Với sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và bệnh tim, một phần lớn là do tác động tiêu cực của việc ăn nhiều đường.
Bài Viết Liên Quan
- T.huốc l.á điện tử: Phát minh cai nghiện lại gây nghiện
- Thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn
- 6 loại thực phẩm thường bị nhiều người ăn sai cách
Dưới đây là những hiểu lầm lớn về đường mà mọi người vẫn tin là đúng, cùng tham khảo nhé!
1. Một số loại đường lành mạnh tốt hơn đường thông thường
Theo Tiến sĩ Kelly Pritchett, phó giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Washington (Mỹ), đường cung cấp cho cơ thể lượng calo cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Nhưng nếu ăn quá nhiều cũng mang đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây và sữa, thực phẩm chế biến như nước ngọt, bánh quy, nước sốt cà chua và salad đều chứa rất nhiều đường.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn tối đa 200 calo đường mỗi ngày, trong khi Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo không nên vượt quá 100 calo (6 muỗng cà phê) đối với phụ nữ và 150 calo (9 muỗng cà phê) đối với nam giới.
Trước nhu cầu mọi người đang có xu hướng tránh đường nhưng vẫn muốn ăn đồ ngọt, một số sản phẩm sức khỏe đưa ra khái niệm “đường lành mạnh” chẳng hạn như siro cây thùa, siro cây phong… Trên thực tế, các loại đường này không khác nhiều so với đường ăn. Lấy chỉ số đường huyết làm ví dụ, đường ăn có thể đạt 65 đơn vị, trong khi siro cây phong cũng đạt 54; mặc dù siro cây thùa chỉ là 19, nhưng nó chứa rất nhiều fructose. Siro ngô cũng chứa nhiều đường fructose, dễ gây ra hội chứng chuyển hóa và huyết áp cao.
Cũng có những sản phẩm y tế khẳng định có chứa “đường hữu cơ”, thực tế thì loại đường này chỉ được dùng trong trồng mía và củ cải đường mà không có thuốc trừ sâu. Ngoài ra còn có “đường thô” là loại đường không lọc ra một số tạp chất trong đường. Do đó, hai loại đường này có ít quy trình chế biến hơn, nhưng có thành phần dinh dưỡng tương đương với đường thông thường.
2. Bỏ đường khỏi chế độ ăn
Tiến sĩ Stefani Sassos, Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học New York (Mỹ) cho rằng, đường không nên chiếm tỷ lệ calo quá cao trong khẩu phần ăn, nhưng cũng không cần thiết phải bỏ đường hoàn toàn. Một số người nói rằng họ không ăn bất kỳ đường nào, điều này là không nên.
Nước xốt salad, nước sốt mì ống, sữa chua và các loại thực phẩm khác đều chứa thêm đường, chỉ cần được kiểm soát trong phạm vi 10% hoặc thấp hơn theo khuyến nghị của hướng dẫn dinh dưỡng.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo rằng thay vì bỏ đường, tốt hơn là chúng ta nên giảm lượng đường từ từ và tránh xa các loại thực phẩm có quá nhiều đường. Sau một vài tuần, vị giác sẽ được huấn luyện lại để thích nghi với thức ăn ít ngọt.
3. Dùng nước hoa quả thay đồ uống có ga để giảm đường
Nhiều người vì sợ đường trong đồ uống có ga mà chuyển bằng nước trái cây vì cho rằng nó bổ dưỡng hơn. Tuy nhiên đó không phải là một ý kiến tốt.
Một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Anh cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây 100% đều không tốt. Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy cả nước trái cây và đồ uống có ga đều làm tăng nguy cơ t.ử v.ong nếu uống quá nhiều.
Thức uống tốt cho sức khỏe nhất là nước lọc, muốn ngon hơn có thể cho thêm vài lát cam hoặc chanh để dậy mùi thơm trái cây. Nếu bạn muốn uống nước trái cây thì nước cam sẽ có chất dinh dưỡng tốt hơn, nhưng bạn chỉ có thể uống một cốc nhỏ.
4. Ăn quá nhiều đường có thể gây bệnh tiểu đường
Ăn đường sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhưng nó không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Năm 2019, có tổng cộng 463 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, 90% trong số đó là bệnh tiểu đường loại 2.
Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2, và đường chỉ là một trong những cách thúc đẩy việc ăn quá nhiều. Không chỉ đường, bất kỳ chế độ ăn uống giàu calo nào cũng có thể dẫn đến tăng cân, tăng rối loạn chức năng trao đổi chất và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn dịch. Người bị tiểu đường loại này cần dùng thuốc và điều chỉnh lối sống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để ổn định lượng đường trong m.áu, ăn ít đường chỉ là một khía cạnh.
Mất sữa phải làm thế nào?
Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa của bà mẹ ngừng hoạt động không tiết được sữa như bình thường.
Em đang cho con bú tháng thứ 3 thì mất sữa. Tại sao vậy? Em muốn cho con bú sữa mẹ thì phải làm thế nào để có sữa trở lại?
Phó Thị Nga (Hà Nội)
Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa của bà mẹ ngừng hoạt động không tiết được sữa như bình thường.
Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ, do nhiều nguyên nhân: tại chỗ, toàn thân như: có sữa nhưng không bài tiết được nguyên nhân do tia sữa không thông hoặc bản thân người mẹ không sản sinh được sữa do khí huyết quá hư suy từ trước, hoặc sau sinh đẻ do các tác nhân khác làm ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa…
Nếu bạn đang cho con bú mà mất sữa hãy tìm hiểu nguyên nhân như có mất ngủ không, có bị stress không, có uống đủ nước không, thức ăn có quá khô và ít chất xơ…
Để sữa có thể trở về như cũ, trước hết cần khắc phục nguyên nhân. Bạn cần ngủ đủ giấc (tối thiểu 8h mỗi ngày), tăng cường chất lỏng và nước cho cơ thể như ăn cháo, uống nước canh, uống nước hoa quả, nước lọc…
Uống nước nhiều, đặc biệt là nước ấm là yếu tố then chốt giúp cho cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa mỗi ngày. Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia,… Bởi vì, đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa mẹ được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm. Bạn cũng có thể dùng các bài thuốc Nam có tác dụng thông tia sữa.
Nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi, tránh bị táo bón. Tránh bị căng thẳng, stress. Và quan trọng là bạn vẫn tiếp tục cho bé bú, bất kỳ lúc nào bé đói. Có thể mát-xa ngực để kích thích tiết sữa và chống tắc tia sữa.