Sai lầm nghiêm trọng khi đi đại tiện bạn nhất định phải tránh

Ai cũng nghĩ rằng mình đã biết rõ cách đi đại tiện đúng cách, nhưng một sai lầm phổ biến mà mọi người thường mắc phải có thể gây ra tác hại khôn lường.

Sai lầm nghiêm trọng mà mọi người thường mắc phải là “rặn” khi đi đại tiện, theo Express.

Việc rặn và gắng sức để đi đại tiện có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nếu điều này thỉnh thoảng xảy ra, thì không đáng lo ngại.

Nhưng thường xuyên phải “rặn” khi đi đại tiện thì thực sự nguy hiểm. Đi tiêu khó, cần phải gắng sức có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe, theo Health Line.

Những tác hại của việc”rặn” khi đại tiện

Thường xuyên phải “rặn” khi đại tiện có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe, bao gồm:

Bệnh trĩ

Tĩnh mạch sưng lên ở trực tràng dưới và h.ậu m.ôn có thể gây đau, rát và ngứa. Để giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ, hãy thử ngâm h.ậu m.ôn trong nước ấm 10 phút mỗi ngày. Cũng có thể thử kem bôi trĩ để giảm đau rát và ngứa.

Rò h.ậu m.ôn

Vết rách ở niêm mạc h.ậu m.ôn có thể gây đau và c.hảy m.áu trong và sau khi đi tiêu.

Thoát vị khe hoành

Thoát vị khe hoành là khi phần trên của dạ dày đẩy qua lỗ trong cơ hoành. Thoát vị lớn có thể giữ axit trong dạ dày và thậm chí cả thức ăn ở phần trên của dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

Sa trực tràng

Khi một lượng nhỏ niêm mạc ruột đẩy ra từ h.ậu m.ôn, gọi là sa trực tràng. Chúng có thể từ nhẹ đến nặng và tất cả đều cần được điều trị. Đi khám ngay nếu cảm thấy hoặc thấy một khối phồng màu đỏ kéo dài ra khỏi h.ậu m.ôn, theo Health Line.

sai lam nghiem trong khi di dai tien ban nhat dinh phai tranh 429 6159547

Sai lầm nghiêm trọng mà mọi người thường mắc phải là “rặn” khi đi đại tiện. ẢnhSHUTTERSTOCK

Nguyên nhân nào khiến bạn phải cố hết sức trong khi đại tiện?

Đối với việc đại tiện khó khăn, cần giải quyết tận gốc rễ của vấn đề: Nguyên nhân vì sao.

Nếu cần phải gắng sức khi đi đại tiện, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Những lý do điển hình có thể là:

Phân cứng: Nếu phân thường xuyên cứng và khó đi qua, có thể do uống không đủ nước hoặc ăn không đủ chất xơ. Một số loại thuốc, như chất bổ sung sắt, cũng có thể gây ra phân cứng.

Táo bón: Nếu đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần hoặc khó đi tiêu trong vài tuần, có thể đang bị táo bón.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, rối loạn phối hợp cơ vùng chậu, bệnh viêm ruột Crohn, viêm loét đại tràng.

Một số bệnh như cường tuyến cận giáp, suy giáp, tiểu đường, mang thai, có thể gây khó đại tiện bằng cách phá vỡ sự cân bằng hoóc môn giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Làm gì để đại tiện mà không phải gắng sức?

Đường tiêu hóa – gồm ruột, trực tràng và h.ậu m.ôn, khỏe mạnh, là yếu tố quan trọng để tránh phải gắng sức khi đi đại tiện. Để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, nên thực hiện:

Uống đủ nước : Đảm bảo uống ít nhất 2 lít ngước mỗi ngày.

Ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Để đại tiện dễ dàng, hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu, rau, các loại hạt, để làm tăng khối lượng phân, đồng thời giữ cho phân mềm và dễ tiêu. Hạn chế thức ăn có ít chất xơ như sữa, thịt, thức ăn nhẹ chế biến sẵn.

Tập thể dục thường xuyên: Điều này có thể giúp điều trị và ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe tinh thần. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần một tuần, bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, theo Health Line.

Kỹ thuật đại tiện dễ dàng

Bước đầu tiên là thư giãn. Khi cảm thấy muốn đại tiện, hãy vào nhà vệ sinh ngay. Sau đó ngồi thư giãn trên bồn cầu. Tránh ngay lập tức cố gắng đẩy phân ra ngoài. Cho cơ thể khoảng 5 phút để chuẩn bị. Đọc một cái gì đó để tránh mất kiên nhẫn và tránh phải “rặn”.

Tư thế tốt nhất để dễ đại tiện

Theo Bộ Y tế Tây Úc, tư thế ngồi đúng cách khi đại tiện là cách quan trọng để tránh phải rặn.

Tư thế tốt nhất là:

Nâng cao chân hoặc gác chân lên một cái ghế đẩu hoặc “ngồi bô”, sao cho đầu gối cao hơn hông.

Giữ 2 chân cách xa nhau.

Nghiêng người về phía trước, thẳng lưng.

Đặt cẳng tay trên đầu gối.

Sau khi ngồi đúng tư thế, hãy thử:

Đẩy cơ bụng về phía trước, lặp lại với mỗi lần muốn đi đại tiện.

Đừng nín thở mà hãy thở ra bằng miệng.

Khi nào nên đi khám?

Nếu thường xuyên phải gắng sức để đại tiện hoặc không thể đi trong vài ngày, hãy hẹn gặp bác sĩ. Ghi nhớ các triệu chứng khác để báo cho bác sĩ, như, m.áu trong phân, phân cứng hoặc vón cục, có cảm giác như đi chưa xong, đầy hơi, khó chịu ở bụng hay h.ậu m.ôn.

Cũng cần báo cho bác sĩ biết về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục

Nếu đã làm đủ mọi cách mà vẫn không cải thiện tình hình, hãy đi khám sớm. Bác sĩ có thể hướng dẫn thêm hoặc đề xuất các xét nghiệm để xác định xem có bệnh tiềm ẩn nào gây ra đại tiện khó khăn hay không.

Quảng Ninh: Người đàn ông t.ử v.ong do ăn hàu sống

Sau khi ăn hàu sống tại nhà, người đàn ông nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng, sốt cao, sau đó rất nhanh tụt huyết áp và nổi ban nhiều trên da.

BSCKI. Hoàng Thăng Vân, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh ngày 27/9 cho biết, ngày 24/9 bệnh viện tiếp nhận một người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) do ăn hàu sống.

Người đàn ông 65 t.uổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình cho hay, sau khi ăn hàu tại nhà, người bệnh nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều. Sau đó, ông rất nhanh tụt huyết áp, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.

Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý n.hiễm t.rùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người đàn ông đã không qua khỏi.

quang ninh nguoi dan ong tu vong do an hau song a7d 6058060

Tình trạng của người bệnh khi bị vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công (Ảnh: BVCC)

Qua kết quả xét nghiệm cấy m.áu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển). Đây là loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Vi khuẩn này sống kí sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh nhiễm vi khuẩn tả biển, người dân không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, c.hết; ăn chín, uống sôi; ngoài ra lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *