Thiếu niên 15 t.uổi ở Tuyên Quang ngộ độc cần sa phải vào viện vì co giật, hôn mê, loạn thần

Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho một thiếu niên 15 t.uổi (ở Tuyên Quang), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nói nhảm, nhịp tim nhanh, ý thức của bệnh nhân tiến triển xấu dần sau đó xuất hiện co giật và hôn mê.

Ngộ độc cần sa khiến trẻ loạn thần, co giật, tím tái… bác sĩ phải đặt nội khí quản

TS.BS Chu Thanh Sơn – Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua khai thác t.iền sử và bệnh sử, kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết đã được thực hiện để tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với các chất m.a t.úy có trong cần sa.

Theo gia đình, cách đây 3 năm, bệnh nhân có sử dụng chất gây nghiện do bị nhóm bạn lôi kéo và đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Từ đó đến nay, do có sự giám sát từ cha mẹ nên trẻ không còn giao du với nhóm bạn nữa. Tuy nhiên, một tháng trước khi nhập viện, trẻ ở nhà một mình trong khoảng 20 ngày do gia đình có việc cần giải quyết, có khả năng trẻ lại bị bạn bè lôi kéo mà gia đình không hề hay biết.

thieu nien 15 tuoi o tuyen quang ngo doc can sa phai vao vien vi co giat hon me loan than 8d7 6156875

TS.BS Chu Thanh Sơn – Khoa Điều trị tích cực nội khoa thăm khám cho bệnh nhân sau điều trị ngộ độc cần sa

Thiếu niên này được đưa vào Bệnh viện Tỉnh với các dấu hiện loạn thần sau đó co giật, tím tái, được các bác sĩ đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.

Cần sa – Một loại m.a t.úy nguy hiểm

TS.BS Chu Thanh Sơn cho biết, cần sa là một chất kích thích, gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu t.huốc l.á, điếu thuốc lào để hút.

Trong cần sa có chứa một số cannabinoid, với thành phần chính là chất delta-9tetrahydrocannabinol (THC). THC sẽ gắn với thụ thể cannabinoid CB1 và CB2 ở não có thể gây ra các tác dụng kích thích, an thần hoặc ảo giác phụ thuộc vào liều và thời gian sau khi sử dụng. Ngoài ra THC có thể đồng thời gây các tác dụng giải phóng catecholamine (gây nhịp tim nhanh) và ức chế phản xạ giao cảm (bệnh nhân tụt huyết áp tư thế).

Khi sử dụng cần sa, người dùng thường có triệu chứng như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, hoang tưởng, kích động mạnh thậm chí có những hành vi và hành động tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác.

Sử dụng cần sa trong thời gian dài thường liên quan đến các bệnh lý tâm thần, viêm phế quản mạn, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành. Khi ngộ độc nặng có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, shock đe dọa tính mạng.

Khuyến cáo khẩn của chuyên gia để trẻ tránh xa chất gây nghiện

Chia sẻ về vấn đề trên, TS.BS Đỗ Minh Loan – Trưởng khoa Sức khỏe V.ị t.hành n.iên, Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa con cái sa vào con đường nghiện hút.

Điều này càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang trải qua những thời điểm khó khăn như: quá trình thay đổi tâm sinh lý và hình thành nhân cách t.uổi dậy thì, chuyển cấp học, chuyển trường hay gia đình có nhiều mâu thuẫn, cha mẹ ly hôn…

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), rượu, cần sa và t.huốc l.á là những chất được v.ị t.hành n.iên sử dụng phổ biến nhất, 50% học sinh lớp 9 đến 12 đã từng sử dụng cần sa. Việc trẻ ở nhóm t.uổi này có nhiều nguy cơ sử dụng các chất gây nghiện, chất m.a t.úy có nhiều nguyên nhân.

Trẻ v.ị t.hành n.iên luôn tò mò, muốn thử trải nghiệm tìm cảm giác lạ, muốn tự khẳng định bản thân và có xu hướng mạo hiểm.

Một lý do khác khiến trẻ v.ị t.hành n.iên tìm đến các chất gây nghiện chính là muốn thoát khỏi các áp lực rất đa dạng trong cuộc sống như các stress trong gia đình (bố mẹ mâu thuẫn, ly thân..,), áp lực trong nhà trường (thi cử, học tập…) và stress trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu…

Trong đó, trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và quan tâm đến bạn bè của con để giúp con tránh chịu ảnh hưởng xấu, bị lôi kéo sử dụng chất m.a t.úy.

Gần gũi, làm bạn với con, giúp con có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi thư giãn và thể thao là cách các bậc phụ huynh nên làm để giúp con có lối sống lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ sử dụng chất m.a t.úy.

thieu nien 15 tuoi o tuyen quang ngo doc can sa phai vao vien vi co giat hon me loan than e97 6156875

Cần sa là một chất kích thích, chất gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu t.huốc l.á, điếu thuốc lào để hút. Ảnh internet

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ trẻ có thể đã sử dụng chất m.a t.úy như: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thức suốt đêm hoặc ngủ quá nhiều), sao nhãng các thú vui hoặc sở thích bình thường trẻ vẫn thích, rối loạn hành vi, dễ cáu giận, nhu cầu cần nhiều t.iền và kết quả học tập sút kém…

Nếu cha mẹ thấy con có các dấu hiệu như trên, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất (hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương) để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay, ngoài cần sa, “cỏ Mỹ” có chứa XLR-11 là hợp chất tổng hợp, có cơ chế tác dụng tương tự cần sa nhưng mạnh và nguy hiểm hơn cần sa nhiều lần. Các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, do vậy người dân tuyệt đối không nên sử dụng, dù chỉ dùng thử một lần.

‘B.ắn’ 10 điếu thuốc lào mỗi ngày, người đàn ông mọc u lệch mặt

Người đàn ông nghiện thuốc lào từ khi mới 14 t.uổi, ngày nhiều nhất hút 10 điếu. Gần đây ông mọc u lớn ở mang tai gây lệch mặt.

3 ngày sau ca phẫu thuật u tuyến nước bọt ở mang tai trái, ông Thành khoe sức khoẻ đã hồi phục hoàn toàn, vết mổ khô, không có dịch, không đau đớn. Ông đang chờ kết quả sinh thiết khối u tại 2 bệnh viện để xác định u lành hay ác tính.

Bệnh nhân Đinh Bá Thành, 59 t.uổi ở Thái Bình chia sẻ, cách đây 2 năm, trong một lần ngủ trưa ông tình cờ phát hiện mang tai trái có một khối u nhỏ, cứng, ấn vào không đau.

Công việc làm nông bận bịu khiến ông bẵng quên. Gần đây ông thấy khối u to nhanh làm mặt lệch hẳn sang một bên, nuốt vướng kèm đau tức, đặc biệt khi nằm nghiêng.

Ông kể, bản thân hút thuốc lào từ khi mới 14 t.uổi, đến nay đã 45 năm, ngày nhiều nhất hút 10 điếu.

Khi đến Bệnh viện Việt Nam – Cuba thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông mắc u tuyến nước bọt Warthin. Khi lấy ra, khối u có kích cỡ 2x3cm, bên trong chứa nhiều dịch.

ban 10 dieu thuoc lao moi ngay nguoi dan ong moc u lech mat b44 5718104

Bác sĩ kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân Thành sau 3 ngày phẫu thuật cắt bỏ khối u 2x3cm ở mang tai

Nằm sát phòng ông Thành là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Tâm, 43 t.uổi ở Hà Nội. Anh Tâm đã từng 2 lần phẫu thuật u tuyến nước bọt nhưng 4 năm nay lại tát phát, đè đẩy dây thần kinh, lệch mặt trái.

Anh Tâm có t.iền sử nghiện t.huốc l.á suốt 20 năm nay, mỗi ngày hút 10 điếu. Khối u của anh Tâm là dạng hỗn hợp, có kích cỡ khoảng 3x4cm, bác sĩ chỉ định phẫu thuật bóc sạch, xong bệnh nhân bị huyết áp cao nên chưa thể can thiệp.

BS Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cho biết, khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính, hay gặp ở tuyến mang tai, chiếm 5-10% khối u vùng hàm mặt.

ban 10 dieu thuoc lao moi ngay nguoi dan ong moc u lech mat 83d 5718104

Khối u kích cỡ lớn ở mang tái trái bệnh nhân Tâm

ban 10 dieu thuoc lao moi ngay nguoi dan ong moc u lech mat aae 5718104

BS Nguyễn Thanh Thái xem lại phim cộng hưởng từ của bệnh nhân

Khối u tuyến nước bọt đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân nam 40-60 t.uổi có t.iền sử nghiện t.huốc l.á, thuốc lào. Tuy nhiên bệnh viện cũng từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 64 t.uổi nghiện t.huốc l.á mắc u này.

“U tuyến nước bọt gồm thể hỗn hợp hoặc Warthin, phần lớn lành tính nhưng nếu để muộn có thể gây liệt mặt, xuất huyết trên da, tê bì, ù tai, thậm chí tiến triển thành ung thư, khi đó sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải xạ trị, hoá trị”, BS Thái thông tin.

Theo BS Thái, khi bóc u tuyến nước bọt phải hết sức lưu ý, tránh chạm vào dây thần kinh có thể gây liệt mặt,xuất huyết, nếu để sót u sẽ tái phát. Để tránh u “mọc” lại, một số trường hợp phải cắt rộng bán phần khối mang tai.

Để phát hiện sớm u tuyến nước bọt, người dân cần định kỳ khám sức khoẻ, khi phát hiện khối bất thường vùng hàm mặt cần đến các bệnh viện, chuyên khoa hàm mặt để kiểm tra.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *