tế đề nghị Trung tâm y tế huyện, TP Cà Mau chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho việc triển khai cách ly, theo dõi sức khỏe F0 không triệu chứng tại nhà.

Đồng thời, tham mưu UBND huyện, thành phố quyết định thành lập trạm y tế lưu động và chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cơ số thuốc, oxy, máy đo SpO2 và thiết bị cần thiết khác để kích hoạt trạm y tế lưu động hoạt động.

Thiết lập được mạng lưới bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện theo dõi, tư vấn, chăm sóc người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà.

Theo dõi, chỉ đạo, giám sát điều trị và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm theo quy định các trường hợp cách ly tại nhà.

Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các bệnh viện trên địa bàn vận chuyển, cấp cứu F0 kịp thời khi có chuyển tầng.

Đối với các bệnh viện/trung tâm y tế trực thuộc Sở Y tế có giường bệnh có tiếp nhận, điều trị COVID-19, phải sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà chuyển đến khi có trường hợp chuyển tầng.

Thành lập các đội: chăm sóc người bệnh, cấp cứu ngoại viện, phản ứng nhanh… chuẩn bị sẵn sàng khi có yêu cầu điều động hỗ trợ.

Giám đốc Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan điều phối các trường hợp nhiễm COVID-19 đến các cơ sở điều trị theo phân tầng (kể cả điều trị tại nhà) và điều động phương tiện vận chuyển trên phạm vi toàn tỉnh khi các huyện có yêu cầu hoặc quá tải

Trong ngày 11/11, Cà Mau ghi nhận 181 ca mắc COVID-19 (tăng một ca so với ngày 10/11). Trong đó có 93 ca cộng đồng, 4 ca là người từ vùng dịch về, 79 ca đang cách ly, 5 ca trong khu phong tỏa.

Cần biết: Trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, ho, khó thở…

Theo Bộ Y tế, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Bộ Y tế đã có Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m.

Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng t.uổi mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng

Theo Hướng dẫn này, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng t.uổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và t.ử v.ong ít so với người lớn.

can biet tre mac covid 19 co trieu chung sot ho kho tho 347 6146261

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá. Ảnh minh hoạ

Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan ở trẻ mắc COVID-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng và có thể gây t.ử v.ong.

Trẻ bị nghi ngờ mắc COVID-19 khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có ít nhất một triệu chứng của bệnh đường hô hấp như: ho, đau họng, khó thở,…) và có một trong các điều kiện sau:

– T.iền sử ở/đi/đến/qua vùng dịch tễ COVID-19 trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng;

– T.iền sử tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 hoặc t.iền sử tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ/hoặc ca bệnh trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng;

– Một trẻ nhập viện với các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng nhưng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác;

– Trẻ có xét nghiệm test nhanh dương tính với COVID.

Các triệu chứng lâm sàng ở trẻ mắc COVID-19

Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày. Khởi phát khi có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp: sốt 63%, ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, tiêu chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, không có triệu chứng 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, số mũi, mệt mỏi; hay viêm phối và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh.

Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như. hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc n.hiễm t.rùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái thảo đường, tim bẩm sinh… Tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ rất thấp (

Trẻ khi mắc COVID-19 thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

can biet tre mac covid 19 co trieu chung sot ho kho tho fb0 6146261

Yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19

Hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho t.rẻ e.m nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);

Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)

Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan – đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *