Đặt ECMO cứu sản phụ mang song thai vượt cửa tử

Thai phụ mang song thai 22 tuần t.uổi, mắc Covid-19 nguy kịch, phải can thiệp ECMO, vừa hồi phục ngoạn mục tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Thai phụ 41 t.uổi phát hiện mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bình Chánh, sau đó tình trạng hô hấp xấu dần nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, ngày 4/10. Các bác sĩ đ.ánh giá song thai mới 22 tuần t.uổi, là thai kỳ nguy cơ cao. Vợ chồng chị nhiều năm không có con, hai đ.ứa t.rẻ lần này được đậu thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.

Tình trạng hô hấp chuyển xấu nhanh chóng với tổn thương lan tỏa hai phổi, đặt nội khí quản thở máy vẫn không đáp ứng. Các bác sĩ quyết định can thiệp đặt tim phổi nhân tạo (ECMO). Bên cạnh hồi sức hô hấp, bệnh nhân cũng được can thiệp lọc m.áu liên tục hấp phụ, điều trị kháng sinh, kháng đông, kháng viêm tích cực. Ê kíp cũng kết hợp các biện pháp hỗ trợ thai, theo dõi và điều trị cho một bà mẹ cùng hai đ.ứa t.rẻ, cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa thuốc để vừa tốt nhất cho bệnh vừa không ảnh hưởng thai nhi.

dat ecmo cuu san phu mang song thai vuot cua tu 763 6151456

Thai phụ trong thời gian được can thiệp ECMO. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hội chẩn liên tục với chuyên khoa Sản để xử trí kịp thời các vấn đề sản khoa. Vừa điều trị Covid-19, ê kíp vừa siêu âm thai, đo tim thai, đo lượng nước ối… Hành trình điều trị đối diện khó khăn vì bệnh nhân trải qua các đợt n.hiễm t.rùng phối hợp, biến chứng đông m.áu, xuất huyết khó cầm.

Để giúp sản phụ thêm tinh thần và nghị lực chiến thắng bệnh, các nhân viên y tế kết hợp tâm lý liệu pháp, trò chuyện động viên liên tục. Bác sĩ cũng thường xuyên kết nối điện thoại để thai phụ được nghe giọng chồng, khuyên chị cố gắng tập thở.

dat ecmo cuu san phu mang song thai vuot cua tu 530 6151456

Bệnh nhân đang được tập cai máy thở. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Ngày 12/11, tình trạng thai phụ hồi phục tốt, hô hấp cải thiện, đã cai và rút được ECMO, đang cai dần máy thở. Các bác sĩ đang tích cực điều trị nâng đỡ, tập vật lý trị liệu, đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ và hai thai nhi.

“Trường hợp của bệnh nhân vừa là một thử thách vì rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, nhưng cũng là nguồn động viên tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ, khi được chứng kiến một sản phụ, hai đ.ứa t.rẻ có thể vượt qua các giai đoạn nguy kịch và diễn tiến ổn định”, một bác sĩ trong kíp điều trị cho biết.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM là đơn vị tuyến cuối trong tháp 3 tầng điều trị Covid-19 tại TP HCM, được chuyển công năng từ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm thành nơi chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, quy mô 400 giường, từ tháng 6.

Hai trẻ mắc Covid-19 nguy kịch thoát cửa tử

Thiếu niên 15 t.uổi là bệnh nhân Covid nhỏ t.uổi nhất phải can thiệp ECMO và b.é t.rai 8 t.uổi, bệnh nhi đầu tiên mắc di chứng Covid phải lọc m.áu, hồi phục sau hơn một tháng nguy kịch.

Thiếu niên 15 t.uổi cơ địa béo phì, điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM (ICU, đặt tại Bệnh viện Ung bướu Cơ sở 2, do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách chính).

Em mắc Covid-19 vào tháng 9, theo dõi tại hai bệnh viện, diễn tiến nặng hơn, các bác sĩ hội chẩn với Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM. Mặc dù bệnh viện hồi sức chỉ dành cho người lớn, song trước diễn biến nặng quá nhanh của bệnh nhi trên cơ địa béo phì, bác sĩ Trần Thanh Linh – Phó giám đốc Bệnh viện quyết định nhận em về điều trị.

Lúc chuyển viện, em đã suy hô hấp nặng, tổn thương gan thận, tràn khí màng phổi, phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể) ngay. Các bác sĩ đã sử dụng đến 6 màng lọc, hai màng ECMO và chạy liên tục hơn ba tuần, tình trạng em mới có tín hiệu khả quan.

Hiện, sau hai lần xét nghiệm âm tính Covid-19, em đã tự thở được bằng khí trời, xuất viện.

hai tre mac covid 19 nguy kich thoat cua tu 3a0 6129920

Thiếu niên 15 t.uổi là bệnh nhân nhỏ t.uổi nhất điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng điều trị thành công cho b.é t.rai 8 t.uổi, bị biến chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) nguy kịch sau khi mắc Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc thông tin, trước khi nhập viện hồi tháng 10, bé sốt cao liên tục hơn 5 ngày, nôn ói, đi tiêu lỏng như một đợt n.hiễm t.rùng tiêu hóa. Đôi môi và hai lòng bàn tay em đỏ ửng suốt những ngày sốt.

Xét nghiệm RT-PCR cho thấy bé âm tính Covid-19 nhưng đo nồng độ kháng thể virus cao như chỉ số miễn dịch có thể đạt được ở một người đã tiêm vaccine hoặc một F0 đã từng mắc bệnh. Bé được chẩn đoán mắc MIS-C, xét nghiệm cho thấy phản ứng viêm toàn thân, tăng đông tăng cao, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.

12 ngày tiếp theo, bệnh nhi sốt cao liên tục, hôn mê, phải hồi sức tích cực. Đây là trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 phải lọc m.áu liên tục tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sau gần một tuần lọc m.áu, em đáp ứng điều trị, dần hạ sốt, các phản ứng viêm quá mức được kiểm soát và khống chế kịp thời, hiện đã ngưng lọc m.áu, cai máy thở, sức khỏe ổn định. Dự kiến bé sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Vũ, sau đợt mắc Covid-19 cấp tính căng thẳng, không phải bệnh nhân nào cũng vượt qua cửa tử, hồi phục tốt hay trở về với cuộc sống dễ dàng. Những nghiên cứu về ảnh hưởng hậu dịch cũng còn nhỏ lẻ và chưa nhiều chứng cứ. Tại Mỹ, các loài virus là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong cho t.rẻ e.m, bao gồm cả rủi ro từ MIS-C và ảnh hưởng từ đại dịch kéo dài. Do đó, bác sĩ Vũ nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho t.rẻ e.m là cấp thiết. Với trẻ chưa đủ t.uổi tiêm chủng, phụ huynh cần hết sức cảnh giác, đưa con đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường sau nhiễm Covid-19.

hai tre mac covid 19 nguy kich thoat cua tu 678 6129920

Em bé mắc di chứng Covid-19 đầu tiên phải lọc m.áu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *