Quả dâu chín là trái cây giàu dinh dưỡng, có thể ăn trực tiếp, làm thuốc hoặc ngâm rượu…
Vậy cách dùng dâu chín bồi bổ sức khỏe như thế nào?
Tác dụng của quả dâu chín
Theo Đông y, quả dâu chín có vị ngọt, tính mát, không độc, lợi vào 2 kinh can và thận; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, trừ gió độc, an thần ích trí, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng thông tiện, thính tai sáng mắt và làm đen râu tóc.
Dâu chín có thể sử dụng để chữa trị rất nhiều chứng bệnh, như hoa mắt chóng mặt do âm huyết hư suy, người mệt mỏi, ngực bồn chồn, tim đ.ập dồn loạn nhịp, mất ngủ, hay quên, bí đại tiện, da khô nhiều nếp nhăn, râu tóc bạc sớm…
Quả dâu chín bổ âm huyết, tăng cường sức khỏe và sắc đẹp
Một số cách sử dụng quả dâu chín
Tang mật hoàn:Quả dâu chín phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g.
Hoặc dùng bài:Quả dâu chín 5kg, đỗ đen 2kg, hồng táo (táo tầu) 2kg. Đỗ đen rửa sạch, cho vào nồi, nấu kỹ với nước ép quả dâu chín, vớt ra phơi khô – nấu và phơi như vậy 5 lần (ngũ chưng ngũ sái) rồi nghiền thành bột mịn; hồng táo hấp chín, bỏ hạt, giã nhuyễn, trộn với bột đậu đen hoàn thành viên, to bằng đốt ngón tay; mỗi ăn ngày vài lần, nhâm nhi thuốc này như ăn kẹo.
Tang mật cao:Quả dâu chín 1200g, mật ong 350ml; quả dâu sắc với nước 2 lần (sau mỗi lần chắt lấy nước cốt), hợp hai nước lại, cô nhỏ lửa cho tới khi đặc quánh, thêm mật ong vào đun sôi lại là dùng được; chờ nguội cho vào lọ nút kín dùng dần; mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 20g, hòa vào nước ấm uống.
Rượu quả dâu bổ huyết tăng cường sức khỏe
Rượu dâu:Quả dâu chín và rượu trắng trên 40 độ, lượng thích hợp. Ngâm quả dâu tươi với rượu trắng theo tỷ lệ khoảng 1/3 (1kg dâu ngâm trong 3 lít rượu), sau 20-30 ngày là có thể dùng được. Uống trước bữa ăn và uống trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 chén con.
Cháo dâu:Quả dâu tươi 100g, gạo nếp 80g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch, gạo nếp sạch, thêm nước vào nấu thành cháo, khi cháo chín thêm đường phèn cho vừa miệng.
Cải cúc dưỡng tim, bổ phổi nhưng không nên ăn nhiều
Cải cúc giàu vitamin C, dưỡng tim, bổ phổi, tốt cho trí não. Tuy nhiên, có những người không nên ăn loại rau này.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), cải cúc có nhiều tên gọi khác nhau như rau tần ô, cúc tần ô… Đây là loại rau phổ biến vào mùa đông, được nhiều người yêu thích.
Từ xa xưa, cải cúc được coi là “rau hoàng đế”, là dược liệu tự nhiên, giàu dinh dưỡng. Cải cúc chứa nhiều axit amin, protein, cholin…
Trong 20 axit amin cần thiết cho cơ thể con người, cải cúc chứa 8 loại.
Theo Đông y, cải cúc có vị cay, tính ngọt, không độc, có tác dụng an tâm khí, trừ đờm, bình can, bổ thận, trị chứng đ.ánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi.
Cải cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Serious Eats
Rau này có thể chế biến cùng nhiều thực phẩm khác để trị chứng đầy hơi, khó tiêu; kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Rau cũng giúp “làm mới” dây thần kinh, hỗ trợ trí não minh mẫn, tỉnh táo. Ngày lạnh, ăn nhiều cải cúc ngăn ngừa bệnh tật, ngủ ngon hơn, trị ho, cảm cúm.
Y học hiện đại cho thấy, rau cải cúc chứa nhiều đạm. Trung bình 1 cây cải cúc chứa 1,85% protein, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các lysine, chất xơ, nước, canxi, vitamin B, vitamin C.
Các thành phần của cải cúc tốt cho tim mạch nên dân gian vẫn gọi đây là rau dưỡng tim. Chất diệp lục của rau giúp giảm cholesterol trong m.áu. Hương thơm của rau có tác dụng giảm hen suyễn, thúc đẩy sự thèm ăn, tăng bài tiết nước tiểu.
Lương y Sáng gợi ý, người bị tăng huyết áp ngoài uống thuốc do bác sĩ kê đơn, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và các chất kích thích có thể ăn rau cải cúc hằng ngày. Những người bị tăng mỡ m.áu có thể “quét” cholesterol hiệu quả bằng cải cúc.
Bạn có thể nấu canh cải cúc với thịt, tôm; ép nước uống; dùng làm rau ăn lẩu.
Dù vậy, theo lương y Sáng, một số người không nên ăn cải cúc vì có thể l.àm t.ình trạng bệnh nặng hơn:
Thứ nhất, người đang tiêu chảy, lạnh bụng
Nếu ăn thêm cải cúc có tính mát, người bệnh sẽ khó chịu hơn. Những trường hợp này nên dùng các thực phẩm có vị nóng để cân bằng.
Thứ hai, những người bị huyết áp thấp
Loại rau này tốt cho người tăng huyết áp, tăng cholesterol nhưng đại kỵ với người huyết áp thấp vì có thể khiến bệnh nhân hạ thêm huyết áp. Một số trường hợp có huyết áp bình thường cũng có tình trạng tụt huyết áp nhẹ nếu dùng quá nhiều loại rau này.
Ngoài ra, mọi người cũng không nên ăn nhiều cải cúc. Loại rau này tốt cho nhu động ruột nhưng lượng chất xơ cao. Nếu ăn quá nhiều, bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng do chất xơ bên trong dạ dày trở nên quá lớn, gây cản trở quá trình đào thải thức ăn trước đó. Trẻ dưới 1 t.uổi được khuyến cáo hạn chế ăn cải cúc, không dùng nước ép cải cúc trị ho.