Bệnh Covid-19 ở trẻ ít gặp hơn người lớn. Phần lớn trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ.
Tuy nhiên, vẫn có 4% diễn biến nặng và nguy kịch là 0,5%, nguy cơ này cao hơn ở trẻ dưới một t.uổi.
Theo thống kê của UNICEF, số t.ử v.ong do Covid-19 ở t.rẻ e.m trên toàn cầu (78 nước) là 8700/2,7 triệu ca t.ử v.ong, chiếm khoảng 0,3% số t.ử v.ong. Trẻ t.ử v.ong thường có các bệnh nền kèm theo như suy dinh dưỡng, bệnh ác tính, tuy nhiên, có thể do quá tải của hệ thống y tế và do nhiễm biến chủng Delta. Thời gian gần đây, nhiều trẻ không có bệnh nền cũng đã diễn biến nặng và t.ử v.ong.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua, số mắc tăng cao khiến số trẻ mắc Covid-19 cũng tăng theo. Đây là nhóm chưa được tiêm vaccine.
Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở cả người lớn và t.rẻ e.m tuy nhiên Covid- 19 t.rẻ e.m ít gặp hơn. Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng t.uổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
T.rẻ e.m mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và t.ử v.ong ít so với người lớn. Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan ở t.rẻ e.m mắc Covid-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu 2 – 6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây t.ử v.ong.
Trẻ mắc Covid-19 chủ yếu ở thể nhẹ, nhưng vẫn có thể diễn biến nặng và t.ử v.ong (Ảnh minh họa: F.Times).
Triệu chứng phổ biến của Covid-19 ở trẻ
Thời gian ủ bệnh là 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày. Theo hướng dẫn điều trị Covid-19 ở trẻ mới được Bộ Y tế ban hành, ở giai đoạn khởi phát, trẻ có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ là: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), ỉ.a c.hảy (20%), khó thở (18%), triệu chứng mũi họng (17%), phát ban (17%), mệt mỏi (16%), đau bụng (15%), triệu chứng giống Kawasaki (13%), không có triệu chứng (13%), triệu chứng thần kinh (12%), kết mạc (11% và họng đỏ 9%.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Ở giai đoạn tiến triển, hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc n.hiễm t.rùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh… Tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ rất thấp (
Thời kỳ hồi phục ở trẻ thường trong giai đoạn ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Phòng bệnh Covid-19
TS.BS Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết t.rẻ e.m nhiễm Covid-19 chỉ ở thể nhẹ nhưng một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch.
“Covid-19 thường gây ra các triệu chứng giống như các bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp thông thường do các căn nguyên khác nhau, nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng và t.ử v.ong, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu như: ho, sốt, khó thở, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn…, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời”, BS Phúc khuyến cáo.
Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong của bệnh, đó là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vaccine cho trẻ từ 12 t.uổi, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.
Loại rau người Trung Quốc gọi là rau trường thọ, “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc” hóa ra ở Việt Nam rất rẻ
Loại rau này còn chứa nhiều hoạt chất sinh học vô cùng quý giá, giúp loại bỏ và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bệnh ác tính và các căn bệnh làm ảnh hưởng đến t.uổi thọ của con người.
Nhắc đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe và góp phần kéo dài t.uổi thọ, hẳn ai cũng nghĩ đó phải là những thứ vô cùng đắt đỏ, khó kiếm. Nhưng bạn có biết, rau dền – loại rau có giá rất rẻ ở Việt Nam lại được người Trung Quốc ví là “rau trường thọ”. Theo tờ Aboluowang, rau dền cơm được người dân xứ Trung Hoa yêu thích vì “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”.
Rau dền có chứa nhiều công dụng đứng đầu bảng trong các loại rau, chúng giàu vitamin và khoáng chất nhất. Loại rau này còn chứa nhiều hoạt chất sinh học vô cùng quý giá, giúp loại bỏ và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bệnh ác tính và các căn bệnh làm ảnh hưởng đến t.uổi thọ của con người.
Rau dền – loại rau “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có công dụng chữa bỏng, mụn nhọt, bệnh đường hô hấp… Rau dền cơm được trồng nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp và một vài quốc gia châu Phi, nhiều nơi sử dụng loại rau này như một bài thuốc giúp nhuận tràng, trị táo bón…
5 lợi ích khi ăn rau dền mà thuốc quý cũng khó sánh kịp
1. Thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng
Rau dền tính lạnh, vì vậy rất phù hợp để sử dụng trong những ngày nóng bức, nó giúp giải nhiệt, đồng thời giải độc tốt cho cơ thể.
Hơn nữa, trong thành phần rau dền chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng tốc độ trao đổi chất, do đó giúp giải độc, nhuận tràng và ngăn ngừa bệnh táo bón.
2. Bổ m.áu
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, rau dền là một trong những loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi. Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu m.áu.
3. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Rau dền là loại rau chứa hàm lượng canxi cao nhất. Trong 100g lá rau dền chứa đến 267mg canxi, đáp ứng 50% canxi cho một người mỗi ngày. Cũng vì sự dồi dào của canxi mà rau dền được coi là siêu thực phẩm có thể tăng cường sức mạnh của xương và ngừa loãng xương.
4. Phòng chống bệnh ung thư
Dù chỉ là loại rau giá bình dân xong trong rau dền có chứa các đặc tính chống ung thư bao gồm các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine… Các chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ung thư.
5. Tốt cho bệnh tiểu đường
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn rau dền thường xuyên giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Đặc biệt, loại rau này còn giúp làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đén tình trạng tăng lượng đường trong m.áu như béo phì.
Lưu ý khi ăn rau dền để không hại sức khỏe
Vào mùa hè, rau dền luôn có sẵn và tươi ngon nhưng lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo trước khi ăn cần phải thận trọng, tránh một số sai lầm dưới đây:
Không nên ăn rau dền quá nhiều một lúc
Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ dày và thậm chí táo bón. Ngoài ra, khi ăn rau dền mọi người cũng nên ăn từ từ từng chút một bởi việc bổ sung đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hóa bình thường, thậm chí gây tiêu chảy.
Tránh ăn rau dền kết hợp cùng quả lê
Sự kết hợp cùng rau dền với quả lê có thể gây cảm giác nôn và buồn nôn. Ngoài rau dền, sau khi ăn thịt ngỗng chúng ta cũng không nên tráng miệng bằng quả lê vì hai món này khi kết hợp có thể gây sốt.
Không nên ăn rau dền kết hợp với thịt ba ba
Theo Đông y, việc ba ba và rau dền kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Đối tượng không nên ăn rau dền
– Người bị tiêu chảy: Rau dền là loại rau có tính mát, không phù hợp cho những người bị tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng…
– Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, bệnh sỏi thận: Bởi rau dền có chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều đến ức chế hấp thu canxi và kẽm và hình thành các sỏi oxalate vì vậy các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sỏi thận cần tránh ăn rau dền.
– Người có cơ thể tính hàn, phụ nữ đang mang thai: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người đi ngoài lỏng, tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.