Chạy bộ bao nhiêu km mỗi ngày để kéo dài t.uổi thọ?

Chạy bộ từ lâu đã được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả kéo dài t.uổi thọ.

Các nghiên cứu đã xác định được quãng đường chạy mỗi ngày để tối đa hóa lợi ích này.

Chạy có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp tăng lưu thông m.áu lên não, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ t.ử v.ong vì tim mạch, đột quỵ và ngăn ngừa nhiều bệnh khác, theo MSN.

chay bo bao nhieu km moi ngay de keo dai tuoi tho 073 6150353

Chạy bộ giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ t.ử v.ong vì tim mạch, đột quỵ và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác. Ảnh SHUTTERSTOCK

Vì những lợi ích này nên các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người hãy thường xuyên chạy bộ. Chưa tính đến chuyện chạy được bao nhiêu km nhưng cứ có chạy bộ là tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chạy bộ có thể giảm đến 27% nguy cơ c.hết sớm.

Trong nghiên cứu lớn từng được thực hiện về lợi ích chạy bộ, các nhà khoa học đã theo dõi và phân tích dữ liệu sức khỏe của 55.000 người, trong đó có 14.000 người thường xuyên chạy bộ. Sau 15 năm, những người chạy bộ có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim và các nguyên nhân khác thấp hơn 90% so với người không chạy, theo MSN.

Phân tích dữ liệu cũng cho thấy những lợi ích sức khỏe có được nhờ chạy bộ sẽ liên tục tăng từ khi bắt đầu đến ngưỡng chạy được 32 km/tuần, tức trung bình khoảng 4,5 km/ngày. Vượt quá ngưỡng này thì các lợi ích sức khỏe không còn gia tăng nữa. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.

Một câu hỏi đặt ra là liệu chạy quá ngưỡng 32 km/tuần, chẳng hạn như những vận động viên chạy marathon, có gây hại cho sức khỏe không. Các chuyên gia tin rằng chạy quá ngưỡng 32 km/giờ dù không tăng thêm lợi ích sức khỏe nhưng vẫn không gây hại.

Khi nghiên cứu trên những người chạy marathon, các nhà khoa học phát hiện sau khi kết thúc cuộc đua, trong m.áu vận động viên có xuất hiện chất troponin. Đây là một loại protein cảnh báo tim đang bị tổn thương. Tuy nhiên, những chất này đã không còn trong m.áu sau 1 đến 2 ngày. Do đó, chạy quá 32 km/tuần sẽ không gây tổn thương vĩnh viễn nào đến sức khỏe.

Vấn đề đáng lo ngạy nhất khi chạy quá nhiều là nguy cơ chấn thương. Thế nhưng, chỉ cần có chế độ tập luyện dinh dưỡng hợp lý cộng với nghỉ ngơi đầy đủ thì sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ này.

Uống bia có bù nước sau chạy?

Các nhà khoa học chứng minh bia có nồng độ cồn thấp (dưới 4%), sử dụng liều lượng phù hợp sẽ hiệu quả trong việc giúp vận động viên giải nhiệt, bù nước.

Nếu có một thức uống mà người chạy bộ yêu thích ít nhất, đó chắc chắn là bia. Sau một cuộc đua dài, trong thời tiết nóng nực, không có gì tốt hơn là một cốc nước lạnh để giải nhiệt toàn cơ thể. Và bia cũng là đồ uống được sử dụng nhiều ở các giải marathon tại Việt Nam.

uong bia co bu nuoc sau chay 4e8 5956007

Các vận động viên thưởng thức bia miến phí tại khu ẩm thực của VnExpress Marathon Huế 2020. Ảnh: Ngọc Thạnh

Mặc dù phổ biến nhưng chưa có nhiều nghiên cứu để đ.ánh giá tác động của các loại bia đối với sự phục hồi và hiệu suất tập luyện. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích 16 tác động của bia đối với một vận động viên chạy bộ và phát hiện ra rằng bia hoàn toàn có thể là một loại đồ uống phù hợp, miễn là sử dụng ở liều lượng vừa đủ.

Theo kết quả nghiên cứu, bia rất giàu polyphenol, có thể là một phương pháp hiệu quả trong ngăn ngừa n.hiễm t.rùng đường hô hấp, có thể xảy ra ở những người tập luyện nặng thường xuyên.

“Nếu cho điểm từ 1 đến 10 dựa trên khả năng bù nước của bia, chúng tôi có thể cho điểm 5 hoặc 6. Mặc dù nó có chứa carbohydrate và polyphenol giúp hỗ trợ phục hồi, nhưng bia cũng có cồn, điều này không quá tốt nếu lạm dụng ở số lượng nhiều”, các nhà nghiên cứu nói. Họ cũng cho rằng bia không cồn có thêm một chút muối sẽ là một lựa chọn khá tốt cho quá trình hydrat hóa sau khi chạy.

Bia có nồng độ cồn thấp (dưới 4%) được cho là có hiệu quả trong việc giúp các vận động viên bù nước sau khi tập luyện so với các loại bia có nồng độ cồn cao hơn. Nếu chọn uống một loại bia có nhiều hơn 4% cồn, các nhà nghiên cứu khuyên vận động viên nên kết hợp với một lựa chọn không cồn để tránh đi tiểu nhiều lần.

Dựa trên các nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng bia vừa phải như một thức uống sau khi tập thể dục dường như không ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc sức mạnh của những người chạy bộ trong thử nghiệm này.

“Nếu là người thỉnh thoảng thưởng thức bia sau khi chạy, hãy tiếp tục điều này. Chỉ cần nhớ rằng bia không thay thế nước, vì vậy hãy đảm bảo vẫn uống đủ nước trong quá trình thi đấu, luyện tập và kết thúc bằng một ly bia”, các nhà khoa học chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *