5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở t.rẻ e.m

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

Bệnh tiểu đường không chỉ phổ biến ở người lớn mà còn ở t.rẻ e.m. Căn bệnh này có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể. Khi lượng đường trong m.áu cao sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận,… Do đó, bố mẹ có thể thúc đẩy con cái của mình tạo dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường khởi phát.

Tiến sĩ Angeli Misra, Giám đốc phòng thí nghiệm Lifeline, chia sẻ: “Nên khuyến khích t.rẻ e.m và thanh thiếu niên tuân theo lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh kết hợp một lối sống năng động”.

Sau đây là những lời khuyên mà Tiến sĩ Angeli khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.

Quản lý cân nặng

Nếu con bạn bị thừa cân, giảm cân có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khẳng định, chỉ cần giảm 7-10% trọng lượng cơ thể sẽ giảm được 50% khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Hoạt động thể chất

5 bien phap ngan ngua benh tieu duong o tre em 0de 6155970

Ngày nay, t.rẻ e.m thường dán mắt vào màn hình điện tử hầu hết thời gian. Hơn nữa, đại dịch đã làm giảm các hoạt động thể chất của họ nhiều hơn. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động thể chất như:

– Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, nhảy dây hoặc chơi một môn thể thao ít nhất 1 giờ mỗi ngày.

– Đi bộ đến các điểm đến ngắn.

– Đi cầu thang bộ thay vì thang máy.

– Giảm thời gian dành cho tivi hoặc mạng xã hội.

– Ngăn cản thói quen lười vận động.

Quản lý căng thẳng

5 bien phap ngan ngua benh tieu duong o tre em 5cc 6155970

– Dạy trẻ cách chống lại căng thẳng thông qua thiền, yoga và các bài tập thở sâu ít nhất 15-20 phút mỗi ngày.

– Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích như hội họa, âm nhạc, khiêu vũ,…

– Kiểm tra tình trạng sức khỏe hàng năm, đặc biệt nếu gia đình có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống cân bằng

Bố mẹ hãy cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng:

– Ăn bánh mì nhiều hạt và tránh các sản phẩm làm từ bột mì trắng như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và kẹo.

– Ăn nhiều rau lá xanh và các loại rau màu sắc khác chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, cà chua, đậu bắp, bầu hồ lô, mướp đắng, ớt chuông, nấm, đậu Hà Lan, ớt, cà rốt, đậu,… Tránh tiêu thụ quá nhiều các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang và bột sắn.

– Đừng bỏ qua trái cây như táo, lê, đu đủ, cam, ổi, chanh, lựu,… và các loại hạt như hạt chia và hạt hướng dương. Tránh ăn quá nhiều xoài, hồng xiêm và vải.

– Tránh hoặc cắt giảm đường trắng, bánh kẹo, sôcôla và thực phẩm có đường.

– Tránh đồ ăn vặt, thực phẩm béo và nhiều dầu như khoai tây chiên, bánh chiên, và không ăn nhiều chất béo bão hòa như bơ ghee, bơ và dầu ăn thực vật hydro hóa.

– Chọn các món ăn nhẹ lành mạnh, ít chất béo và bổ dưỡng. Khuyến khích trẻ ăn salad và xúp.

– Tránh đi ăn ngoài quá thường xuyên.

Những sai lầm người bệnh tiểu đường thường mắc phải

Bệnh tiểu đường chắc chắn có thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh lối sống.

Tuy nhiên có một số cách có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, tâm trí và sự trao đổi chất của người bệnh.

Sau đây là những sai lầm phổ biến mà người bệnh tiểu đường cần tránh.

Không theo dõi đường huyết

Cần phải theo dõi lượng đường vào 4 thời điểm trong ngày: lúc đói, 2 giờ kể từ lúc bắt đầu ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.

Người tiểu đường nên mua máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong m.áu, theo Timesofindia.

nhung sai lam nguoi benh tieu duong thuong mac phai a3d 6149091

Người tiểu đường nên mua máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong m.áu. Ảnh SHUTTERSTOCK

Không bảo quản insulin đúng cách

Bảo quản insulin càng mát càng tốt, nhưng không đông lạnh. Insulin không hoạt động tốt nếu quá nóng hoặc quá lạnh, vì sẽ không kiểm soát lượng đường trong m.áu đúng cách.

Không nên bảo quản insulin ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn bàn, và tránh ánh nắng mặt trời. Hãy để insulin trong ngăn mát trong tủ lạnh. Khi đi du lịch, đảm bảo giữ mát insulin, theo Healthgrades.

Không kiểm tra lượng đường trong m.áu đúng cách

Nếu không kiểm tra lượng đường trong m.áu đúng cách, kết quả có thể sai. Đảm bảo đặt hết que thử vào máy đo. Rửa tay trước khi đo. Ngoài ra, không bóp ngón tay quá mạnh để lấy mẫu m.áu. Nên để ý kỹ cách bác sĩ sử dụng máy đo để làm theo cho chính xác. Đừng ngại hỏi lại. Xét nghiệm chính xác là rất quan trọng.

Không tuân theo quy trình tiêm insulin

Đặt lịch tiêm insulin rồi tuân thủ theo lịch trình đó. Điều này có thể giữ cho lượng đường trong m.áu không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

Các loại thực phẩm khác nhau, căng thẳng, hoạt động thể chất và bệnh tật đều ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu. Kiểm tra lượng đường trong m.áu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình.

Nếu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, cần phải uống đúng lịch mỗi ngày.

Bỏ bữa

Đừng bỏ bữa, lượng đường trong m.áu có thể xuống quá thấp nếu không ăn thường xuyên, đặc biệt nếu có dùng thuốc tiểu đường.

nhung sai lam nguoi benh tieu duong thuong mac phai fec 6149091

Đừng bỏ bữa, lượng đường trong m.áu có thể xuống quá thấp nếu không ăn thường xuyên. Ảnh SHUTTERSTOCK

Thay vì ăn 1 hoặc 2 bữa lớn, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần tránh thức ăn có nhiều muối, đường và chất béo. Nên ăn nhiều trái cây và rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và thịt gia cầm.

Bác sĩ có thể giúp tạo ra một kế hoạch bữa ăn phù hợp cho bạn.

Không kiểm tra chân mỗi ngày

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Dấu hiệu đầu tiên thường là tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân. Những triệu chứng này ban đầu có thể dễ bị bỏ qua, nhưng chúng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Ngăn ngừa các vấn đề xấu về chân bằng cách kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Tìm vết sưng, vết cắt hoặc vết phồng rộp. Dưỡng ẩm cho chân và cắt tỉa móng chân thường xuyên.

Giữ cho m.áu lưu thông đến chân, bằng cách ngọ nguậy ngón chân và cử động mắt cá chân 2 – 3 lần một ngày. Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài, theo Healthgrades.

Không khám sức khỏe thường xuyên

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thận, n.hiễm t.rùng và các vấn đề về nướu. Bác sĩ có thể gửi bạn đến chuyên gia để điều trị các vấn đề này.

Cũng cần phải đi khám mắt ít nhất 1 lần một năm. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị các vấn đề về mắt hơn những người khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *