Đối với t.rẻ e.m khi đã xác định bệnh động kinh kháng thuốc thì nên phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Xuất hiện những cơn động kinh đầu tiên từ 3 tháng t.uổi, có ngày phải chịu đựng đến 3 cơn động kinh trong ngày, bé N.P.A (12 t.uổi) vừa được các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật động kinh thành công.
12 năm qua, những cơn động kinh đến bất ngờ và liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bé A. Trong suốt khoảng thời gian ấy, em đã được gia đình đưa đi chữa trị ở nhiều nơi, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và tăng liều cao nhưng bệnh không thuyên giảm. Cơn động kinh tái phát khiến bé e ngại trong cuộc sống và trong sinh hoạt, khó khăn trong tiếp thu, học tập.
Các bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật.
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành hội chẩn, xác định trường hợp của A. có tổn thương xơ hóa hải mã và được tiến hành phẫu thuật cắt xơ hóa hải mã bên phải. Sau ca phẫu thuật, bé A. không xuất hiện tình trạng tái phát cơn động kinh, không có thiếu hụt thần kinh sau phẫu thuật, tình trạng hậu phẫu ổn định.
Theo ThS.BS Trần Đình Văn, Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đối với t.rẻ e.m khi đã xác định bệnh động kinh kháng thuốc thì nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, giúp cho não bộ trẻ được bình thường hóa trở lại, trẻ được học tập, sinh hoạt và hòa nhập hoạt động xã hội.
Đã có nhiều trường hợp trẻ động kinh kháng thuốc được phẫu thuật thành công mang đến hiệu quả tốt mở ra tương lai cho trẻ. Cách đây 5 năm, một trường hợp trẻ hơn 2 t.uổi đã được phẫu thuật và hiện đã không còn xuất hiện cơn động kinh và đi học bình thường như các bạn bè đồng trang lứa.
ThS.BS Trần Đình Văn chia sẻ thêm: Bệnh lý động kinh trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Người bị bệnh động kinh dẫn tới hạn chế tham gia các hoạt động học tập, lao động và xã hội, nguy cơ tàn phế về chức năng và tâm lý tâm thần rất lớn.
Với sự phát triển của các thuốc điều trị động kinh ngày càng đa dạng đã hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh động kinh. Hiện điều trị bằng thuốc vẫn là điều trị nền tảng cho bệnh lý này. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có khoảng 20% đến 60% không hiệu quả với thuốc (kháng thuốc).
Các nghiên cứu trên thế giới từ rất nhiều năm nay khẳng định rằng, phẫu thuật động kinh kháng thuốc vẫn là lối mở hy vọng rất lớn cho người bệnh động kinh, đặc biệt đối với t.rẻ e.m. Các nguyên nhân gây động kinh kháng thuốc thường gặp như: xơ hoá hải mã, loạn sản vỏ não, u thần kinh đệm bậc thấp, khối mô thừa dưới đồi thị… Bệnh chủ yếu được phát hiện nhờ phim chụp cộng hưởng từ hiện đại 3.0T, phương pháp điện não đồ video và thăm khám đ.ánh giá của hội đồng chuyên sâu về bệnh lý động kinh.
Phẫu thuật cần tiến hành sớm nhất có thể đặc biệt đối với t.rẻ e.m động kinh kháng thuốc, tỉ lệ khỏi bệnh với nhóm phát hiện được tổn thương lên tới 70-85%, rủi ro biến chứng thấp. Do đó phương pháp này được khuyến cáo ứng dụng trên thế giới. Bởi phương pháp phẫu thuật mang lại hy vọng lớn cắt cơn động kinh cho t.rẻ e.m, giúp ngăn chặn sự hình thành mạng lưới sinh động kinh phức tạp, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển tâm thần của trẻ.
B.é t.rai tại Trung Quốc nguy kịch sau khi nhổ răng
Sau khi được nhổ răng và gây mê toàn thân, Xiaosu bất ngờ có biểu hiện môi tím tái, thở yếu và phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Theo Chinanews , trường hợp này là Xiaosu, 7 t.uổi, gặp biến chứng sau khi nhổ răng mọc lệch tại Bệnh viện Nhi Tây An, Trung Quốc. Mẹ của em, chị Wang Lin, cho biết con trai vẫn đang trong phòng chăm sóc đặc biệt, tình trạng không mấy khả quan dù đã hôn mê 40 ngày.
Hồ sơ bệnh án cho thấy Xiaosu phải nhổ nhiều răng cùng lúc vào ngày 4/3. Sau khi gây mê toàn thân để nhổ răng, cậu bé được rút ống nội khí quản và chuyển sang phòng hồi sức. Tuy nhiên, 15h55 cùng ngày, Xiaosu có biểu hiện ý thức kém, môi tím tái, mạch và nhịp thở yếu, rơi vào hôn mê, tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ ngay lập tức chuyển bệnh nhi vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo lời cha của bệnh nhi, từ lúc vụ việc xảy ra, cơ sở y tế chưa có câu trả lời rõ ràng vì sao dẫn đến tình trạng cậu bé hôn mê. “Ban đầu, phía bệnh viện đặt giả thuyết Xiaosu hôn mê vì dị vật trong họng, sau đó lại nói là vấn đề thuốc mê, nhưng thay đổi thành chưa tìm ra nguyên nhân”, ông bố bức xúc. Anh và vợ phải tạm nghỉ việc để túc trực bên con trai.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Tây An đ.ánh giá tình trạng hôn mê sau khi nhổ răng là hy hữu. Ảnh minh họa: Getty Images.
Khi liên hệ với đại diện của Bệnh viện Nhi Tây An, phóng viên Chinanews nhận được câu trả lời các bác sĩ đã mời nhiều chuyên gia đầu ngành để hỗ trợ hội chẩn trường hợp này. Phía bệnh viện khẳng định đây là trường hợp hy hữu, chưa có kết luận rõ ràng và họ đang làm hết sức để tìm ra nguyên nhân.
“Tôi không bao giờ nghĩ con nằm bất động, hôn mê suốt 40 ngày vì nhổ răng”, Wang Lin nói. Trước đó, gia đình phát hiện Xiaosu có nhiều răng mọc lệch nên đã đưa em đến Bệnh viện Nhi Tây An để nhổ. Các bác sĩ tại đây chẩn đoán Xiaosu bị mọc thừa răng và cần gây mê toàn thân trước khi xử lý.
“Họ khẳng định kỹ thuật gây mê an toàn, giúp con không đau nên tôi mới đồng ý và không suy nghĩ nhiều”, bà mẹ nhớ lại.
Bệnh án cũng cho thấy Xiaosu không gặp vấn đề về sức khỏe trước khi nhổ răng, chế độ ăn uống, đại – tiểu tiện hoàn toàn bình thường. Cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi gây mê cũng cho thấy Xiaosu đủ điều kiện.
Năm 2018, cậu bé từng trải qua cuộc phẫu thuật gây mê toàn thân để chữa bệnh động kinh tại Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh (Trung Quốc) và không gặp vấn đề gì.