‘Thần dược’ trị da khô có sẵn trong tủ bếp

Không khí lạnh, khô có thể khiến da bạn bị ngứa, mẩn đỏ và kích ứng. Những gợi ý của bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn ngăn ngừa da khô.

Khi nhiệt độ không khí giảm xuống, mức độ ẩm cũng giảm, điều này làm giảm độ ẩm từ các tế bào da của bạn. Kết hợp với gió lạnh và nhiệt độ trong nhà, cả hai đều làm suy giảm hàng rào bảo vệ da, khiến da khó giữ nước hơn. Do đó, da của bạn trở nên khô ráp, loang lổ, bong tróc và ngứa ngáy. Và nếu bạn dễ bị chàm hoặc bệnh rosacea, mùa đông có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng đó.

Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng vì bạn có thể tìm thấy giải pháp ngay trong tủ bếp của mình. Thay vì chi nhiều t.iền cho các loại kem dưỡng ẩm và kem dưỡng da mặt hay da tay có sẵn trên thị trường, bạn có thể chăm sóc mình bằng những sản phẩm có trong tự nhiên. Dưới đây là một số biện pháp mà bác sĩ Rashmi Ravindra, chuyên gia tư vấn da liễu và thẩm mỹ, Bệnh viện Fortis, Bengaluru, Ấn Độ, gợi ý.

than duoc tri da kho co san trong tu bep 455 6167097

Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông khiến làn da gặp nhiều bất lợi.

Làm đẹp và mềm da khô bằng nghệ

Nghệ già loại tốt không chỉ thêm màu sắc và hương vị cho món cà ri yêu thích của bạn mà còn làm được nhiều điều hơn thế. Bác sĩ Ravindra nói: ‘Nghệ có chất curcumin là một hợp chất có chứa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nó giúp trung hòa các gốc tự do và điều này có thể giúp điều trị da khô’.

Cách thực hiện rất đơn giản, trộn mật ong (hoặc đường thốt nốt), sữa và nghệ rồi đắp hỗn hợp này lên mặt mỗi tuần một lần. Điều này cũng có lợi cho da trong việc giảm các vết sẹo mụn và không đều màu.

than duoc tri da kho co san trong tu bep 03a 6167097

Đường thốt nốt, nghệ… có thể làm mềm làn da khô.

Sử dụng sữa dưỡng thể tự nhiên

Tiếp xúc với thời tiết lạnh giá khiến da khô và loang lổ. Do đó, bạn cần một loại kem dưỡng ẩm toàn thân để chống lại tình trạng này. Bác sĩ Ravindra gợi ý: ‘Một loại kem dưỡng thể tự nhiên có thể có sự kết hợp của bơ hạt mỡ, dầu dừa, dầu hạnh nhân, gel lô hội và sáp ong. Hãy áp dụng nó ngay lập tức sau khi tắm và thường xuyên nếu bạn có làn da quá khô’.

Sử dụng dầu trước khi tắm buổi sáng

Da của bạn sản xuất dầu một cách tự nhiên, giúp bảo vệ da khỏi bị mất độ ẩm, nhưng các hoạt động hàng ngày và thời tiết sẽ lấy đi lượng dầu tự nhiên trên da của bạn. Sử dụng dầu có thể giúp khôi phục độ sáng bóng của da và hàng rào bảo vệ độ ẩm. Dầu dừa, ô liu hoặc dầu thầu dầu có thể là những biện pháp tự nhiên tốt cho da khô, miễn là bạn không sở hữu làn da dễ bị mụn.

than duoc tri da kho co san trong tu bep afb 6167097

Kem dưỡng thể mang lại sự mềm mại cho làn da.

Thực phẩm nào tốt cho làn da mùa đông ?

Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng có thể giúp bảo vệ làn da trong những tháng mùa đông. Bác sĩ Ravindra gợi ý những thực phẩm nên bổ sung và tránh xa trong mùa đông này.

Thực phẩm cần bổ sung vào mùa đông:Trái cây theo mùa, rau lá xanh, quả mọng và quả thốt nốt.

Thực phẩm nên tránh trong mùa đông: Nước trái cây đóng gói và nước ngọt. Bên cạnh đó, bạn nên giảm hấp thụ các sản phẩm từ sữa và bánh ngọt.

Uống nước ấm có lợi cho nhan sắc

Tiến sĩ Ravindra cho biết: ‘Uống nước nóng hoặc ấm giúp cải thiện lưu thông m.áu, nuôi dưỡng làn da mịn màng và rạng rỡ, trẻ hóa tóc, cải thiện kết cấu và tăng tốc độ phát triển của tóc’.

than duoc tri da kho co san trong tu bep e9a 6167097

Uống nước ấm cũng có thể giúp cải thiện làn da.

Tăng độ ẩm cho da vào mùa đông

Bạn nên sử dụng dầu xoa bóp da ít nhất 10 đến 30 phút trước khi tắm với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Kem dưỡng ẩm cũng nên được bôi ngay sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Mỗi ngày, bạn nên uống 6 đến 8 ly nước ấm. Ngoài ra, bổ sung trái cây và rau quả tươi theo mùa sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và có một giấc ngủ ngon.

Stress làm bùng phát vảy nến

Anh Minh, 42 t.uổi, sau một thời gian căng thẳng vì mất việc do ảnh hưởng của đại dịch, da xuất hiện nhiều mảng đỏ, sần sùi trên tay, chân, thân người.

Da đầu anh ngứa ngáy, khó chịu, có những lớp vảy trắng, bong tróc. Năm trước, tình trạng này đã xuất hiện nhưng nhẹ, bác sĩ ở bệnh viện gần nhà kết luận bị gàu, viêm da đầu. Trong những tháng TP HCM giãn cách, anh là lao động chính lại đột ngột mất việc nên thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ, khiến da xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Cũng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, tình trạng vảy nến chị Thanh (22 t.uổi, ngụ T.iền Giang) bùng phát nặng nề. Chị Thanh phát hiện vảy nến vài năm nay, điều trị đã ổn. Trong thời gian dịch bệnh, chị rất lo sợ bị nhiễm nCoV, thường xuyên sát khuẩn tay, chân bằng cồn. Một thời gian sau, da tay, chân bong tróc, vảy nến bùng lên.

stress lam bung phat vay nen 801 6124269

Vảy nến bùng phát ở nữ bệnh nhân 22 t.uổi đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM. Ảnh: Lan Anh.

Bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết sau giãn cách xã hội, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám vì khởi phát vảy nến hoặc bệnh bùng phát nặng hơn. Nhiều bệnh nhân chia sẻ do không được đi ra ngoài, bị mất việc làm, mất thu nhập, gia đình có người thân mất vì Covid-19… khiến tâm lý không ổn định.

Theo bác sĩ Nhi, nỗi lo lắng, sợ hãi liên quan dịch bệnh khiến nhiều người bị stress, từ đó làm khởi phát vảy nến hoặc làm bệnh bùng phát. Ngoài ra, giãn cách xã hội cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhiều người không đi khám được, phải ngưng điều trị. Việc sử dụng chất tẩy rửa, sát khuẩn nhiều khiến da bị khô cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Để phòng ngừa bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ Uyển Nhi khuyến cáo bệnh nhân nên tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Trường hợp không thể đến khám bệnh, nên nhờ hỗ trợ tư vấn của bác sĩ bằng các hình thức trực tuyến để có những lời khuyên đúng.

Lựa chọn xà phòng dành cho da nhạy cảm, không có chất tẩy rửa mạnh nhằm giúp kiểm soát, không làm bùng phát vảy nến cũng như lây lan Covid-19. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da. Nghỉ ngơi thoải mái, tránh stress bằng cách tạm dừng đọc, xem tin tức về dịch bệnh. Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như đi bộ, tập thở sâu, ngồi thiền. Cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh lạm dụng chất chứa cồn, t.huốc l.á hoặc các chất khác.

Vảy nến là bệnh viêm da lành tính, không lây, hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị sớm, đúng cách, bệnh nhân vẫn có cuộc sống sinh hoạt gần như người bình thường. Một số yếu tố khởi phát bệnh là stress, viêm họng, sử dụng thuốc chứa lithium, thuốc kháng sốt rét, khí hậu khô, lạnh, một vết cắt, trầy xước, bỏng nặng…

Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát, giúp kiểm soát và duy trì ổn định, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *