Vaccine mới t.iêu d.iệt HIV ở khỉ, mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch AIDS

Một loại vaccine mới đã t.iêu d.iệt thành công virus HIV ở khỉ và sẽ được thử nghiệm ở người trong vòng 5 năm tới, đem lại hy vọng cho gần 40 triệu bệnh nhân AIDS về một cái kết cho đại dịch dai dẳng này.

vaccine moi tieu diet hiv o khi mo ra hy vong cham dut dai dich aids d2d 6152077
Vaccine HIV thử nghiệm. Ảnh: IE

Tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) cho biết một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã phát triển loại vaccine có thể t.iêu d.iệt virus gây suy giảm hệ miễn dịch người (HIV) trong một thử nghiệm ban đầu ở loài khỉ. Tiến bộ này dấy lên hy vọng cho hơn 37,7 triệu người đang sống chung với HIV về một cái kết cho đại dịch AIDS, đại dịch đã đeo đẳng nhân loại nhiều thập kỷ qua.

Sau thành công ban đầu nói trên, các nhà khoa học có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine này trên người trong vòng 5 năm tới.

May mắn là, AIDS không còn là một căn bệnh gây t.ử v.ong nếu bệnh nhân duy trì điều trị thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các loại thuốc hiện tại không t.iêu d.iệt được HIV. Thay vào đó, người nhiễm HIV sẽ phải sử dụng kết hợp các loại thuốc nhằm giảm tải lượng virus trong cơ thể xuống mức không thể phát hiện được.

Mặc dù việc giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện có nghĩa là virus không còn có thể tấn công, các loại thuốc điều trị kháng virus hiệu quả nhất hiện tại vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn HIV. Việc sử dụng lâu dài các phương pháp điều trị như vậy không chỉ tốn kém, mà còn có thể dẫn đến các tác dụng phụ, cũng như làm phát triển một loại virus kháng thuốc.

Tuy nhiên, điều đó có thể bắt đầu thay đổi. Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã tạo ra loại vaccine mới bằng cách sử dụng một loại vi khuẩn giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, sau đó ghép loại vi khuẩn này với virus gây AIDS đã được làm suy yếu.

Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện Quốc gia Mỹ, sau khi sử dụng vaccine nói trên, 7 con khỉ ăn cua (khỉ đuôi dài) tham gia thử nghiệm bị nhiễm simia-HIV (virus HIV ở vật chủ là khỉ) đã cho kết quả xét nghiệm không phát hiện ra virus. Ngay cả sau khi được tiêm một loại virus HIV mạnh hơn có thể gây c.hết người, virus này đã biến mất không dấu vết ở 6 trong số 7 con khỉ thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng tạo ra một loại vaccine HIV cho những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc.

vaccine moi tieu diet hiv o khi mo ra hy vong cham dut dai dich aids 36d 6152077
Hình ảnh một tế bào T bị virus HIV tấn công. Ảnh: NIAID

Và đây không phải là nỗ lực đáng chú ý duy nhất để phát triển vaccine HIV. Công ty dược phẩm Mỹ Moderna gần đây đã bắt đầu thử nghiệm trên người với vaccine HIV công nghệ mRNA, cùng công nghệ với loại vaccine COVID-19 đang được sử dụng rộng rãi của công ty.

Các thử nghiệm này có sự tham gia của 56 người lớn trong độ t.uổi từ 18 đến 50 không nhiễm HIV, nhằm kiểm tra độ an toàn, đáp ứng miễn dịch và kháng thể.

Mặc dù một số người nói rằng công nghệ mRNA thay đổi cuộc chơi” có thể không hoạt động hiệu quả với HIV vì nó đột biến nhanh hơn nhiều và né tránh hệ miễn dịch của cơ thể, nhưng thời gian sẽ cho thấy liệu thử nghiệm trên có thành công hay không.

Phát triển vaccine HIV đến nay vẫn là một thách thức lớn với nhân loại. Hồi tháng 8 vừa qua, công ty Johnson & Johnson của Mỹ cho biết vaccine HIV sử dụng công nghệ cơ bản tương tự như vaccine COVID-19 của công ty đã không thể ngăn ngừa lây nhiễm.

Nghiên cứu có tên Imbokodo đã được Johnson & Johnson tiến hành trên 2.600 phụ nữ ở miền nam châu Phi có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. J&J và các đối tác, bao gồm Viện Y tế Quốc gia và Quỹ Bill & Melinda Gates, khởi động nghiên cứu vào năm 2017 và thông báo rằng tất cả những người tham gia đã được tiêm vaccine hoặc giả dược vào năm 2020. Mục tiêu của vaccine này không phải là ngăn ngừa hoàn toàn sự lây nhiễm mà là giảm một nửa nguy cơ nhiễm virus HIV.

Paul Stoffels, Giám đốc khoa học của J&J và là nhà nghiên cứu về HIV, cho biết: “Nếu vaccine có hiệu quả 50% thì nó có thể hạn chế tương lai của đại dịch HIV”. Ông Stoffels nói thêm rằng hiệu quả thực tế được thấy trong thử nghiệm là 25,2%, có nghĩa là những người được chủng ngừa có tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhiều so với nhóm dùng giả dược 24 tháng sau liều đầu tiên. Nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê, cho thấy có thể kết quả là do ngẫu nhiên.

Người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc và t.ử v.ong do COVID-19

Giống như một số tình trạng sức khỏe nhất định bao gồm ung thư, tiểu đường và huyết áp cao, nghiên cứu mới cho thấy HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc và t.ử v.ong do COVID-19.

nguoi nhiem hiv tang nguy co mac va tu vong do covid 19 e55 5766891

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Penn State đã đ.ánh giá dữ liệu từ 22 nghiên cứu trước đó của 21 triệu người tham gia ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Châu Á; phát hiện ra rằng, những người sống chung với HIV có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn 24% và nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến COVID-19 cao hơn 78% so với những người không có HIV.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 38 triệu người trên thế giới sống chung với HIV/AIDS. Một số tình trạng sẵn có như: Huyết áp cao, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh thận mãn tính… cũng thường gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS. Điều này có thể góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của các trường hợp mắc COVID-19.

Phát hiện này hỗ trợ thêm hướng dẫn hiện tại của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, nên ưu tiên những người nhiễm HIV được tiêm vắc-xin COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *