Hơn 100 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình gặp phải triệu chứng bất thường như sốt, rét run, đau mỏi người,…nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân bởi các kết quả xét nghiệm đều cho chỉ số bình thường.
Hơn 100 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình gặp triệu chứng bất thường nhưng chưa rõ nguyên nhân – Ảnh: KHÁNH LINH
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online ngày 6-11, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trung – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình – xác nhận thời điểm cuối tháng 9 đến giữa tháng 10-2021, tại khoa thận nhân tạo của bệnh viện có ghi nhận tổng số 101 bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình lọc m.áu như sốt dao động 37,8 – 39 độ C, đau người, rét run…
Tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày với các ca lọc, máy chạy thận khác nhau và xảy ra ở cả quả lọc lần đầu lẫn quả lọc sử dụng lại. Sau khi phát hiện sự việc, các bệnh nhân được kịp thời xử trí bằng cách ủ ấm, nâng nhiệt độ máy hoặc dùng thuốc Solumedrol, Paracetamol và tất cả bệnh nhân đều ổn định, tự về nhà được.
Trước sự cố bất thường này, bệnh viện đã phải tạm dừng hoạt động chạy thận nhân tạo để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục biến chứng xảy ra trong quá trình lọc m.áu.
“Để tìm nguyên nhân, tất cả mẫu nước xét nghiệm chúng tôi đã gửi lên Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường nhưng đều cho kết quả bình thường. Chúng tôi cũng rà lại tất cả quy trình từ khử khuẩn đến vệ sinh, thay lại hệ thống lưu trữ nước, hay như đường nước dẫn vào các máy thận, hệ thống màng lọc đều được xử lý.
Kiểm tra về vi khuẩn, độc tố, hóa chất đều không có vấn đề gì bất thường nên đã báo cáo Sở Y tế xin được cho bệnh nhân trở lại khoa thực hiện chạy thận nhân tạo như bình thường” – bà Trung cho hay.
Bác sĩ Trung thông tin thêm cách đây khoảng 2 năm cũng xảy ra sự cố tương tự. Sau khi rà soát toàn bộ quy trình, trong đó có việc xét nghiệm mẫu nước cũng không cho thấy dấu hiệu bất thường nên khoa thận nhân tạo tiếp tục hoạt động và đón tiếp bệnh nhân.
Để đảm bảo an toàn trước khi hoạt động trở lại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho rửa máy lọc nước RO và hệ thống ống nước RO, khử khuẩn toàn bộ máy thận và làm các xét nghiệm vi sinh kiểm tra nội độc tố, cấy vi khuẩn, đồng thời gửi mẫu nước xét nghiệm tới Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.
Ngoài ra, tiến hành thay rửa bể nước nguồn của bệnh viện và bể nước nguồn riêng của khoa thận nhân tạo; thực hiện thay màng lọc nước RO1, RO2, các vật liệu của hệ thống lọc thô tại phòng máy nước RO của khoa.
Ông Phạm Quang Hòa – giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình – cho biết phía bệnh viện đã có báo cáo xử lý sau sự cố bất thường trong chạy thận nhân tạo. Qua xem xét thấy các kết quả xét nghiệm hóa lý, vi sinh về nước chạy thận nhân tạo đều đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
“Dù nguyên nhân sự cố đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng hiện tại việc rà soát cho thấy toàn bộ quy trình chạy thận nhân tạo đang hoạt động bình thường. Vì vậy, sở đã quyết định cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai trở lại hoạt động thận nhân tạo để phục vụ nhu cầu của rất đông người bệnh” – ông Hòa cho hay.
Tránh dịch Covid-19, bệnh nhân suy thận mãn chạy thận ngay tại nhà
Thay vì phải đến bệnh viện 3 lần/tuần, nguy cơ cao bị Covid-19, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thể lựa chọn lọc m.áu tại nhà- lọc màng bụng, chỉ cần một tháng đến viện một lần.
Chiều 28/10, Bệnh viện Thận Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học về lọc màng bụng. Kỹ thuật này đã được thực hiện hơn 20 năm, chứng minh hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật.
GS.TS Võ Tam, Phó Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu Việt Nam cho biết bệnh thận mạn là một vấn đề của sức khỏe toàn cầu. Trong đó, có 3 phương pháp điều trị thay thế thận là ghép thận, lọc m.áu (thận nhân tạo) và lọc màng bụng.
Ghép thận là phương tối ưu nhất song rất khó tìm được nguồn cho thận, chi phí cao (phẫu thuật và thuốc hằng ngày), nguy cơ thải ghép, tác dụng phụ của thuốc thải ghép. Phổ biến nhất hiện nay là lọc m.áu. Nhược điểm của nó là cuộc sống của bệnh nhân gắn liền với bệnh viện (3 lần/tuần), ăn kiêng nghiêm, tình trạng sức khỏe ít ổn định, thường mệt trước và sau lọc m.áu, nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi cao…
Trong khi đó, lọc màng bụng là phương pháp sử dụng màng bụng của chính bệnh nhân như một bộ lọc. Ưu điểm của nó là đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho mọi lứa t.uổi, bảo tồn chức năng thận tốt… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ít bị hạn chế hơn so với bệnh nhân lọc m.áu. Chi phí hàng tháng cũng thấp hơn. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh nhân luôn phải mang catheter trong bụng và bụng hơi to do có dịch, cần tuân thủ đúng hướng dẫn, trang bị tại nhà phòng thay dịch, nguồn nước sạch và chỗ chứa dịch…
Theo GS Tam, lọc màng bụng giúp bệnh nhân ít lệ thuộc vào bệnh viện, chỉ đến bệnh viện một tháng/lần để tái khám và nhận dịch. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà sau khi hướng dẫn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Việc chạy thận trong mùa dịch Covid-19 tạo gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như hệ thống y tế (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và lọc m.áu, Bệnh viện Bạch Mai, đặc điểm của bệnh nhân thận là sức đề kháng rất kém, người lớn t.uổi, có nhiều bệnh nền. Vì thế, khi mắc Covid-19, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao.
Cũng vì thế, trong tình hình dịch Covid-19, các trung tâm lọc m.áu phải thực hiện hàng loạt các quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số thậm chí yêu cầu bệnh nhân phải xét nghiệm SARS-CoV-2, điều này làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc người bệnh đến trung tâm lọc m.áu để chạy thận cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
“Khi đại dịch xảy ra thì vấn đề điều trị tại nhà được đặt ra trong đó lọc màng bụng tại nhà có nhiều ưu điểm. Bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện 2 tháng/lần (do ảnh hưởng của dịch phía Bảo hiểm y tế cho kéo dài 2 tháng thay vì một tháng), khác với bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải đến bệnh viện 3 tuần/lần”, BS Dũng cho biết.
Đến nay Việt Nam mới có 50 bệnh viện triển khai phương pháp lọc màng bụng. Tại Bệnh viện Thận Hà Nội cũng có 41 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Biến chứng mà nhiều người lo ngại khi thực hiện kỹ thuật này là viêm phúc mạc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thực tế điều này không quá đáng sợ, không phải là nỗi ám ảnh khi bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn.
Vì thế, trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay thì lọc m.áu tại nhà nên là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối so với lọc m.áu tại bệnh viện.
BS Phan Tùng Lĩnh, Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết kỹ thuật này đòi hỏi một đội ngũ nhân viên y tế đồng bộ được đào tạo những kiến thức cơ bản về điều trị và chăm sóc để đảm bảo chất lượng lọc m.áu. Đặc biệt, cần có đầy đủ kiến thức để hướng dẫn bệnh nhân suy thận để có được cuộc sống chất lượng và điều trị lâu dài. Vì thế, với tư cách là bệnh viện đầu ngành về thận của Hà Nội, Bệnh viện triển khai nhiều khóa đào tạo (3 tháng, 6 tháng) về kỹ thuật lọc màng bụng cho các bệnh viện trên địa bàn cũng như một số tỉnh lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cũng nhấn mạnh hy vọng đến năm 2022 có thể thiết lập được mạng lưới lọc màng bụng. Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về thận, lọc m.áu của Hà Nội, Bệnh viện Thận Hà Nội sẽ song hành và hỗ trợ các bệnh viện trong việc thiết lập các đơn nguyên lọc màng bụng (xây dựng bảng kiểm về trang thiết bị, chuyển giao quy trình…).