Nên nấu ăn bằng loại chất béo này để tránh bị đột quỵ

Kết quả nghiên cứu chỉ ra loại chất béo để ngăn ngừa bệnh tim mạch kể cả đột quỵ.

Theo một nghiên cứu mới, ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và mỡ động vật làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngược lại, tiêu thụ nhiều dầu thực vật làm giảm nguy cơ này, theo Hindustan Times.

nen nau an bang loai chat beo nay de tranh bi dot quy 612 6169643

Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu bắp, dầu đậu nành để nấu ăn nhằm giảm nguy cơ bị đột quỵ. ẢNH SHUTTERSTOCK

Các phát hiện của nghiên cứu đã được trình bày tại Phiên họp Khoa học năm 2021 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, từ ngày 13 đến ngày 15.11. Đây là cuộc trao đổi toàn cầu về những tiến bộ khoa học, nghiên cứu mới nhất về tim mạch của các chuyên gia trên toàn thế giới.

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên phân tích toàn diện tác động của các loại chất béo, bao gồm chất béo thực vật, từ sữa và từ động vật, đối với nguy cơ đột quỵ.

Người dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ Fenglei Wang, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại khoa dinh dưỡng Trường Y tế công cộng Harvard TH Chan (Mỹ), cho biết: “Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng, đối với việc ngăn ngừa bệnh tim mạch kể cả đột quỵ, thì loại chất béo và các nguồn chất béo khác nhau quan trọng hơn là lượng chất béo nhiều hay ít”.

Trong nghiên cứu, những người tham gia ở lứa t.uổi trung bình là 50 và tất cả đều không mắc bệnh tim và ung thư ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu.

Những người tham gia hoàn thành bảng khảo sát về tần suất thực phẩm được sử dụng một lần khi bắt đầu và 4 năm một lần trong suốt quá trình nghiên cứu,

Các nhà nghiên cứu đã tính toán và phân loại chất béo được người tham gia tiêu thụ thành 5 nhóm, là thịt mỡ, thịt đỏ, thịt chế biến, dầu thực vật và chất béo từ sữa.

Trong quá trình nghiên cứu, có 6.189 người bị đột quỵ.

nen nau an bang loai chat beo nay de tranh bi dot quy c61 6169643

Ăn nhiều thịt mỡ và thịt đỏ dễ bị đột quỵ hơn. ẢNH SHUTTERSTOCK

Kết quả, đã phát hiện những điều sau:

Tại sao không nên ăn thịt mỡ?

Kết quả cho thấy, những người ăn thịt mỡ nhiều nhất có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 16% so với những người ăn ít nhất, theo Hindustan Times.

Ăn thịt đỏ có hại như lời đồn không?

Nghiên cứu cũng đã phát hiện, những người tiêu thụ nhiều hơn một khẩu phần thịt đỏ – tương đương khoảng 100 gram thịt tươi – mỗi ngày, có nguy cơ đột quỵ cao hơn 8%.

Thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo hoặc thịt cừu.

Còn thịt chế biến thì sao?

Đồng thời, những người tiêu thụ nhiều hơn 1 khẩu phần thịt chế biến – tương đương 100 gram xúc xích hoặc thịt xông khói, có nguy cơ đột quỵ cao hơn 12%.

Các loại thịt chế biến bao gồm thịt xông khói, xúc xích, giăm bông và các loại thịt nguội khác.

Tại sao nên ăn dầu thực vật?

Ngược lại, những người ăn nhiều nhất các loại dầu thực vật có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 12% so với những người ăn ít nhất, theo Hindustan Times.

Sữa nguyên kem có hại không?

Riêng chất béo từ sữa như sữa nguyên kem, pho mát, bơ, kem không ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu khuyến cáo điều gì?

Từ những kết quả này, mọi người nên giảm tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến, giảm thiểu thịt mỡ, nên thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu bắp, dầu đậu nành để nấu ăn nhằm giảm nguy cơ bị đột quỵ, tiến sĩ Wang khuyến cáo, theo Hindustan Times.

Nhiều loại thịt chế biến có nhiều muối, chất béo bão hòa và ít dầu thực vật.

Nghiên cứu cho thấy rằng, thay thế thịt chế biến bằng các nguồn đạm khác, đặc biệt là đạm thực vật, sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ t.ử v.ong, theo tiến sĩ Alice H. Lichtenstein, nhà khoa học kỳ cựu, giáo sư tại Trường Y Đại học Tufts (Mỹ), tác giả chính của “Hướng dẫn Chế độ ăn uống nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch” – được công bố tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm nay.

Tiến sĩ Lichtenstein nói thêm, các điểm chính của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch là cân bằng lượng calo và duy trì cân nặng hợp lý, chọn ngũ cốc thô, đạm nạc và đạm thực vật cũng như nhiều loại trái cây và rau quả; hạn chế muối, đường, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và rượu, theo Hindustan Times.

4 lưu ý để chủ động phòng ngừa thừa cholesterol và đột quỵ

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch m.áu não, có thể xảy ra với bất kỳ ai và thường diễn ra đột ngột, để lại nhiều biến chứng, thậm chí t.ử v.ong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

4 luu y de chu dong phong ngua thua cholesterol va dot quy a2a 5892923

Sử dụng các chất béo có lợi, loại bỏ chất béo có hại là cách thức phòng ngừa tình trạng thừa cholesterol hiệu quả

Theo con số thống kê tại các bệnh viện lớn, số lượng bệnh nhân đột quỵ đã tăng gần gấp 4 lần so với 10 năm trước đây, với khoảng 200.000 ca đột quỵ mới được ghi nhận mỗi năm. Trong số đó, có đến 75% trường hợp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol có thể giảm 27% nguy cơ bị đột quỵ.

“Cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa khiến mạch m.áu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn, từ đó gây thiếu m.áu não dẫn đến đột quỵ.TS.BS NguyỄn Bá Thắng

Chính vì vậy, để chủ động giảm thiểu tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể, phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần lưu ý 4 vấn đề sau:

1. Kiểm soát tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể

Thực tế, cholesterol khi ở ngưỡng bình thường rất có ích cho hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Tuy nhiên, khi hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao và tích tụ có thể dẫn đến tình trạng “xơ vữa động mạch”, gây ra nhiều bệnh lý đi kèm như: tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, tắc động mạch ngoại biên, tổn thương thận…, trong đó nặng nhất là dẫn đến bị đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch m.áu não. Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam.

Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc đã gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.

“Cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa khiến mạch m.áu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn, từ đó gây thiếu m.áu não dẫn đến đột quỵ” – TS.BS Nguyễn Bá Thắng – phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, trưởng Trung tâm khoa học thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – cho biết.

2. Chủ động loại bỏ các chất béo có hại

Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng chất béo không tốt cho sức khỏe, khi gặp tình trạng thừa cholesterol thì loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Nhưng thực tế thì đây là một nhóm chất thiết yếu mà cơ thể cần dung nạp mỗi ngày với hàm lượng hợp lý để hấp thụ một số vitamin, giúp thúc đẩy các chức năng trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta không nên kiêng sử dụng chất béo mà cần có kiến thức để phân biệt, lựa chọn sử dụng các chất béo có lợi thay vì chất béo có hại.

Cụ thể, nên hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ nội tạng động vật, óc, lòng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thịt đỏ vì nhóm chất béo này chứa nhiều cholesterol. Nếu ăn thịt thì nên sử dụng phần nạc và bỏ phần da, mỡ. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng thừa cholesterol, cần tăng thêm nguồn protein từ các loại cá, hải sản, đậu đỗ; tăng cường bổ sung rau xanh, các thực phẩm chứa chất xơ, các loại quả chín không quá ngọt…

4 luu y de chu dong phong ngua thua cholesterol va dot quy e86 5892923

Neptune Light – sản phẩm được Viện Y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu và chứng nhận công dụng hỗ trợ giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm

3. Tăng cường dưỡng chất Gamma-Oryzanol và Phytosterol

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày và tăng cường sử dụng các dưỡng chất Gamma-Oryzanol (có trong dầu gạo lứt) và Phytosterol (có trong một số loại dầu thực vật như dầu đậu nành) có khả năng cải thiện được tình trạng thừa cholesterol, phòng ngừa đột quỵ.

TS.BS Trương Hồng Sơn – phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam – cho biết: “Dưỡng chất Phytosterol có tác dụng giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Trong khi đó, Gamma – Oryzanol có tác dụng ức chế enzyme, thúc đẩy sản xuất cholesterol và tăng đào thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể”.

Một trong những cách bổ sung Gamma – Oryzanol và Phytosterol tiện lợi là thông qua việc sử dụng dầu thực vật có chứa dưỡng chất này trong nấu nướng hằng ngày. Trong đó, dầu ăn Neptune Light đã được Viện Y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu và chứng nhận có công dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm do có chứa công thức Healthy GP, bao gồm cả 2 dưỡng chất Gamma-Oryzanol và Phytosterol.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi như acid béo omega 3 – thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và trong những loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương…

4. Kết hợp chế độ dinh dưỡng với luyện tập thể dục

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, mỗi người càng phải chủ động chăm sóc nhiều hơn cho sức khỏe, nâng cao ý thức phòng bệnh.

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thừa cholesterol bao gồm: yếu tố không thay đổi được là di truyền, t.uổi tác, giới tính, bệnh lý nền; và yếu tố thay đổi được xuất phát từ thói quen hằng ngày như chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lối sống thiếu vận động, hút t.huốc l.á, dùng chất kích thích (rượu, bia…).

Để xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, trong mỗi bữa ăn hằng ngày cần tăng thêm lượng rau củ quả và các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, cũng cần tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

Đột quỵ ngày càng “trẻ hóa”

Các thống kê cũng cho thấy độ t.uổi bệnh nhân đột quỵ dưới 45 t.uổi đang ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, bởi 50% bệnh nhân đột quỵ không thể tự sinh hoạt mà phải sống lệ thuộc vào người khác và 75% người bị đột quỵ không thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *