Năm 2021 đ.ánh dấu 100 năm kể từ khi phát hiện insulin, một loại thuốc giúp ức chế bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, những ca mắc tiểu đường không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên, các chuyên gia cho rằng Covid-19 có thể là một trong những nguyên nhân.
Cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh tiểu đường
CNN ngày 14.11 đưa tin, dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, giáo dục và phòng ngừa, tuy nhiên đến nay thống kê vẫn cho thấy sự gia tăng đáng kể bệnh nhân mắc tiểu đường.
Theo số liệu do Liên đoàn Tiểu đường quốc tế (IDF), hiện trên thế giới có khoảng 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ này hiện là 1/10, nghĩa là cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. IDF dự đoán đến năm 2024, tỷ lệ này sẽ tăng thành 1/8, tức cứ 8 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh.
Chế độ ăn lành mạnh cho người bị bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
CNN dẫn lời Chủ tịch IDF – tiến sĩ Andrew Boulton: “Vì thế giới đang đ.ánh dấu kỷ niệm 100 năm sáng chế ra insulin, tôi ước gì mình có thể nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được làn sóng gia tăng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh tiểu đường hiện đang trở thành một cơn đại dịch chưa từng có”.
Theo ước tính của IDF, trong năm 2021, trên toàn thế giới đã có 7 triệu người trưởng thành t.ử v.ong do bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó. Con số này còn chưa tính đến số người t.ử v.ong do Covid-19, vì đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong cho người mắc bệnh tiểu đường.
40% bệnh nhân t.ử v.ong do covid-19 là người mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2.2021 cho thấy Covid-19 có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh nặng và t.ử v.ong đối với những người mắc bệnh tiểu đường thể 1 hoặc 2. Tiến sĩ Robert Gabbay, Giám đốc khoa học và y tế của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, cho biết: “Theo số liệu thống kê, có tới 40% bệnh nhân t.ử v.ong do Covid-19 là người mắc bệnh tiểu đường”.
Tiến sĩ Robert Gabbay cho biết thêm có thể nhiều người đã phát triển bệnh tiểu đường vì Covid-19. Một phân tích toàn cầu được công bố vào năm 2020 cho thấy có tới 14% số người nhập viện vì bệnh Covid-19 nặng sau đó phát triển thành bệnh tiểu đường. Một đ.ánh giá khác được công bố vào tháng 10 vừa qua đã tìm thấy các trường hợp về bệnh tiểu đường thể 1 hoặc 2 mới khởi phát ở trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m và người lớn bị nhiễm Covid-19.
Với các số liệu thống kê đáng lo ngại như vậy, các chuyên gia khuyến cáo làn sóng Covid-19 có thể góp phần khiến đại dịch này trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, tiến sĩ Gabbay cho rằng Covid-19 cũng có thể không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, bởi những bất thường về lượng đường trong m.áu có thể là do sự căng thẳng và do các steroid được sử dụng để chống lại chứng viêm do mắc Covid-19, hoặc một nguyên do khác là những bệnh nhân đó đã mắc t.iền tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán. IDF ước tính rằng trong số 537 triệu người trưởng thành sống chung với bệnh tiểu đường trên khắp thế giới, gần một nửa (44,7%) chưa được chẩn đoán bệnh.
Để giảm bớt các ca bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm hơn, nhất là trong giai đoạn t.iền tiểu đường bởi đây là giai đoạn trước khi cơ thể bắt đầu bị tổn thương do lượng đường trong m.áu không đều; và trong giai đoạn này, người bệnh cũng dễ thay đổi lối sống trong sinh hoạt hơn.
Tiến sĩ Robert Gabbay cho biết bệnh tiểu đường có thể thuyên giảm nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý, luyện tập đầy đủ và sử dụng thuốc đúng cách. Những người ở giai đoạn thuyên giảm vẫn có thể có nguy cơ mắc một số biến chứng lâu dài. Vì vậy, họ vẫn cần được theo dõi bằng các xét nghiệm m.áu mỗi quý, kiểm tra mắt và chân, tầm soát bệnh thận và mức cholesterol hằng năm.
Mắt có những hiện tượng này, có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một trong những bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
Thị lực của người bị tiểu đường có thể suy giảm theo thời gian. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, giảm cân đột ngột, đói, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, da khô, n.hiễm t.rùng và mệt mỏi.
Nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến đôi mắt?
Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám, theo The Health Site.
1. Mờ mắt
Người bị bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn bình thường. Điều này sẽ khiến chất lỏng bị rò rỉ vào thủy tinh thể của mắt. Những thay đổi này khiến mắt bạn khó tập trung, khiến mọi thứ trở nên mờ.
2. Mắt thường xuyên mệt mỏi
Dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính hoặc đọc tài liệu quá nhỏ cũng có thể khiến mắt bị mệt. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu không biến mất nhanh chóng sau khi mắt được nghỉ ngơi, hoặc cảm giác khó chịu ở mắt kéo dài từ 3 ngày trở lên, điều này có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề.
Tiểu đường có thể khiến mắt của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Ảnh SHUTTERSTOCK
3. Nhạy cảm với ánh sáng
N.hiễm t.rùng, trầy xước giác mạc và một số bệnh như viêm màng não có thể khiến thị lực nhạy cảm với ánh sáng hơn bình thường.
Nếu thấy nhạy cảm với ánh sáng trong thời gian dài hoặc bị tái phát thường xuyên, nên đi khám sớm, theo The Health Site.
4. Suy giảm tầm nhìn
Các đốm đen di chuyển ngang qua mắt là những ví dụ về sự gián đoạn thị lực. Nếu những triệu chứng này phát sinh đột ngột, dù có kèm theo đau đầu hay không, nên tìm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ nhãn khoa. Những rối loạn như thế này có thể do các lỗ võng mạc hoặc bong võng mạc gây ra.
5. Không có khả năng tập trung
Gặp phải hiện tượng mờ mỗi khi cố gắng nhìn kỹ vào một vật nào đó, cũng có thể do sử dụng màn hình quá nhiều hoặc đọc tài liệu có chữ nhỏ, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đừng bỏ qua nếu gặp khó khăn khi nhìn vì có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải đi khám mắt liên quan đến bệnh tiểu đường, theo The Health Site.