Viêm phế quản là bệnh hay gặp, được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính, thuộc phạm vi khái thấu, đàm ẩm trong y học cổ truyền.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản
Y học cổ truyền quan niệm viêm phế quản thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.
1.1 Do phong hàn:
Gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.
– Biểu hiện: Người bệnh ho có đờm, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khàn tiếng, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
– Phương pháp điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).
– Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Tía tô 12g, lá hẹ 10g, trần bì 6g, kinh giới 10g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hạnh nhân 10g, tô diệp 10g, t.iền hồ 10g, bán hạ chế 6g, chỉ xác 6g, gừng 3 lát, trần bì 4g, phục linh 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, đại táo 4 quả. Tất cả tán bộ uống ngày 15 – 20g chia làm 2 lần.
Bài 3: Hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, t.iền hồ 12g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm phế quản thường gặp do phong hàn, phong nhiệt, khí táo gây ra
1. 2 Do phong nhiệt:
Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
– Biểu hiện: Người bệnh ho nhiều đờm, họng khô, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
– Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).
– Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, rễ cây dâu 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, t.iền hồ 8g, chi tử 8g, bối mẫu 4g, sa sâm 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, t.iền hồ 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
1. 3. Do khí táo
Gặp ở viêm phế quản cấp khi giao mùa thu đông trời hanh.
– Biểu hiện: Người bệnh ho khan, ngứa họng, miệng khô, nhức đầu, mạch phù sác.
– Phương pháp điều trị: Thanh phế nhuận táo, chỉ khái.
– Dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thanh cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 16g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 8g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
2. Viêm phế quản mạn tính
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính được điều trị như viêm phế quản cấp tính. Nếu không có đợt cấp tính viêm phế quản mạn tính chia làm 2 thể:
2.1 Thể đàm thấp
– Biểu hiện: Người bệnh ho có đờm, hay tái phát, trời lạnh ho nhiều hơn, bụng đầy tức, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoạt.
Lưu ý đặc biệt khi chữa viêm phế quản
– Phương pháp điều trị: Táo thấp hóa đàm, chỉ khái.
– Dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Vỏ quýt sao 10g, vỏ vối sao 10g, hạt cải trắng 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo dây 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nam tinh chế 20g, bán hạ chế 20g, bồ kết chế 20g, phèn chua phi 20g, hạnh nhân 4g, ba đậu chế 4g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10g, chia 2 lần.
Bài 3: Trần bì 10g, bán hạ chế 8g, phục linh 10g, cam thảo 10g, hạnh nhân 12g, thương truật 8g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.2 Thể hàn ẩm
Hay gặp ở người viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao t.uổi, người giảm chức năng hô hấp, tâm phế mạn.
– Biểu hiện: Ho nhiều đờm, hay tái phát, thở suyễn, trời lạnh sau khi vận động triệu chứng ho càng nặng hơn, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.
– Phương pháp điều trị: Ôn phế hóa đàm.
– Dùng bài thuốc: Ma hoàng 6g, quế chi 6g, can khương 4g, tế tân 4g, ngũ vị tử 6g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, bạch thược 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tử uyển, trong bài thuốc trị viêm phế quản thể phong hàn
Với quan điểm ” Dược thực đồng nguyên” và “Chỉnh thể thi trị”, bên cạnh việc dùng thuốc, y học cổ truyền cho rằng cần lưu tâm đến vấn để thực dưỡng trong phòng và chữa bệnh.
3. M ón ăn b ài thuốc phòng chống bệnh viêm quế quản
Bài 1:Nhân sâm 15g, vịt 1 con, rượu vang 2 thìa, gia vị vừa đủ. Vịt làm sạch ướp rượu và gia vị, nhân sâm thái vụn cho vào trong bụng vịt. Tất cả đem hầm nhừ, chia ăn trong vài ngày.
Công dụng: Nhân sâm bổ phế khí, thịt vịt ích phế âm. Hai thứ phối hợp có công năng kiện tỳ ích phế, bổ huyết cường tim nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bài 2: Phổi lợn 1 cái, tang bạch bì 30g, hạnh nhân 30g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn làm sạch thái miếng, đem hầm nhừ cùng với tang bạch bì và hạnh nhân, gia thêm gia vị. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, lợi thủy, chỉ khái, bình suyễn. Dùng cho người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển có sốt, họ nhiều, khạc đờm có mủ.
Bài 3:Tang diệp (lá dâu) 10g, hạnh nhân 10g, sa sâm 5g, bối mẫu 3g, vỏ quả lê 15g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, pha thêm 10g đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Công dụng Thanh phế, bổ phế, chỉ ho, trừ đàm. Dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển.
Viêm phế quản, dùng thuốc nào, cần lưu ý gì?
Chăm sóc người bệnh viêm phế quản, đừng bỏ qua các loại nước thảo dược rất dễ làm
Bệnh viêm phế quản mùa lạnh: Ai dễ mắc, phòng và điều trị thế nào?
Bài 4: Hạnh nhân 100g, tử uyển 100g, ma hoàng sao 30g, tô tử 60g, mật ong 500g, đường đỏ 300g. Sắc kỹ hạnh nhân, tử uyển, ma hoàng và tô tử 2 lần, mỗi lần lấy nửa bát dịch chiết rồi hòa với mật ong và đường đỏ, đem hấp cách thủy trong hai giờ, để nguội đựng trong lọ thủy tinh kín dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1 thìa hòa với nước ấm để uống.
Công dụng: Ôn phế, trừ đàm, giúp dễ chịu lồng ngực, dùng liên tục trong mùa đông có tác dụng dự phòng các đợt tái phát của viêm phế quản mãn tính rất tốt.
Bài 5: Bạch quả 100g, hạnh nhân 100g, hồ đào nhân 200g, lạc 200g. Tất cả tán vụn, mỗi sáng dùng 20g đun sôi với 180ml nước, đ.ập một quả trứng gà, gia thêm một ít đường phèn rồi uống.
Công dụng: Phù chính cố bản, bổ phế thận, chỉ khái, bình suyễn. Dùng thích hợp cho những người bị viêm phế quản mãn tính thể phế thận đều hư biểu hiện bằng các triệu chứng ho kéo dài, khó thở, ngại nói, ngại vận động, lưng đau, gối mỏi, tay chân lạnh, dễ bị cảm mạo.
Bài 6: Gà mái 1 con chừng 1,2 kg, hoàng kỳ sao mật 50g, phòng phong 10g, phụ tử chế 10g, ma hoàng sao mật 10g. Gà làm sạch, các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi nhét vào bụng gà. Tất cả đem hấp cách thủy trong 4 giờ, sau đó bỏ bã thuốc, chia ăn trong 3- 4 ngày.
Công dụng: Bổ thận ích phế, nâng cao sức đề kháng và năng lực chống rét, dự phòng tích cực các đợt tái phát của bệnh VPQMT. Mỗi tháng nên làm từ 1- 2 lần.
Chú ý: Bài thuốc này cần có sự hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc chuyên khoa vì phụ tử là vị thuốc có độc nếu bào chế không đúng cách và dùng đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm.
Bài 7: Đông trùng hạ thảo 15g, nhau thai nửa cái. Nhau thai làm sạch, thái miếng rồi đem hấp cách thủy cùng đông trùng hạ thảo, gia thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích phế tư thận, dùng thích hợp cho người bị VPQMT trong giai đoạn ổn định.
Những món ăn, bài thuốc nêu trên, nhìn chung đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và dễ dùng. Vấn đề cốt yếu là phải lựa chọn cho đúng thể bệnh và kiên trì sử dụng.
5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh
Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản… là một số bệnh t.rẻ e.m dễ mắc khi chuyển mùa lạnh.
Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Hầu hết cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. T.rẻ e.m thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Để phòng tránh, bố mẹ cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ; thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)/Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở t.rẻ e.m dưới 12 tháng t.uổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.
Virus hợp bào hô hấp là loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước. Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ cải thiện. Hầu hết t.rẻ e.m được điều trị tốt ở nhà, một số trẻ phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhi có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.
Cảm cúm
Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Có một số loại thuốc chống virus có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích. Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với t.rẻ e.m có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa. Nó thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. T.rẻ e.m nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ.
Dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Trẻ ho to, tiếng ho khan, âm sắc cao. Trẻ cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở – các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản. Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà. Đối với trẻ viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.
Viêm phổi
Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như trẻ ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ. Nếu trẻ bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi, cần khám để đ.ánh giá.
Bất cứ khi nào thấy trẻ bị khó thở, nên tìm kiếm đ.ánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số t.rẻ e.m với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng
Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108