Những loại thuốc trị Covid-19 dùng sai hậu quả khó lường

Các loại thuốc kháng viêm, kháng đông dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được uống quá sớm khi không có triệu chứng bởi có thể gây ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng.

Khi điều trị tại nhà, F0 cần sử dụng các túi thuốc A – B – C được nhân viên y tế cấp phát căn cứ vào tình trạng bệnh. Trong đó, gói thuốc A gồm thuốc hạ sốt và vitamin, phát cho tất cả F0 vừa phát hiện. Túi thuốc B là thuốc kháng đông, kháng viêm, được phát khi có triệu chứng và chỉ uống khi có triệu chứng, không nên uống quá sớm. Túi thuốc C là thuốc kháng virus molnupiravir, được phát theo chỉ định. F0 tại nhà được nhân viên y tế khuyến cáo không sử dụng thuốc không chính thống, dùng thuốc sai cách sai liều dẫn đến tác dụng nguy hiểm sức khỏe hoặc bệnh trở nặng.

Không sử dụng thuốc kháng viêm quá sớm

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò Chức năng Hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM, giải thích túi thuốc Blà những thuốc sử dụng hạn chế trong một số tình huống đặc biệt, bao gồm thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông, gồm 36 viên dexamethason 0,5 mg, 3 viên rivaroxaban 10 mg (hoặc 6 viên apixaban 2,5 mg). Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ mới được dùng.

“Gói thuốc này được sử dụng khi có triệu chứng sớm suy hô hấp như khó thở, thở hụt hơi, SpO2 dưới 95%… trong lúc chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ. Tuy nhiên nhiều người vì lo sợ nên đã sử dụng gói thuốc B quá sớm. Điều này có thể gây ức chế hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng”, bác sĩ Vinh nói. Khi hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh dễ bị virus tấn công hơn, khả năng đáp ứng điều trị kém, bệnh diễn tiến nặng hơn, ảnh hưởng khả năng hồi phục.

Dùng thuốc đúng hướng dẫn

Trong khi đó, theo bác sĩ Vinh, người bệnh nên uống sớm thuốc kháng virus molnupiravir trong gói thuốc C do thuốc này có tác dụng chống lại quá trình virus nhân lên. Thuốc này đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam, được Bộ Y tế cấp phát, không có bán trên thị trường. Molnupiravir là thuốc viên uống đặc trị Covid-19 duy nhất hiện nay, dùng cho F0 tại nhà. Hiện còn một loại thuốc kháng virus khác được dùng điều trị Covid-19 là remdesivir, tuy nhiên là thuốc tiêm đường tĩnh mạch và chỉ dùng cho bệnh nhân nặng trong bệnh viện.

Điều kiện dùng thuốc molnupiravir là F0 18-65 t.uổi, triệu chứng nhẹ (sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi), không có dấu hiệu viêm phổi hay thiếu oxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96%. Người dùng thuốc molnupiravir phải ký cam kết sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng hướng dẫn. Sau thời gian thử nghiệm molnupiravir cho F0 tại nhà, các chuyên gia đ.ánh giá thuốc giảm tải lượng virus hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và t.ử v.ong, tiếp tục thử nghiệm.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc molnupiravir về liều lượng, thời gian uống… mới đảm bảo hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, gói thuốc Achứa thuốc thông dụng là hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng, gồm: 20 viên paracetamol 500 mg, 20 viên vitamin C 500 mg (hoặc 20 viên vitamin tổng hợp). Gói thuốc A dành cho F0 triệu chứng nhẹ. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng khi người bệnh sốt trên 38,5 độ C, uống cách nhau mỗi 4-6 giờ nếu vẫn còn sốt. Các loại vitamin uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Thuốc hạ sốt nếu lạm dụng, uống quá liều chỉ định, hoặc uống kết hợp nhiều loại thuốc nhãn hiệu khác nhau nhưng đều chứa thành phần paracetamol tác dụng giảm đau, hạ sốt… sẽ dẫn đến quá liều, gây ngộ độc, suy gan. Đây là sai lầm rất phổ biến trong dùng thuốc hạ sốt, nhiều trường hợp đã được đưa vào viện cấp cứu thời gian qua.

Không uống thuốc không chính thống

Theo bác sĩ Vinh, việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc lan truyền trên mạng như thuốc trị giun, thuốc kháng viêm ibuprofen, thuốc trị sốt rét, tynelol… có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh. Ví dụ, thuốc kháng viêm có thể làm loét bao tử; lạm dụng tynelol gây suy gan, thuốc trị giun dẫn đến ngộ độc, thậm chí t.ử v.ong như một số trường hợp đã xảy ra ở nước ngoài.

“Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về những loại thuốc này trong điều trị Covid-19, trước mắt có thể thấy việc lạm dụng các loại thuốc trên sẽ gây hại cho gan”, bác sĩ nhấn mạnh.

nhung loai thuoc tri covid 19 dung sai hau qua kho luong 86e 6151466

Các túi thuốc dành cho F0 tại nhà kèm hướng dẫn chi tiết. Ảnh: HCDC

Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Thay van tim, đặt stent có được tiêm vắc xin?

Bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có được tiêm vắc xin Covid-19? Uống thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tim có đủ điều kiện tiêm phòng?

Trả lời:

Không có biến chứng nào được ghi nhận là vắc xin Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác. Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn. Hãy nói cho bác sĩ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu bạn đang dùng.

hoi dap vac xin covid 19 thay van tim dat stent co duoc tiem vac xin 520 5948379

Câu hỏi: Tôi uống thuốc ức chế miễn dịch do ghép tim. Thuốc ức chế miễn dịch có thể xung đột với vắc-xin Covid-19 không?

Trả lời:

Các vắc xin hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống, do đó, không có nguy cơ gây n.hiễm t.rùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vắc xin. Hãy nói cho bác sĩ biết về các thuốc bạn đang sử dụng trước khi tiêm vắc xin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *