Dù đã tiêm đến 4 mũi vắc xin Covid-19 nhưng một người đàn ông ở Mỹ vẫn không có kháng thể trong m.áu.
Do không có kháng thể nên anh phải ở suốt trong nhà và không tiếp xúc với ai ngoài vợ mình.
Andrew Linder, 34 t.uổi, sống với vợ là cô Emily ở thành phố Akron, bang Ohio (Mỹ). Vào năm 2019, anh Andrew được vợ mình hiến một quả thận, theo Business Insider.
Dù đã tiêm 4 mũi vắc xin nhưng một người đàn ông ở Mỹ vẫn không có kháng thể chống Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kể từ đó, để ngăn cơ thể đào thải thận ghép, anh Linder phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Thuốc cũng khiến hệ miễn dịch của anh bị suy yếu.
Trong một lần xét nghiệm kháng thể Covid-19, anh Linder được biết mình âm tính dù đã tiêm đến 4 mũi vắc xin. Xét nghiệm kháng thể âm tính có nghĩa là cơ thể anh không hề có kháng thể chống Covid-19 dù đã tiêm vắc xin.
“Tôi không có một chút kháng thể nào cả. Điều này thật sốc, nó khiến tôi cảm thấy lo sợ”, anh Linder nói.
Truyền thông địa phương không tiết lộ là anh Linder đã kiểm tra kháng thể trong m.áu mình bằng phương pháp nào. Thông thường, muốn đ.ánh giá mức độ kháng thể của một người sẽ phải xét nghiệm kháng thể. Thế nhưng, đây không phải là thước đo chính xác tuyệt đối về khả năng miễn dịch.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng khuyến cáo là không dựa vào xét nghiệm kháng thể để đ.ánh giá khả năng miễn dịch. Nguyên nhân là vì cơ chế chống virus của cơ thể rất phức tạp. Kiểm tra kháng thể không phát hiện kháng thể trong m.áu cũng không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả.
Hiện tại, các nhà khoa học khẳng định vắc xin vẫn là biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong vì Covid-19. Điều này vẫn đúng ngay cả với những người bị suy giảm miễn dịch.
Nghiên cứu vừa được công bố của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho thấy tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna làm giảm 77% nguy cơ nhập viện ở người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ này thấp hơn một chút so với mức 90% ở người bình thường.
Vào tháng 10.2021, CDC Mỹ khuyến cáo những người có hệ miễn dịch yếu có thể được tiêm tối đa 4 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna, theo Business Insider.
Mũi 3 vắc xin COVID-19 nào phù hợp với 2 mũi đầu?
Theo “quy luật” chung của vắc xin phòng bệnh, cụ thể là vắc xin COVID-19, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản cần tiêm mũi 3 để củng cố kháng thể chống COVID-19 vì hiệu quả vắc xin có thể giảm dần theo thời gian.
TP.HCM đã tính đến tiêm mũi 3 tăng cường kháng thể – Ảnh: D.PHAN
Sở Y tế TP.HCM vừa cho biết đang đề xuất UBND TP tiêm vắc xin mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người có nguy cơ cao vào hai tháng cuối năm 2021. Sang năm 2022, dự kiến tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người đủ thời gian theo quy định của Bộ Y tế.
Bao giờ tiêm lại cho người dân?
Từ ngày 8-3-2021, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là những nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP, đến nay đã có khoảng 75.400 người là lực lượng chống dịch và nhân viên y tế của TP và lực lượng được huy động trên cả nước được tiêm đủ vắc xin (riêng TP.HCM có 55.000 nhân viên y tế tham gia chống dịch đợt 4).
Còn đối với người cao t.uổi, mắc bệnh nền… đã bắt đầu tiêm vắc xin mũi 1 vào những ngày cuối tháng 7. Như vậy, tính đến nay, thời gian bắt đầu tiêm mũi 1 cho những người đầu tiên của lực lượng tuyến đầu đã khoảng 8 tháng; còn với người cao t.uổi mắc bệnh nền khoảng 3 tháng.
Phó GS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho hay miễn dịch chống lại COVID-19 bao gồm kháng thể và tế bào T và B có trí nhớ miễn dịch.
Theo đó, kháng thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chúng ta không bị mắc COVID-19 có triệu chứng, còn các tế bào T và B miễn dịch có vai trò bảo vệ không bị COVID-19 nặng hoặc t.ử v.ong.
Dựa trên số liệu về kháng thể ở người đã được tiêm vắc xin, tiến sĩ Raven Davenport – điều phối viên chương trình, trưởng khoa Kinh doanh quản lý, Đại học Cộng đồng Houston, Hoa Kỳ – ước tính kháng thể chống COVID-19 sẽ giảm đi phân nửa sau 108 ngày (khoảng 15 tuần). Vì vậy giả sử hiệu lực vắc xin chống lại mắc COVID-19 có triệu chứng ở thời điểm ban đầu là 90% thì hiệu lực này sẽ chỉ còn 70% sau 6 tháng.
Việc chọn lựa vắc xin để tiêm chéo có thể không phải là vấn đề lớn. Ngoài ra do việc nghiên cứu về tiêm chéo cũng đơn giản, chỉ cần đ.ánh giá tính an toàn và thay đổi nồng độ kháng thể nên có thể vừa triển khai tiêm mũi tiêm tăng cường vừa đ.ánh giá.
PGS ĐỖ VĂN DŨNG
Tiêm mũi 3 là cần thiết
Theo ông Dũng, việc suy giảm miễn dịch chống lại người nhiễm COVID-19 có triệu chứng (dù không tăng nguy cơ bệnh nặng hay t.ử v.ong) sẽ làm tăng nguy cơ truyền nhiễm COVID-19 trong các cơ sở y tế và cộng đồng. Vì vậy việc tiêm vắc xin mũi 3 cho những người này là cần thiết.
Ngoài ra, ở người cao t.uổi, người mắc bệnh nền hoặc sử dụng vắc xin có hiệu lực thấp thì do khả năng duy trì miễn dịch có thể kém hơn nên hiệu lực vắc xin phòng diễn tiến nặng khi mắc COVID-19 cũng giảm theo thời gian.
Ông Dũng dẫn nghiên cứu trên người cao t.uổi ở Israel trong vụ dịch vào tháng 7-2021 cho thấy người được tiêm vắc xin vào tháng 1 có nguy cơ bị bệnh nặng gấp đôi so với người được tiêm gần đây. Điều này cho thấy việc tiêm mũi 3 ở người cao t.uổi sau 4 đến 6 tháng là cần thiết.
Tuy nhiên, ông Dũng lưu ý việc tiêm mũi tăng cường cũng nên quan tâm đến tính “sẵn có”.
“Nếu ở nhiều địa phương còn nhiều người cao t.uổi chưa được tiêm mũi 2 thì nên ưu tiên phân bổ vắc xin cho những người này trước khi tiến hành tiêm mũi 3 cho người cao t.uổi tại TP.HCM”, ông Dũng nói.
Trong Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế TP.HCM trong đợt dịch vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu – phó giám đốc Sở Y tế TP – nhấn mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.
“Phải đảm bảo độ bao phủ vắc xin từng người dân trong từng độ t.uổi theo quy định, không chỉ dựa vào số liệu thống kê. Ưu tiên tiêm vắc xin cho người có nguy cơ cao như thai phụ, người trên 50 t.uổi, béo phì và lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch” – tiến sĩ Vĩnh Châu cho biết.
Loại vắc xin mũi 3 nào phù hợp với 2 mũi trước?
Trước thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin mũi 3 có cần căn cứ vào loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước đó, ông Dũng cho hay theo lý luận khoa học, loại mũi tiêm tăng cường nào là phù hợp thì phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm.
Cụ thể:
Các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin cơ bản (mũi 1 và mũi 2) đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca.
Số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.
Nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).
Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao t.uổi. Vì vậy nếu liều cơ bản là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.