Bộ Y tế đề xuất cách ly tại nhà với F1 đã tiêm đủ mũi vaccine

Đây là nội dung đang được Bộ Y tế gửi xin ý kiến Sở Y tế các tỉnh thành trong bối cảnh nhiều nơi đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cao, nhiều người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cao cho người trong độ t.uổi tiêm và nhiều người mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh. Những người này có nguy cơ thấp hơn về khả năng bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm SARS-CoV-2.

Vì thế, Bộ Y tế đang xem xét việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1 là những người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh.

bo y te de xuat cach ly tai nha voi f1 da tiem du mui vaccine fdb 6161761

Hiện nay nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao (Ảnh minh họa: Tiến Thành).

bo y te de xuat cach ly tai nha voi f1 da tiem du mui vaccine 839 6161761

Cụ thể như sau:

Với n hững người đã tiêm đủ liều vaccine, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1

– Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

– Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần thứ nhất khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3 và lần 3 vào ngày thứ 7).

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1:

– Thực hiện cách ly y tế 10 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong thời gian 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

– Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần thứ nhất khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 5 và lần 3 vào ngày thứ 10).

Với n hững người chưa tiêm vaccine :

Thực hiện cách ly y tế 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

– Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần thứ nhất khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7 và lần 3 vào ngày thứ 13).

Để có thể đề xuất Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế để điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với đối tượng F1 cho phù hợp trong tình hình mới, Cục đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cho ý kiến. Đồng thời, gửi kèm theo các kết quả tổng hợp nghiên cứu, bằng chứng khoa học trên thế giới và ở Việt Nam (nếu có) trước ngày 22/11.

Hiện nay tùy tình hình dịch, có địa phương cách ly F1 tập trung, có nơi cách ly F1 tại nhà.

Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp

Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.

Việt Nam đã thực hiẹn tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bọ, nhân viên y tế, công an, quân đội…

tiem vaccine covid 19 dung tien do phan ung sau tiem thap d1c 5762906

Tiêm vaccine COVID-19 vẫn là cách tốt nhất phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Hải Nguyễn

Tỉ lệ phản ứng sau tiêm thấp

Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, một trong những điểm khác với nhiều nước là chúng ta tổ chức quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.

Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ…

“Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống không mong muốn xảy ra trong tiêm chủng. Chúng ta đã tập huấn cho tất cả các tuyến theo hình thức trực tuyến. Thời gian vừa qua, vaccine khi về Việt Nam đã tổ chức tiêm cho tất cả các đối tượng theo Nghị quyết 21” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong số những người được tiêm, đến nay ghi nhận có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… Triệu chứng này hết sau 24h. Tỉ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam là an toàn.

“Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng COVID-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván…” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, không một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%.

“Vẫn có nguy cơ sau tiêm vaccine, người tiêm vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nếu tiêm vaccine rồi mà mắc COVID-19 thì bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều”, ông Cường nói.

TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng nhấn mạnh, việc tiêm vaccine chính là bảo vệ người được tiêm khỏi mắc thể nặng và phải nhập viện.

Hiện nay, vẫn còn tâm lý e ngại những phản ứng phụ sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COIVD-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm liều 1.

Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, khi vaccine đã được tiêm chủng đại trà thì chúng ta vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Phải kết hợp cả hai yếu tố như thế thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả.

Đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, qua 3 đợt dịch COVID-19, lần này dịch phức tạp hơn đợt dịch trước. Các tỉnh, thành phố chưa có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng cũng phải nâng mức báo động lên một mức cao, coi như địa phương đó đã có dịch để triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, đợt dịch này có nhiều nguồn lây nhiễm: Thứ nhất, từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly chúng ta thực hiện quản lý chưa nghiêm.

Nguồn lây nhiễm thứ hai, là trong cộng đồng cũng có các trường hợp lây nhiễm, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng.

Thứ ba là chủng virus lần này khác hơn so với các lần trước, đó là chủng Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *