Sáng 9/11, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên – Trưởng Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa phẫu thuật cứu kịp thời một trường hợp cắt đ.ứt c.ổ do t.ự t.ử bằng rựa.
Trước đó, chiều 8/11, bệnh nhân Hồ Văn T. (53 t.uổi, trú tại thôn 3, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam trong tình trạng vết thương cắt đứt phần cổ, thiếu m.áu nặng.
Bệnh nhân cắt cổ được cấp cứu kịp thời (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Theo lời người nhà bệnh nhân, vào khoảng 11h trưa cùng ngày (8/11), bệnh nhân tự dùng rựa cắt vào cổ mình, được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Qua thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm cấp cứu, các y bác sỹ nhận định bệnh nhân có vết thương ngang cổ tương ứng đoạn C5-C6, diện tích 08 x 03cm, đứt khí quản ngang mức sụn khí quản 2-3, thiếu m.áu nặng.
Sau khi truyền m.áu cấp cứu, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê – hồi sức. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên cùng ê kíp phẫu thuật đã tiến hành mở khí quản cấp cứu và nối khí quản tận – tận thành công, giành lại sự sống cho người bệnh.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Cảnh báo tình trạng t.ự t.ử ở trẻ v.ị t.hành n.iên
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, trong tuần qua, Khoa Cấp cứu nhi của bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên t.ự t.ử.
Hình minh họa.
Trường hợp đầu tiên là N.N.D., nam 15 t.uổi, trú tại Cà Mau được gia đình đưa vào nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc, nôn ói và mệt mỏi.
Qua lời khai của gia đình, do giận người nhà nên bệnh nhân đã uống thuốc diệt chuột Fokeba 20CP. Sau uống, bệnh nhân nôn ói nhiều lần và cảm thấy mệt mỏi.
Khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời bằng rửa dạ dày, dùng chất hạn chế hấp thu độc chất, điều trị các triệu chứng và trợ sức. Sau 24 giờ cấp cứu, trình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Trường hợp thứ 2 là L.K.S., nam, 15 t.uổi, trú tại Cà Mau do giận bạn gái đã tự ý uống 20 viên thuốc cai rượu Disulfiram tìm được trong nhà. Sau khi uống, bệnh nhân than rất mệt, người nhà phát hiện đưa đến viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được các bác sĩ kịp thời rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để thải độc và điều trị hỗ trợ. Sau 12 giờ cấp cứu, tình trạng của bệnh nhân đã tạm ổn.
Theo BSCKII Huỳnh Thúy Hằng, Trưởng Khoa Cấp cứu nhi, tại bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên sử dụng thuốc để t.ự t.ử, có những trường hợp do đưa đến chậm trễ hoặc do loại thuốc, liều thuốc quá độc dẫn đến để lại hậu quả nặng nề.
Cũng theo bác sĩ Hằng, trẻ ở độ t.uổi vị thành niên có những thay đổi phức tạp về tâm sinh lý. Các em có thể bị áp lực từ học đường, bất mãn với gia đình, tâm tư tình cảm với người khác giới, áp lực cuộc sống dẫn đến trầm cảm, ức chế.
Do đó, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian gần gũi, quan tâm để nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm của trẻ, kịp thời can thiệp, xử lý những lo âu, hay thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của các em. Hãy trở thành bạn của trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn thay vì cứ ra mệnh lệnh cho trẻ.
Phát hiện trẻ có biểu hiện rối loạn về tâm lý, hành vi hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Thuốc sử dụng trong gia đình phải được kiểm soát và để tránh xa tầm tay t.rẻ e.m.
Khi có dấu hiệu trẻ t.ự t.ử, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, cần tìm ra tên thuốc, loại thuốc, cũng như liều lượng trẻ đã sử dụng để các bác sĩ đưa ra hướng xử trí kịp thời và phù hợp.