Chiều 13/11: Cả nước đã tiêm gần 98 triệu liều vaccine phòng COVID-19; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng

Cập nhật đến 13h ngày 13/11, cả nước đã tiêm được gần 98 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 16 tỉnh đã tiêm cho t.rẻ e.m; nhiều tỉnh ghi nhận F0 trong cộng đồng; Đ.ánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bình Dương.

16 tỉnh, thành đã tiêm gần 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m

Cập nhật đến 13h ngày 13/11, cả nước đã tiêm được gần 98 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 12/11 tiêm được 1.273.051 liều- cao hơn khoảng 200.000 liều so với ngày trước đó.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất (dựa trên số mũi tiêm/số vaccine phòng COVID-19 được phân bổ): Cà Mau, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Sơn La, Quảng Ninh và Khánh Hòa.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm thấp nhất (dựa trên số mũi tiêm/số vaccine phòng COVID-19 được phân bổ): Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương, Hưng Yên, Trà Vinh.

chieu 1311 ca nuoc da tiem gan 98 trieu lieu vaccine phong covid 19 nhieu tinh ghi nhan f0 trong cong dong 70c 6153263

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m tại Bình Dương Ảnh: Báo Bình Dương

Có 16 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi là Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang (đã tiêm được 1.389.266 liều vaccine).

Trên cả nước tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 86,3% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 45,5% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,6% và 38,0%; miền Trung là 84,3% và 29,7%; Tây Nguyên là 78,9% và 11,2% và miền Nam là 94,0% và 60,8%.

Quảng Bình: Có 14/15 ca mắc là người về từ vùng dịch

Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 12/11 đến 6 giờ ngày 13/11), Quảng Bình ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 mới; trong đó có 9 ca trong khu cách ly, 14 ca về từ vùng dịch, 1 ca trong khu phong tỏa và 1 ca là F1 của F0 về từ vùng dịch.

Tổng số ca COVID-19 toàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay lên 2.184 ca, trong đó 2.011 ca khỏi, 167 ca đang điều trị, 6 ca t.ử v.ong.

Hiện có 1.130 trường hợp đang cách ly tập trung, 2.540 trường hợp cách ly tại nhà. Hai chỉ số này đều cao hơn so với trưa ngày hôm qua.

Thống kê cho thấy hiện có 563.813 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 80.374 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Bến Tre: 48/62 ca mắc COVID-19 ở trong cộng đồng

Từ Từ 18 giờ ngày 12/11 đến 11 giờ ngày 13/11, tỉnh có thêm 62 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh là 3.267 ca. Trong đó, có 2.275 ca ra viện; 54 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc có 47 ca ghi nhận trong tỉnh (33 ca cộng đồng, 14 ca khu cách ly), ngoài tỉnh 15 ca cộng đồng.

Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã có 879.665 người được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 (đạt tỷ lệ 89,70% dân số trên 18 t.uổi) và 468.843 người được tiêm mũi 1 (tỷ lệ 47,81%).

Hiện, tỉnh còn 6.170 trường hợp đang cách ly, gồm: 2.984 F1, 2.833 F2 và 353 người về từ vùng dịch.

Quảng Ngãi: Thêm 34 ca mắc mới COVID-19, có 5 ca cộng đồng

Sáng 13/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, vừa ghi nhận thêm 34 ca COVID-19, trong đó có 5 ca bệnh cộng đồng.

Có 1 ca bệnh là nam (33 t.uổi) ở tổ dân phố Liên Hiệp 2, phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi).

Một ca bệnh khác là nam (22 t.uổi) ở tổ 1, phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), là nhân viên giao hàng Siêu thị điện máy – nội thất Chợ Lớn Quảng Ngãi, được phát hiện mắc Covid-19 khi có biểu hiện sốt và đi lấy mẫu xét nghiệm dịch vụ

Thêm 1 ca bệnh là nữ (19 t.uổi) ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn), đươc phát hiện dương tính khi có triệu chứng mệt mỏi, sốt và đi lấy mẫu xét nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện Bình sơn. Một ca bệnh là nam (31 t.uổi) ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) được phát hiện mắc Covid-19 khi đi có triệu chứng tức ngực, mệt mỏi và lấy mẫu sàng lọc tại chốt kiểm tra y tế Dốc Sỏi. Ca bệnh cộng đồng còn lại là nam (32 t.uổi) ở tổ 8, phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi).

Ngoài ra, còn có 5 ca COVID-19 là F1 của các ca bệnh đã được công bố trước đó, đang cách ly tập trung.

Các khu vực phong tỏa tiếp tục ghi nhận thêm 11 ca bệnh

Ngoài ra có 11 ca bệnh đang cách ly tại nhà, trong đó 4 ca là người về từ TP HCM, 1 ca về từ tỉnh Gia Lai, 1 ca về từ tỉnh Bình Dương và 5 ca là F1 của các ca COVID-19 đã công bố trước đó. Ngoài ra, còn có 2 ca là tài xế ngoại tỉnh được phát hiện mắc COVID-19 tại chốt kiểm tra y tế.

Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 1.982 ca COVID-19.

Đ.ánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bình Dương: Một thành phố chuyển màu từ cấp độ 2 lên cấp độ 3

UBND tỉnh Bình Dương thông tin vừa đ.ánh giá lại cấp độ dịch COVID-19 của xã/phường. Kết quả, không có xã/phường cấp độ 4; có 24 xã/phường cấp độ 1; có 44 xã/phường cấp độ 2 và 23 xã/phường cấp độ 3. Đặc biệt, TP Thủ Dầu Một được đ.ánh giá từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 (vùng cam) tại hầu hết các phường.

Trước đó ngày 12/11, Sở Y tế Bình Dương đã có hướng dẫn tạm thời quy trình phát hiện và xử lý người mắc COVID-19 (F0) tại cộng đồng trong trạng thái “bình thường mới”.

Theo đó, các trường hợp có kết quả dương tính khi xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên đều được xem là F0 và đưa vào diện cần chăm sóc, quản lý. Trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, nếu không đủ chứng cứ để xác định F0 sẽ thực hiện lại xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Tỉnh Bình Dương xem nơi ở của F0 là “ổ dịch hộ gia đình”, các thành viên sống cùng nhà với F0 đều xem là đối tượng nghi nhiễm và cách ly hộ gia đình 14 ngày. Trường hợp F0 có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, đo Sp02 dưới 96% cần gọi Trạm Y tế lưu động đến cấp cứu và chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị. Trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động cho F0 theo dõi, cách ly điều trị tại nhà và cấp túi thuốc.

Song song đó, Sở Y tế tỉnh Bình Dương có hướng dẫn tạm thời phương án xử lý khi có F0 trong trạng thái “bình thường mới” để đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất cho doanh nghiệp và khu, cụm công nghiệp không bị gián đoạn sản xuất.

Qua đó, điều kiện để doanh nghiệp có ca mắc, nghi mắc COVID-19 được tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất là có sự đồng thuận bằng văn bản giữa người lao động và doanh nghiệp có sự chứng kiến của Tổ Công đoàn tại doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp thiết lập Phòng Y tế, khu vực cách ly y tế tại nhà máy có ít nhất 1 bác sĩ, y sĩ đã được tập huấn điều trị bệnh nhân COVID-19, bình oxy, máy Spo2 và các cơ số thuốc để điều trị, sơ cấp cứu cho người mắc, nghi mắc COVID-19 theo quy định.

Chủ doanh nghiệp cần ký liên kết với bệnh viện, Phòng khám Đa khoa, Trạm Y tế lưu động trên địa bàn đảm bảo có cán bộ trực 24/7 và có xe cấp cứu để vận chuyển các trường hợp mắc COVID-19 trở nặng kịp thời đến cơ sở y tế đủ điều kiện điều trị không để xảy ra trường hợp t.ử v.ong.

Chuyển m.áu hiếm chi viện TP HCM

Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương chuyển hơn 2.000 đơn vị m.áu vào miền Nam, trong đó hơn một nửa và 14 đơn vị m.áu nhóm hiếm Rh(D) âm, đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đây là lần đầu tiên Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương chi viện m.áu hiếm cho TP HCM. Số m.áu còn lại được cung cấp cho Bệnh viện Huyết học Truyền m.áu Cần Thơ.

Ở Việt Nam, người mang nhóm m.áu hiếm Rh âm chỉ chiếm 0,07% dân số. Nhóm này thường gặp rất nhiều khó khăn khi không may cần phải truyền m.áu, bởi họ chỉ có thể nhận m.áu của những người cùng hệ nhóm m.áu Rh âm giống mình.

Tính từ 30/7 đến nay, sau gần hai tháng tích cực vận động, tổ chức hiến m.áu liên tục tại Hà Nội và nhiều tỉnh như Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên…, Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương đã tiếp nhận được 52.682 đơn vị m.áu.

Nhờ đó, Viện cung cấp gần 15.000 đơn vị m.áu cho các tỉnh, thành phía Nam; 50% số m.áu này được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

chuyen mau hiem chi vien tp hcm 6ba 6047725

Hơn 2.000 đơn vị m.áu được chuyển từ Hà Nội vào chi viện TP HCM và các tỉnh phía Nam. Ảnh: Công Thắng

Tiến sĩ Lê Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy, cho biết: “Lượng m.áu dự trữ liên tục ở mức thấp trong ba tháng qua, nhiều thời đ.iểm gần như chạm đáy”. Đến chiều 17/9, kho m.áu chỉ còn 1.100 đơn vị m.áu, trong khi mỗi ngày Trung tâm cần trung bình 250-300 đơn vị khối hồng cầu và vài chục đơn vị tiểu cầu để cung cấp cho các bệnh viện Hồi sức Covid-19 cùng 72 bệnh viện tại 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Bệnh viện Huyết học Truyền m.áu Cần Thơ, chịu trách nhiệm cung cấp m.áu cho hơn 80 bệnh viện ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuối tuần qua kho m.áu chỉ còn hơn 1.000 đơn vị.

Hôm 10/9, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi thư cảm ơn tới Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương, bày tỏ: “Sự hỗ trợ của Viện đã giúp chúng tôi cung cấp đủ m.áu cho các bệnh viện, giúp các y bác sĩ thêm tự tin đưa ra quyết định điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh”.

“Chúng tôi tri ân những người dân đã tự nguyện hiến m.áu với nghĩa cử cao đẹp. Giọt m.áu cho đi, cuộc đời ở lại. Những nghĩa tình này luôn được mọi người dân TP HCM khắc ghi”, bác sĩ Thức viết trong thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *