Xin hỏi bác sĩ, người từng bị đột quỵ thì cách xử trí khác biệt không so với người có triệu chứng lần đầu, làm thế nào để tránh tái phát? (Huỳnh Toàn, 43 t.uổi, TP HCM).
Trả lời:
Chào bạn, tôi sẽ trả lời hai ý như sau. Khi xảy ra đột quỵ cần cấp cứu thì không phân biệt người đó từng bị đột quỵ trước hay chưa, tất cả đều cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Thông tin về t.iền sử bị đột quỵ do người nhà cung cấp và kết quả chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ não sẽ được bác sĩ sử dụng để quyết định các biện pháp điều trị, nhưng chỉ một số trường hợp ảnh hưởng đến quyết định điều trị thôi. Ví dụ như người có t.iền sử xuất huyết não hoặc nhồi m.áu não trong vòng một tháng trước có thể không phù hợp để chích thuốc tiêu huyết khối mà chỉ can thiệp nội mạch tái thông.
Để phòng tránh tái phát, người bệnh cần tầm soát điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim…, giữ lối sống lành mạnh. Ngoài ra, người đã từng bị đột quỵ cần phải uống các thuốc phòng ngừa được bác sĩ kê toa tùy theo căn nguyên đột quỵ của mình, tuân thủ chỉ định và tái khám thường xuyên lâu dài.
Ví dụ, người bị xơ vữa động mạch cần uống thuốc chống tiểu cầu aspirin, clopidogrel, hoặc cilostazol, kèm theo là thuốc mỡ m.áu. Người có bệnh tim – rung nhĩ cần uống thuốc chống đông m.áu hoặc các thuốc kháng đông thế hệ mới như dabigatran, rivaroxaban, hoặc apixaban.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng
Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Cần Thơ: Cứu bệnh nhi 11 t.uổi vỡ túi phình mạch m.áu não
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa can thiệp nội mạch cứu sống bệnh nhân 11 t.uổi vỡ túi phình mạch m.áu não.
Hiện tại bé tỉnh táo, hết nhức đầu.
Ngày 28/7, Bs.CK2 Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, ngày 17/7, bệnh nhi 11 t.uổi tên B, quê Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng xuất huyết nội sọ vùng thái dương trái, không yếu liệt chi.
Theo lời của người nhà thì 2 ngày trước bé than nhức đầu, nôn ngày càng tăng, gia đình đưa bé đi khám tại y tế địa phương khám, được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nghi ngờ bé bị vỡ dị dạng mạch m.áu não nên chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương điều trị.
Sau khi nhập viện, bệnh nhi được chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não ghi nhận: xuất huyết não vùng thái dương trái giai đoạn bán cấp nghi do dị dạng động tĩnh mạch. Bệnh nhân có tình trạng huyết áp tăng và sốt.
Các bác sĩ đã quyết định chụp mạch m.áu não bằng kỹ thuật DSA (chụp mạch m.áu kỹ thuật số xóa nền) để chẩn đoán xác định. Kết quả chụp cho thấy tình trạng xuất huyết não ở bé là do túi phình mạch m.áu não vỡ.
Ngày 26/7, bệnh nhân được chỉ định nút phình mạch m.áu não số xóa nền DSA.
Cụ thể, bác sĩ sử dụng một ống thông nhỏ, luồn từ động mạch đùi của bé, đưa ống thông lên đến tận các mạch m.áu não nơi có túi phình, và thả vào túi phình này một kết cấu đặc biệt gọi là coil nhằm bít túi phình và nút kín chỗ c.hảy m.áu. Thời gian can thiệp 45 phút.
Hiện bé đã ổn định, hết nhức đầu, ăn uống lại tốt.
TS.Bs Hà Tấn Đức Trưởng khoa đột quị bệnh viện cho biết, đây là ca đầu tiên bệnh viện áp dụng kỹ thuật can thiệp này ở t.rẻ e.m.
Bác sĩ Đức cũng thông tin thêm, túi phình mạch m.áu não là 1 dạng bất thường của mạch m.áu, do thành mạch m.áu có một điểm yếu, lâu dần giãn lớn thành túi phình. Tần suất có túi phình mạch m.áu não trong cộng đồng khoảng 3% dân số, và tỷ lệ các túi phình mạch m.áu não bị vỡ khoảng 0,3%/năm.
Đối với túi phình nhỏ dưới 5 mm đường kính, thường không có triệu chứng. Một số túi phình lớn có thể gây nên triệu chứng nhìn mờ hoặc nhìn đôi, đau trên hoặc xung quanh mắt, tê bì hoặc yếu một bên vùng mặt, nói khó, đau đầu kinh niên, mất thăng bằng. Trong trường hợp túi phình vỡ, bệnh nhân đột ngột bị đau đầu dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trường hợp nặng có thể hôn mê.
Bác sĩ Đức khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng, thân nhân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.