Người mắc bệnh Hemochromatosis là do một rối loạn di truyền gây ra sự tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể. Để kiểm soát bệnh, người mắc bệnh Hemochromatosis cần tránh thực phẩm chứa nhiều sắt và những thực phẩm có thể làm tăng hấp thu sắt.
1. Bệnh Hemochromatosis là gì?
NỘI DUNG
- 1. Bệnh Hemochromatosis là gì?
- 2. Người bệnh thừa sắt ăn gì?
- 3. Thực phẩm không nên ăn
- 4. Người bệnh nên làm gì?
Hemochromatosis là một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt. Sắt được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu vì cơ thể không thể tạo ra nó mà phải được cung cấp từ thức ăn.
Ở người trưởng thành bình thường, chỉ khoảng 10% – 30% lượng sắt ăn được hấp thụ trong ruột.
Còn ở những người bị bệnh huyết sắc tố, một loại hormone gọi là hepcidin làm tăng khả năng hấp thụ lên tới 400%, dẫn đến tình trạng thừa sắt và nhiễm độc sắt.
Lượng sắt dư thừa tích tụ trong gan. Ảnh: Internet
Thông thường, một người mắc bệnh Hemochromatosis di truyền do thừa hưởng một bản sao của gene khiếm khuyết từ cha và mẹ. Tuy nhiên, không phải ai thừa hưởng gene cũng phát bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao một số người có triệu chứng thừa sắt và những người khác thì không.
Lượng sắt dư thừa được tích tụ trong các mô và các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là da, tim, gan, tuyến tụy, và khớp xương. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, sắt có thể tích tụ trong các mô cơ thể và cuối cùng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: Viêm khớp, các bệnh về gan, tổn thương tuyến tụy, bất thường về tim, mãn kinh sớm, tổn thương tuyến thượng thận…
BSCKII. Huỳnh Tấn VũQuá tải sắt thường diễn ra một cách âm thầm, không có triệu chứng điển hình nên gây khó khăn trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Trong một số trường hợp, quá tải sắt có thể gây đau khớp, mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau bụng, giảm ham muốn tình dục…https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-khi…
2. Người bệnh thừa sắt ăn gì?
Chế độ ăn uống của người mắc bệnh Hemochromatosis cần tránh thực phẩm chứa nhiều sắt và những thực phẩm có thể làm tăng hấp thu sắt. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mà không làm cơ thể bị quá tải chất sắt.
Người bệnh Hemochromatosis cần tránh thực phẩm chứa nhiều sắt.
Những thực phẩm người bệnh Hemochromatosis nên ăn bao gồm: Sữa chua, phô mai, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu, các loại ngũ cốc, bông cải xanh, rau chân vịt, quả sung, táo, quả bơ, dầu ô liu, trà đen, cà phê, ca cao…
Có những loại thực phẩm được coi là có lợi cho người bệnh Hemochromatosis vì chúng cản trở sự hấp thụ sắt trong ruột. Đó là:
– Canxi: Canxi có trong sữa, rau lá xanh, đậu nành và cá có dầu được cho là có thể làm chậm quá trình hấp thụ sắt trong ruột. Tuy nhiên, chỉ ở liều lượng cao hơn (khoảng 300 – 600 miligam) những thực phẩm này mới có tác dụng thải sắt.
– Phosvitin: Trứng chứa một loại protein gọi là phosvitin liên kết với sắt và giúp đào thải chất này ra khỏi cơ thể. Mặc dù lòng đỏ trứng rất giàu chất sắt, nhưng phosvitin giúp hạn chế lượng chất sắt mà cơ thể hấp thụ từ chúng.
Người bệnh Hemochromatosis nên ăn trứng.
– Oxalat: Những hợp chất có nguồn gốc thực vật này được tìm thấy trong rau bina, cải xoăn, củ cải đường, quả hạch, sô cô la, trà, cám lúa mì, dâu tây… được cho là làm giảm sự hấp thụ sắt không phải heme. Mặc dù rau bina rất giàu chất sắt, nhưng oxalat có thể hạn chế sự hấp thụ của chúng.
– Phytate: Phytate được tìm thấy trong quả óc chó, hạnh nhân, đậu khô, đậu lăng, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt cũng cản trở sự hấp thụ sắt heme (sắt tự nhiên dễ hấp thụ nhất trong ruột).
– Polyphenol: Những hóa chất có nguồn gốc thực vật này được tìm thấy trong cà phê, ca cao, bạc hà và táo là một chất ức chế chính sự hấp thụ sắt heme.
– Tanin: Những hợp chất hữu cơ này được tìm thấy trong trà đen, nho, lúa mạch, nam việt quất và trái cây khô liên kết với sắt và hỗ trợ quá trình đào thải sắt ra khỏi cơ thể.
Trà đen hỗ trợ quá trình đào thải sắt.
3. Thực phẩm không nên ăn
Cần hạn chế loại thực phẩm thịt đỏ và thịt nội tạng để giảm lượng sắt heme. Ngoài ra cũng cần hạn chế ăn trái cây họ cam quýt, mỡ động vật, rượu, đường…
Trái cây họ cam quýt, rượu, đường… có thể tăng cường sự hấp thụ và thúc đẩy quá tải sắt.
– Cam quýt: Trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C. Vitamin C là một trong những chất tăng cường mạnh mẽ nhất cho sự hấp thụ sắt không phải heme. Ngoài cam quýt, người bệnh cũng nên hạn chế các nguồn giàu vitamin C khác bao gồm cà chua, ổi và ớt đỏ.
-
Thừa sắt trong cơ thể có thể gây tổn thương ganĐọc ngay
– Rượu: Sự hấp thụ sắt không phải heme tăng khoảng 10% khi rượu được thêm vào bữa ăn.
– Đường: Đường và thực phẩm chứa nhiều đường có thể tăng cường hấp thụ sắt không phải heme lên tới 300%.
– Những người bị bệnh huyết sắc tố di truyền cũng nên tránh động vật có vỏ sống vì nó chứa một loại vi khuẩn được gọi là Vibrio vulnificus có thể gây tử vong ở những người có hàm lượng sắt cao.
– Đối với beta-carotene được tìm thấy trong các loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ như cà rốt, khoai lang, củ cải đường, ớt đỏ và vàng cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt. Tuy nhiên, do lợi ích dinh dưỡng của chúng lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn, vì vậy người bệnh Hemochromatosis không cần tránh loại thực phẩm này.
Người bệnh Hemochromatosis nên hạn chế trái cây giàu vitamin C.
4. Người bệnh nên làm gì?
Khi mắc bệnh Hemochromatosis, người bệnh cần được điều trị và tư vấn dinh dưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo lượng sắt ở trong giới hạn bình thường.
Cần chú ý không ăn kiêng quá mức có thể khiến lượng sắt giảm nhiều, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.