Dù đã có kết quả âm tính với Covid-19, 2 người trong gia đình có 5 F0 tại TPHCM thường xuyên bị ám ảnh, thậm chí nghĩ đến cái c.hết.
Ngày 8/11, chị M. (SN 1974, ngụ TPHCM) liên hệ phóng viên Dân trí với mong muốn được giới thiệu bác sĩ hỗ trợ, khi sức khỏe có nhiều chuyển biến tiêu cực.
“Giống như người c.hết” sau khi khỏi Covid-19
Tháng 8 vừa qua, cả nhà 5 người của chị M. phát hiện mắc Covid-19. Sau khi được thông báo, trạm y tế địa phương đã đến kiểm tra tình trạng và xác định họ có thể điều trị tại nhà.
Gia đình chị M. được cấp các túi thuốc A, B và theo dõi sức khỏe hơn 10 ngày thì lần lượt các thành viên có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 11/9, chị M. được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian giám sát, cách ly kiểm dịch y tế.
Trên lý thuyết đã khỏi Covid-19 nhưng chị M. vẫn cảm giác mỏi mệt, bủn rủn tay chân, đầu óc không tỉnh táo. Gần đây, tóc chị liên tục rụng nhiều mảng lớn, vùng trên trán hói chỉ trong vài ngày. Đặc biệt, mỗi khi ngủ chị thường gặp ác mộng, thấy mình chịu đau đớn trên giường bệnh, đến nỗi nghĩ đến cái c.hết.
Tóc chị M. rụng từng búi lớn chỉ trong vài ngày (Ảnh: NVCC).
Vốn có t.iền sử bệnh tim mạch, chị M. sau đó đến một bệnh viện đã điều trị nhiều năm kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ tại đây cho biết cần phải theo dõi thêm để đ.ánh giá cụ thể tình trạng, nên chỉ kê thuốc trị tim mạch, rối loạn chuyển hóa protein, đái tháo đường cho người phụ nữ này.
Thành viên thứ hai trong gia đình 5 F0 là anh L.H.P. (em chồng chị M.) cho biết cũng bị đau nhức tay chân, sức khỏe suy yếu và hay gặp ảo giác sau khi đã khỏi bệnh.
“Nó (anh P.) nhiều lần nói với tôi là em thấy mệt quá, sao em giống như người c.hết quá chị ơi. Không biết phải làm thế nào” – chị M. chia sẻ.
Ám ảnh tâm lý “hậu Covid-19″
Sau khi thăm khám và khai thác các triệu chứng của chị M., bác sĩ Lê Duy, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ và stress cho biết, chị M. có dấu hiệu rối loạn tâm thần.
Ác mộng mà chị M. gặp phải, xuất phát từ việc suy nghĩ gắn liền với cảm xúc sợ hãi mạnh mẽ ban ngày. Nếu bệnh nhân Covid-19 không được chăm sóc y tế kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thúc đẩy sự hoảng sợ tăng cao.
“Hướng giải quyết là tư vấn sức khỏe để chị M. an tâm, được trấn an, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ dưỡng chất để thúc đẩy sự hồi phục về cơ thể. Về vấn đề rụng tóc, chị M. cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xử trí ” – bác sĩ nói.
Bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng hậu Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: BSCC).
Theo bác sĩ Duy, biểu hiện tâm lý chung của bệnh nhân “hậu Covid-19″ là sợ hãi đám đông. Đây không nhất thiết là triệu chứng bệnh, mà do những ấn tượng và nhận thức về Covid-19, tạo ra phản xạ chung trong sinh hoạt hiện tại. Diễn tiến sự mất ngủ và ám ảnh của bệnh nhân trên dù vẫn còn, nhưng đã thuyên giảm sau 2 tháng và không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt của chị.
Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn khi triệu chứng mất ngủ, lo âu, sợ hãi, ám ảnh diễn ra thường xuyên, không thuyên giảm, có chiều hướng gia tăng, làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề. Với những trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần – tâm lý để được điều trị kịp thời.
Theo thống kê được công bố tại hội thảo trực tuyến “Phục hồi chức năng hậu Covid-19″ diễn ra tại TPHCM vào tháng 10, có 30-40% những người sống sót sau nhiễm bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi khoa hồi sức tích cực (ICU) được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.
Sợ Covid-19 không dám đi bệnh viện, thai phụ ở TPHCM bị vỡ thai nguy kịch
Sợ đến bệnh viện bị nhiễm Covid-19, một sản phụ quyết định không đi khám mà chờ cho dịch hết hoàn toàn.
Không may, sau đó thai kỳ đã gặp biến chứng, vỡ thai ngoài tử cung nguy kịch.
Ngày 2/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, vừa qua nơi đây đã cấp cứu một trường hợp bị vỡ thai ngoài tử cung, đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân là chị P.T.K.T (31 t.uổi, ngụ TPHCM). Qua khai thác lời kể, chị T. phát hiện mang thai tại nhà từ trước. Dù có dấu hiệu bất thường là thường xuyên đau bụng âm ỉ ở tuần thai thứ 8, nhưng chị quyết định chờ hết dịch hoàn toàn, không đến bệnh viện khám thai ngay vì sợ Covid-19.
Mãi đến khi chị đột ngột ngất xỉu mới được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, da tái xanh, mạch và huyết áp không đo được. Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng siêu âm bụng tại giường, phát hiện hình ảnh nhiều dịch, m.áu trong ổ bụng.
Đ.ánh giá tình trạng người bệnh nguy kịch và đe dọa tính mạng, ê-kíp cấp cứu lập tức kích hoạt “báo động đỏ nội viện”. Công tác chuẩn bị phẫu thuật, quy trình vận chuyển được xử trí như một ca nghi ngờ mắc Covid-19 tại bệnh viện được khẩn trương thực hiện.
Bác sĩ Bùi Đức Lâm, Trưởng khoa Sản của bệnh viện cho biết, tình trạng người bệnh rất nguy kịch, mất hơn 2,2 lít m.áu. Nếu phẫu thuật chậm trễ, m.áu c.hảy không kiểm soát được, người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu, suy đa phủ tạng dẫn đến t.ử v.ong hoặc đời sống thực vật.
Bác sĩ thăm khám cho nữ bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Không còn thời gian làm các xét nghiệm trước mổ và khẳng định Covid-19 cho người bệnh, ê-kíp mổ thực hiện quy trình chống nhiễm khuẩn, vừa mặc đồ phòng hộ vừa phẫu thuật cấp cứu, vừa hồi sức và thực hiện các xét nghiệm song song. Ca mổ khẩn cấp thành công, chị T. được cứu mạng, sức khỏe ổn định và được xuất viện.
Theo bác sĩ Lâm, thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung, gặp nhiều nhất là ở vòi trứng. Thậm chí, có các trường hợp thai lạc chỗ ra khỏi tử cung, bám vào trong ổ bụng, cuống gan… Đây là nguyên nhân gây t.ử v.ong cao nhất trong các tai biến sản khoa ở 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là khi không phát hiện sớm và can thiệp xử lý kịp thời.
Phía bệnh viện cho biết, đây không phải là trường hợp duy nhất đến bệnh viện quá muộn trong đợt dịch này. Trong thời điểm dịch căng thẳng, nhiều thai phụ trì hoãn việc khám thai do sợ nhiễm bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu mang thai, đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường để được điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.