Ngồi học đúng tư thế, đủ sáng đồng thời bổ sung dưỡng chất cho mắt là những yếu tố quan trọng bảo vệ cho trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh.
Bài Viết Liên Quan
- Tiêm phòng cúm nhất định phải biết điều này
- Một số lưu ý về dinh dưỡng cho cầu thủ bóng đá
- Hơn 12.000 người Nghệ An nhiễm HIV
1. Ngồi học đúng tư thế để có đôi mắt khỏe mạnh
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, tư thế ngồi học đúng sẽ giúp phòng chống những căn bệnh học đường, bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, tránh bệnh về mắt không may xảy ra cho trẻ, thậm chí có thể gây di chứng đến suốt đời.
Ngồi học sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây cận thị và các bệnh thị lực khác cho trẻ. Không chỉ khiến trẻ mỏi mắt, dễ mệt mỏi mà ngồi sai tư thế sẽ không tốt cho cột sống.
Tư thế của trẻ có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, ngồi chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Vì vậy, việc rèn cho trẻ tư thế ngồi học đúng ngay từ đầu rất quan trọng để tránh những bất lợi về ngoại hình và sức khỏe trẻ trong tương lai nếu ngồi sai tư thế diễn ra trong một thời gian dài.
Ảnh: Internet
2. Học nơi đủ ánh sáng
Ánh sáng tại bàn học cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Ngoài việc trẻ nên ngồi học ở nơi được thiết kế đủ nguồn ánh sáng thì đối với nguồn ánh sáng nhân tạo, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng đèn công suất thấp, có thau chụp để hạn chế ánh sáng chói từ trên cao.
3. Lưu ý khi cho trẻ sử dụng máy tính bảng
Trẻ dưới 12 t.uổi khi sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt là máy tính bảng cần có sự quản lý của phụ huynh. Đa phần các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của mắt nên chính bố mẹ là người đảm trách nhiệm vụ rèn luyện những thói quen sinh hoạt tốt để tránh bị các bệnh khúc xạ về mắt như cận thị, lé…
Chỉ nên cho trẻ từ 6 t.uổi trở lên được tiếp xúc với máy tính bảng. Cần huấn luyện trẻ thói quen giữ tư thế ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách 30 đến 50cm từ mắt cho đến mặt sách hoặc máy tính bảng. Nếu xem tivi, cần ngồi ở khoảng cách ít nhất là 2m so với ti vi.
Nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30 đến 40 phút xem sách, tivi hoặc máy tính bảng. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để hạn chế xem tivi hoặc máy tính bảng.
4. Khám mắt định kỳ cho trẻ
Một trong những quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh là đợi đến khi trẻ có dấu hiệu giảm thị lực mới bắt đầu đưa trẻ đi khám.
Ảnh: Internet
Viêc theo doi va chăm soc măt đinh ky giup phụ huynh sơm phat hiên cac bênh vê măt ở trẻ, cac dâu hiêu không tôt ảnh hưởng đên thi lưc đê co nhưng giai phap phòng ngừa, điêu tri hợp lí, đảm bảo cho đôi mắt của trẻ khỏe mạnh.
5. Chú trọng chế độ ăn uống cho trẻ
Nghiên cứu cho rằng các thực phẩm có chứa axit béo omega 3, lutein, kẽm, vitamin C hay vitamin E thường có tác dụng hỗ trợ đôi mắt sáng và khỏe hơn, giảm thiểu các vấn đề về thị lực .
Ảnh: Internet
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có một đôi mắt khỏe mạnh bằng các thực phẩm như:
– Các loại rau xanh như rau bina, rau cải … Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác
– Trứng, các loại hạt đậu, bí đỏ Cam và các loại họ nhà cam như chanh, bưởi, đu đủ
– Hàu và thịt lợn
6. Đối với những trẻ đang bị cận thị cần lưu ý
Việc đeo kính không thể ngăn độ cận tăng. Dù đã đeo kính cận, trẻ vẫn có thể bị tăng độ cận thị và buộc phải thay kính. Cận thị chỉ có thể ngưng hẳn khi đến độ t.uổi 25-30. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng hoặc gần hơn nếu thấy trẻ có hiện tượng nheo mắt hay xích lại gần khi xem tivi.
Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ. Việc này rất quan trọng, giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý.
Bàn ghế phải phù hợp với độ t.uổi, giúp trẻ không phải cúi sát, nhờ đó tránh cận thị hoặc tăng độ cận, động thời tránh gù vẹo cột sống
Lên kế hoạch học tập và giải trí hợp lý giúp tránh trường hợp trẻ học tập quá mức hoặc giải trí quá mức, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt.
Bổ sung các dưỡng chất như vitamin A, B2, C, E, kẽm, lutein, zeaxantin trong thực đơn hàng ngày, giúp chống quá trình oxy hóa và tăng cường thị lực.
Những thói quen tốt giúp cải thiện mắt cận thị
Bên cạnh việc đeo kính đúng độ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện những thói quen tốt sau đây sẽ giúp cải thiện mắt cận thị, hạn chế tăng độ một cách hiệu quả.
Đeo kính là một trong số những biện pháp điều chỉnh thị lực phổ biến nhất cho người bị cận thi. Tuy nhiên, nếu muốn đôi mắt khỏe và hạn chế tăng độ và cải thiện mắt cận thị, người bệnh cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt. Trong số đó có thể kể đến đeo kính đúng độ, cho mắt thời gian nghỉ ngơi, luyện tập cho mắt và chế độ dinh dưỡng hợp lý…
1. Thói quen đeo kính đúng độ cận
Đeo kính là giải pháp phổ biến nhất và là hữu hiệu nhất để chăm sóc mắt cận thị. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà không phải ai cũng chú ý đến là việc đeo kính đúng độ. Nếu đeo kính có độ cận thấp hoặc cao hơn so với độ cận thị của bản thân sẽ làm mắt nhanh chóng bị mỏi và tăng độ nhanh hơn.
Đeo kính đúng độ là một lưu ý giúp cải thiện mắt cận thị, hạn chế khả năng tăng độ (Ảnh: Internet)
Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa mắt thường khuyên những bệnh nhân bị cận dưới 0,75 độ không cần phải đeo kính thường xuyên. Với những bệnh nhân chỉ cận từ 1 đến 2 độ cần đeo kính khi nhìn các vật ở xa. Các bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý mọi người nên đeo kính đúng vào tầm mắt. Tránh đeo kính trễ xuống vì nó có thể làm tăng độ cận cũng như khiến mắt bị sụp mí.
Bên cạnh đó, để chắc chắn đã sử dụng kính đúng số, người mắc cận thị cần đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần và thay kính theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên đi khám và đo khúc xạ ở các cơ sở y tế đảm bảo, uy tín, được cấp phép.
Việc khám mắt, đo và cắt kính ở các cơ sở không đủ điều kiện có thể khiến việc kính không đúng quy chuẩn, không đúng độ, ảnh hưởng đến điều chỉnh thị lực của mắt.
Trong suốt quá trình đo và cắt kính, nếu khi đeo thử thấy không thoải mái như chóng mặt, khó chịu, khó nhìn… cần nói lại với kỹ thuật viên hoặc bác sĩ để điều chỉnh, lựa chọn kính phù hợp nhất.
2. Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi
Việc liên tục nhìn vào các thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể gây nhức, mỏi mắt… thậm chí là tăng độ cận. Do đó, mọi người nên dành thời gian để mắt nghỉ ngơi xen kẽ giữa thời gian làm việc, Cụ thể, theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khoảng 45 phút làm việc trước máy tính, cần nghỉ ngơi 5 phút để mắt có thể phục hồi.
Nhìn liên tục vào màn hình máy tính có thể khiến mắt bị mỏi, nhức và tăng độ cận (Ảnh: Internet)
Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn nên đứng dậy, đi tới đi lui và nhìn ra ngoài để mắt được thư giãn, không phải liên tục điều tiết. Bên cạnh đó, người mắc cận thị cũng có thể áp dụng biện pháp 20:20:20. Điều này có nghĩa là cứ 20 phút làm việc thì lại nhìn ra một vật ở khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.
Nếu bạn lựa chọn đi bộ từ 5 đến 10 phút và nhìn ra ngoài, hãy hướng tầm mắt vào các khoảng không gian xanh. Các chuyên gia đã chứng minh được rằng màu xanh lá có khả năng giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng.
Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của màu xanh lá cây tương đối trung tính nên hệ thống thần kinh, vỏ não và võng mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.
3. Đeo kính chống nắng để bảo vệ mắt khỏi tia sáng từ mặt trời
Nếu bạn nghĩ rằng bị cận thị không cần phải đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng thì đây là một sai lầm nghiêm trọng. Trên thực tế, mắt cận vô cùng dễ bị tổn thương bởi ánh mặt trời.
Do đó, việc sử dụng kính chống nắng khi ra đường là vô cùng quan trọng. Nó giúp chống tia cực tím, hạn chế khói bụi, hóa chất và dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.
Kính chống nắng là cần thiết đối với người mắc cận thị (Ảnh: Internet)
4. Bổ sung chế độ dinh dưỡng để cải thiện mắt cận thị
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố giúp đôi mắt sáng khỏe hơn, hạn chế tăng độ cận. Người mắc cận thị nên chú ý ăn đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm… Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng cường thị lực.
Thực phẩm giàu Vitamin A rất tốt cho sức khỏe đôi mắt (Ảnh: Internet)
Những loại thực phẩm sau đây có thể góp phần cải thiện thị lực hiệu quả:
– Thực phẩm giàu vitamin A có trong các sản phẩm có màu đỏ như cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng,…
– Thực phẩm giàu Caroten có thể kể đến như cải xanh, đậu xanh, khoai lang,…
– Thực phẩm giàu Crom như thịt bò, gan động vật, đậu, nấm,…
– Thực phẩm giàu Canxi bao gồm tôm, sò, cua, cá biển, sữa, trứng,…
5. Cải thiện mắt cận thị bằng cách luyện tập mắt thường xuyên
Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, người mắc cận thị cũng cần chú ý đến việc tập thể dục cho mắt và massage mắt thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi, ngăn ngừa tăng độ và giúp cho mắt không bị sụp mí.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu của chuyên gia, một số tia trong ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt. Nó có tác dụng tích cực đối với những người bị cận thị và phòng tránh cận thị cho những người chưa mắc. Do đó, người mắc cận thị cũng nên tăng thời gian ở ngoài trời và cần chú ý là chỉ tiếp xúc với ánh nắng có lợi vào thời gian sáng sớm hoặc cuối giờ chiều.
6. Tạo thói quen tốt khi làm việc
Việc tạo thói quen tốt khi làm việc, học tập sẽ giúp mọi người giữ gìn, bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa tình trạng mắt cận tăng số. Những việc cần thực hiện bao gồm:
Sắp xếp bàn làm việc đủ ánh sáng là một thói quen tốt giúp bảo vệ mắt hiệu quả (Ảnh: Internet)
– Giữ khoảng cách an toàn giữa mắt với máy tính hay sách vở, khoảng cách được khuyên là từ 30 đến 35cm.
– Nên ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học tập và làm việc. Tránh thay đổi tư thế liên tục.
– Sau khoảng thời gian 1 giờ làm việc, nên nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút để đôi mắt được thư giãn.
– Thức khuya, thiếu ngủ cũng khiến sức khỏe mắt bị giảm sút, từ đó dễ gia tăng độ cận hơn. Vì vậy, mọi người nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya thường xuyên.
– Bàn làm việc cần phải được kê ở nơi đầy đủ ánh sáng. Tốt nhất là sử dụng ánh sáng tự nhiên để cải thiện mắt cận thị.
– Không nên nằm khi đọc sách, viết bài hay xem ti vi. Cần giữ khoảng cách tối thiểu từ mắt đến sách, tivi để giảm thiểu khả năng tăng độ cận.