Cà phê có thể là một trong những phần tốt nhất trong buổi sáng của bạn, thậm chí có thể là lý do chính khiến bạn tìm thấy động lực để rời khỏi giường và bắt đầu.
Uống một lượng cà phê vừa phải không chỉ là an toàn, mà nó còn thực sự mang đến nhiều lợi ích tích cực đáng ngạc nhiên đối với sức khỏe của chúng ta.
Tiến sĩ Frankie Phillips cũng là một chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ có những trao đổi về lợi ích sức khỏe của cà phê và lượng cà phê thích hợp để giúp bạn khỏe mạnh hằng ngày.
Cà phê. Ảnh SHUTTERSTOCK
1. Nên uống bao nhiêu cà phê để giảm nguy cơ mắc bệnh?
“Nhiều nghiên cứu vẫn đang được thực hiện trong những lĩnh vực này, nhưng uống cà phê điều độ (3-5 tách mỗi ngày) đã được biết là có tác động đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là bệnh tim, và có thể đối với huyết áp và tiểu đường loại 2″, tiến sĩ Phillips nói.
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã nói rằng việc uống tới 400 mg caffein mỗi ngày là an toàn (trừ phi bạn đang mang thai, trong đó giới hạn đề xuất thay đổi), theo Eat This, Not That!
Để tham khảo, đây là lượng caffeine gần đúng trong một số thức uống cà phê yêu thích của bạn:
Cà phê Brewed (8 ounce) có khoảng 96 mg caffein.
Một tách cà phê espresso có khoảng 64 mg caffein.
Một ly Starbucks cao có khoảng 150 mg caffein.
Mặc dù 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày là ổn đối với người lớn bình thường, nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến cảm giác của cơ thể bạn trong trường hợp bạn có thể nhạy cảm hơn với caffein.
Nếu bạn uống quá nhiều caffein, bạn có thể gặp phải những hiện tượng như bồn chồn, buồn nôn, đau đầu hoặc các triệu chứng lo lắng.
Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim, đột quỵ
2. Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Uống nhiều tách cà phê mỗi ngày thực sự có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Ví dụ, trong một phân tích tổng hợp của hơn 30 nghiên cứu khác nhau liên quan đến caffein, người ta thấy rằng những người uống từ 3-5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn những người không uống một tách cà phê 15%.
Trong một phân tích tổng hợp khác, người ta thấy rằng những người uống khoảng 3 tách cà phê mỗi ngày giảm được 21% nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch.
Dựa trên những nghiên cứu này, lượng cà phê uống mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh là 3-5 tách.
Và theo Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), những người thường xuyên tiêu thụ cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn những người không uống cà phê.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, tiến sĩ Phillips nói với Coffee Friend rằng “nhiều lợi ích của việc uống cà phê có thể là do nó chứa caffein, nhưng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các chất chống oxy hóa có thể có tác dụng chống viêm và các tác dụng hữu ích khác”, theo Eat This, Not That!
3. Cà phê cũng có thể cải thiện sức khỏe não bộ
Uống cà phê điều độ có liên quan đến việc cải thiện mức độ tỉnh táo và năng lượng, cũng như chức năng nhận thức, và hỗ trợ chức năng não tốt hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cùng với việc giảm nguy cơ mắc bệnh, cà phê còn được biết là giúp ích cho sức khỏe não bộ của bạn.
“Uống cà phê điều độ có liên quan đến việc cải thiện mức độ tỉnh táo và năng lượng, cũng như chức năng nhận thức, và hỗ trợ chức năng não tốt hơn”, tiến sĩ Phillips nói.
“Và trong khi vẫn cần nghiên cứu thêm, có những mối liên hệ thú vị giữa việc uống cà phê và những cải thiện trong tình trạng thoái hóa thần kinh, bao gồm chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer”, tiến sĩ Phillips cho biết thêm.
4. Cà phê có thể giúp kiểm soát cân nặng
Uống một lượng cà phê vừa phải cũng có liên quan đến việc giảm cân và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Theo tiến sĩ Phillips, “hàm lượng caffein trong cà phê có thể có ảnh hưởng có lợi đến sự trao đổi chất bằng cách giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất,
và có thể có một số tác động đến việc quản lý cân nặng và quá trình oxy hóa đốt cháy chất béo”.
5. Cách uống cà phê tốt cho sức khỏe
Mặc dù số lượng tách cà phê có thể tạo nên tác động, nhưng điều quan trọng là bạn phải tập trung vào cách bạn uống cà phê của mình!
Tiến sĩ Phillips nói: “Để tận dụng tối đa tách cà phê lành mạnh của bạn, hãy thử uống nó mà không thêm đường hoặc xirô có hương vị và sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo thay vì kem hoặc sữa đầy đủ chất béo”, tiến sĩ Phillips nói.
Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể thưởng thức ly cà phê theo ý thích của mình, nhưng chọn những cách uống cà phê lành mạnh hơn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể hằng ngày của bạn, theo Eat This, Not That!
Thai phụ uống cà phê có sao không?
Bạn đọc N.T.M (nữ, 29 t.uổi, TP HCM) hỏi: “Tôi nghiện cà phê 10 năm, nay có thai và thấy mình nhạy cảm hơn với thức uống này: tim đ.ập nhanh, có khi say. Như vậy có gây hại cho thai không?”.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trả lời: Cà phê có chứa caffein, là một chất kích thích thần kinh có tác dụng gây phấn chấn, tỉnh táo, chống buồn ngủ… Caffein có thể gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất ngủ hoặc cảm giác chóng mặt nếu dùng liều cao. Dùng lâu ngày và thường xuyên có thể nghiện tùy thuộc lượng cà phê uống hằng ngày.
Dùng cà phê khi đang mang thai sẽ làm kích thích tim mạch ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa từ Internet)
Khi phụ nữ có thai, do thay đổi về nội tiết, lưu lượng tuần hoàn và nhiều biến đổi khác trong cơ thể nên việc tăng tác dụng của thức uống này là bình thường, tuy nhiên, thai phụ được khuyên tránh dùng các thức ăn, thức uống, gia vị có tính kích thích để bảo đảm sức khỏe mẹ và bé. Bạn đã có thói quen uống cà phê từ 10 năm nay thì ít nhiều cũng bị chứng lệ thuộc caffein (tức nghiện), nếu ngưng đột ngột sẽ rất khó chịu và xuất hiện các triệu chứng như bứt rứt, thèm cà phê, nhức đầu, khó tập trung…
Bạn nên hạn chế dần liều lượng, pha loãng cà phê dần rồi từ từ bỏ. Tình trạng tăng kích thích tim mạch ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng thai nhi, nhất là khi thai đang hình thành hệ tim mạch, thần kinh; nhưng không có nghĩa là thai đang bị bất thường.