Cấp độ dịch bệnh tại 30 quận, huyện Hà Nội thế nào khi ca mắc tăng nhanh?

Theo thông báo của UBND TP Hà Nội, hiện trên địa bàn có 26 quận, huyện, thị xã có dịch ở cấp độ 2; riêng quận Hoàn Kiếm, huyện Ba Vì, Ứng Hòa và Đan Phượng ở cấp độ 1, là vùng xanh.

Ở quy mô cấp xã, phường, hiện Hà Nội có 477 địa phương có dịch ở cấp độ 1; 99 địa phương ở cấp độ 2 và 3 địa phương ở cấp độ 3. Như vậy, tình hình dịch bệnh ở địa bàn phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) đã “hạ nhiệt”, không còn ở cấp độ 4 (vùng đỏ).

cap do dich benh tai 30 quan huyen ha noi the nao khi ca mac tang nhanh f48 6166952

Hiện trên địa bàn Hà Nội có 26 quận, huyện, thị xã có dịch ở cấp độ 2, riêng quận Hoàn Kiếm, huyện Ba Vì, Ứng Hòa và Đan Phượng ở cấp độ 1 (Ảnh minh họa).

Về độ bao phủ vaccine tại Hà Nội, hiện tỷ lệ người từ 18 t.uổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 là 93,6%; tỷ lệ người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine là 72% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80% theo quy định).

Mới đây, tại phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trước thực tế tốc độ lây lan rộng, nhất là các ca trong cộng đồng không xác định được nguồn lây và dự báo ca bệnh Covid-19 sẽ tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới.

Vì vậy, Hà Nội đã giao Sở Y tế và các đơn vị xây dựng kịch bản khi có 100 nghìn ca bệnh và đề nghị cần phải chủ động chuẩn bị nghiêm túc cho tình huống này.

Phó Bí thư Hà Nội nhấn mạnh, thành phố đã thống nhất quan điểm, trừ 4 quận lõi không cách ly tập trung F1 tại nhà; các quận, huyện còn lại căn cứ vào hướng dẫn của Sở Y tế xây dựng phương án đối với F1, trước tiên là cách ly tập trung, phương án 2 là cách ly tại cơ sở lưu trú hoặc cách ly tại nhà.

Nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, thành phố sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Cụ thể, tại bệnh viện thành phố là cấp độ 1; bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn là cấp độ 3; cấp độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà. Thành phố cũng đã giao Sở Y tế nghiên cứu thí điểm điều trị F0 thể nhẹ tại nhà.

Ngày 20/11, Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc quyết định từ 22/11, học sinh khối 9 thuộc 17 huyện, thị xã trên địa bàn sẽ đi học trực tiếp trở lại. Những khối lớp khác vẫn học trực tuyến. Riêng huyện Ba Vì vẫn tiếp tục duy trì việc cho học sinh khối 9 đến trường từ ngày 8/11 vừa qua.

Về việc cho học sinh đến trường trở lại, Phó Bí Thư Nguyễn Văn Phong yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch lần lượt cho học sinh các khối lớp đi học trở lại, nghiên cứu sớm cho học sinh lớp 12 được đến trường trực tiếp, không chờ đợi tiêm vaccine xong mới đi học.

Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4 đến tối 20/11) là 7.508 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 2.752 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 4.756 ca.

Bị loét miệng kéo dài nhưng không đi khám vì sợ Covid-19, nam thanh niên ‘điếng người’ khi phát hiện ‘thủ phạm’ là ung thư

Theo PGS An, hầu hết loét miệng là lành tính nhưng khi loét miệng kéo dài kèm theo các biến đối như kích thước to lên, phần loét bì cứng lại thì khả năng ác tính rất lớn.

bi loet mieng keo dai nhung khong di kham vi so covid 19 nam thanh nien dieng nguoi khi phat hien thu pham la ung thu fb0 6051438

Anh Nguyễn Đ. Q. 31 t.uổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội có 1 vết loét ở vùng niêm mạc má. Tuy nhiên, anh Q. tưởng đó chỉ là nhiệt miệng. Vết loét không đau nhưng gây khó chịu, đặc biệt thi thoảng đá lưỡi vào vết loét thì có cảm giác đau hơn.

Vì 2 tháng giãn cách, sợ dịch bệnh, anh Q, không đi khám bệnh vì thấy không có dấu hiệu đau. Nhưng vết loét dần cứng lại. Ngay khi hết giãn cách, anh Q. đi kiểm tra tại bệnh viện. Anh điếng người khi kết quả sinh thiết niêm mạc vết loét có tế bào ung thư. Bác sĩ cho biết anh bị ung thư khoang miệng. T.iền sử anh Q. có hút thuốc.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, loét miệng hay nhiệt miệng là một căn bệnh rất dễ gặp. Thông thường loét miệng sẽ lành sau vài ngày đến vài tuần.

Tuy nhiên nếu loét miệng kéo dài từ 2 tuần cho đến hơn 1 tháng, đi kèm 4 dấu hiệu sau, thì hãy cẩn thận có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư khoang miệng.

bi loet mieng keo dai nhung khong di kham vi so covid 19 nam thanh nien dieng nguoi khi phat hien thu pham la ung thu 401 6051438

PGS An nội soi cho người bệnh.

Thứ nhất, vết loét miệng không lành, dần dần to lên.

Thông thường, vết loét miệng sẽ lành từ 1- 4 tuần. Tuy nhiên nếu là ung thư, vết loét sẽ không thể lành hay có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào trong hơn 1 tháng. Hơn thế nữa, vết loét sẽ ngày càng lan rộng ra và đau đớn hơn, kèm các mạch m.áu hằn rõ.

Thứ hai, vết loét không rõ vị trí, nằm ẩn dưới khoang miệng

Nếu ung thư miệng bắt đầu phát triển, bạn sẽ khó phân biệt được đâu là phần da thịt lành và phần bị loét, chưa kể có loại loét còn nằm sâu bên trong khoang miệng hoặc ẩn dưới da.

Thứ ba, cơn đau giảm dần, phần bị loét cứng lại

Khi ung thư miệng dần phát tán, cơn đau do loét miệng sẽ dần yếu đi và biến mất hoàn toàn, nhưng phần bị loét vẫn thấy rõ. Đồng thời, nếu bạn dùng tay sờ vào phần bị loét sẽ thấy nó rất cứng.

Thứ ba, đau không rõ nguyên nhân ở nhiều vùng khác

Ngoài các vết loét trên môi hay lưỡi, ung thư miệng còn có dấu hiệu dễ nhận biết khác chính là việc đau không rõ nguyên nhân ở má, răng… Nguy hiểm hơn, dù bạn có sử dụng thuốc giảm đau thì cũng không thể giảm cơn đau được.

PGS An chia sẻ đến nay nguyên nhân chính xác gây nên ung thư miệng vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, t.huốc l.á, rượu, vệ sinh răng miệng kém được xem là yếu tố thuận lợi cho bệnh lý này.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, hầu hết các trường hợp ung thư khoang miệngcó liên quan mật thiết đến t.huốc l.á. Hút t.huốc l.á dưới bất kỳ hình thức nào đều làm tăng nguy cơ bị bệnh, nhất là những người hút tẩu hoặc xì gà.

Rượu và t.huốc l.á có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc gây nên ung thư khoang miệng. Sự kết hợp giữa chúng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên gấp 15 lần.

Nhiều trường hợp bị thiếu -caroten hoặc vitamin A có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô trong khoang miệng.

Ngoài ra, những người có thói quen thường xuyên nhai trầu có nguy cơcao gấp 4 – 35 lần. Các thành phần của trầu như rễ cây, vôi, vỏ cau, lá trầu, thuốc lào… khi nhai sẽ tạo nên một dung dịch màu đỏ rất dễ đọng lại ở lợi hàm dưới. Thêm vào đó, quá trình nhai khiến cho trầu dễ dàng cọ xát với niêm mạc má, môi,… khiến cho niêm mạc miệng thường xuyên phải chịu các tác động hóa học và cơ học nên dễ bị bệnh ung thư khoang miệng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *