Sau 5 giờ di chuyển, xe cứu thương đã đưa cô gái béo phì nhiễm Covid-19 nặng nhất Sóc Trăng về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM trong đêm để tiếp tục điều trị.
Tối 9/11, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, nơi đây đang điều trị tích cực cho L.T.C. (23 t.uổi), người được xem là bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nhất tỉnh Sóc Trăng, tại thời điểm hiện nay, sau một ngày tiếp nhận.
Trước đó, trải qua hơn 5 giờ di chuyển, xe cứu thương đã chuyển nữ bệnh nhân từ Sóc Trăng an toàn về đến TPHCM và nhập thẳng vào khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực – Chống độc Người lớn vào đêm 8/11.
Tại khoa, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, đ.ánh giá lại tình trạng của bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trước đó, bệnh nhân C. được đưa vào BV điều trị Covid-19 ở địa phương trong tình trạng tỉnh táo, nhiễm Covid-19 trên cơ địa béo phì, chưa tiêm vaccine Covid-19. Chỉ ít ngày sau, bệnh nhân diễn tiến nặng dần, suy hô hấp tiến triển. Bệnh nhân được tiến hành đặt nội khí quản, can thiệp ECMO từ ngày 22/10. Đây cũng là ca duy nhất đang điều trị ECMO tại BV điều trị Covid-19 Sóc Trăng.
Các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM được tăng cường hỗ trợ đã phối hợp cùng đội ngũ y tế Sóc Trăng nỗ lực hết mình điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với trang thiết bị còn hạn chế, lãnh đạo 2 BV sau khi hội chẩn đã thống nhất đưa bệnh nhân lên tuyến trên điều trị.
Bệnh nhân được theo dõi sát tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình chuyển viện.
Nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng nhất Sóc Trăng được chuyển về TPHCM điều trị (Ảnh: BVCC).
Tại BV Bệnh Nhiệt đới, kết quả đ.ánh giá ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm Covid 19 nguy kịch, viêm phổi nặng – ARDS, n.hiễm t.rùng huyết, tổn thương thận cấp.
Bệnh nhân đã được các bác sĩ làm thủ thuật truyền dịch tĩnh mạch, tiến hành lọc m.áu cấp cứu cho bệnh nhân, tiếp tục can thiệp ECMO, điều trị n.hiễm t.rùng, tăng cường dinh dưỡng và vật lý trị liệu. Hiện tại bệnh nhân vẫn đang thở máy qua nội khí quản, sinh hiệu tạm ổn, màng ECMO có huyết khối.
Phía BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM nhận định, việc tiếp nhận điều trị bệnh nhân C. sẽ giúp giảm phần nào áp lực đối với đội ngũ y tế ở Sóc Trăng, khi tình hình dịch Covid-19 ở địa phương và các tỉnh miền Tây đang diễn biến vô cùng phức tạp. Các ca bệnh nặng ở khu vực này đang tăng nhanh, trong khi đó nhân lực điều trị và máy móc, trang thiết bị, thuốc men còn thiếu thốn.
Ngày 9/11, Bộ Y tế cho biết Sóc Trăng ghi nhận thêm 572 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca bệnh toàn tỉnh vượt con số 8.000 tính từ cuối tháng 4. Trong ngày, tỉnh cũng có một trường hợp t.ử v.ong vì Covid-19.
Khoảng 200.000 t.rẻ e.m tại An Giang sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19
Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 ở người lớn đạt trên 92%, An Giang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho t.rẻ e.m.
Theo thông tin từ tỉnh An Giang, ngày 4/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần An Thư đã ký Quyết định phê duyệt kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi tỉnh này.
Theo đó, tỉnh An Giang dự kiến sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m trong tháng 11/2021 với thời gian từ 3-7 ngày, nhằm đạt mục tiêu ít nhất 90% trẻ từ 12-17 t.uổi trên toàn tỉnh được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Đối tượng tiêm vaccine là trẻ từ 12-17 t.uổi trong tỉnh, kể cả t.rẻ e.m hiện đang tạm trú tại các hộ gia đình, tại các nhà trọ, lang thang cơ nhỡ, không còn đi học với tổng số trẻ dự kiến khoảng 200.000 trẻ. Trong đó, tỉnh An Giang sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho lứa t.uổi 16 – 17 t.uổi và hạ dần lứa t.uổi tùy thuộc vào lượng vaccine.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m tại TP.HCM. (Ảnh HCDC).
Theo Sở Y tế tỉnh An Giang: Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi sẽ được An Giang triển khai tại 11 huyện, thị xã, thành phố; sử dụng vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa t.uổi 12-17, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Đồng thời, để thực hiện thành công chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, An Giang sẽ huy động cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng tham gia bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị – xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,… hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
An Giang sẽ ưu tiên sử dụng trường học làm địa điểm tiêm chủng; đối với Trạm y tế tỉnh sẽ dùng làm địa điểm tiêm cho trẻ không thuộc danh sách các trường học đang quản lý và tiêm vét.
Ngoài ra, An Giang sẽ sử dụng các điểm tiêm chủng lưu động dành cho vùng sâu vùng xa, vùng phong tỏa vì COVID-19 và các Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện sẽ tiêm cho các trẻ thuộc diện cần thận trọng tiêm chủng.
Được biết, hiện An Giang đã có gần 1,3 triệu người từ 18 t.uổi trở lên đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19, đạt tỷ lệ 92,88%. Đây là một trong những điều kiện để tỉnh tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 12-17 t.uổi.