Chàng trai bị gai của một con tôm đ.âm vào ngón tay khi làm bếp, sau đó vùng da khắp cánh tay bất ngờ nổi nốt loét ra, chảy mủ vì nhiễm căn bệnh này.
Ngày 13/11, Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận một bệnh nhân bị viêm mạch bạch huyết dạng nốt do vi khuẩn lao gây ra, với bệnh cảnh khá đặc biệt.
Bệnh nhân là chàng trai 25 t.uổi, quê Tây Ninh đến khám vì dọc cánh tay trái xuất hiện nhiều cục màu đỏ tím, không đau. Khai thác thông tin, bệnh nhân cho biết khoảng 6 tháng trước, trong lúc làm bếp thì bị gai con tôm đ.âm vào ngón cái bàn tay trái, tạo thành một nốt nhỏ. Nốt này ngày càng to thêm, loét ra, chảy mủ kèm đau ít và rất lâu lành.
Ngón tay bệnh nhân bị gai tôm đ.âm lúc đầu (Ảnh: BVCC).
Sau đó, vùng tay trái bệnh nhân tiếp tục xuất hiện thêm những nốt tương tự. Đặc biệt, các tổn thương da này nổi theo đường, lan dần từ phía bàn tay lên trên cẳng tay. Ngoài tổn thương da, bệnh nhân không có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, vẫn ăn uống, sinh hoạt và đi làm bình thường. Bệnh nhân rất lo lắng về tình trạng của mình, vì đã điều trị nhiều nơi nhưng bệnh không giảm mà còn có xu hướng nổi thêm các nốt mới.
Sau khi thăm khám và hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm mạch bạch huyết dạng nốt. Nguyên nhân có thể là do nấm, vi khuẩn lao, nhiễm Leishmania, Norcadia hay virus gây ra tình trạng n.hiễm t.rùng. Những vi sinh vật gây bệnh này thường xâm nhập vào da thông qua một vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân (thường là gai đ.âm).
“Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể tồn tại nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh” – ThS.BS Châu Ngọc Tố Trinh, khoa Lâm sàng 1, BV Da Liễu TPHCM thông tin.
Từ những nhận định ban đầu, bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm như giải phẫu bệnh, PCR lao và nuôi cấy nấm. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lao M. gordonae (Mycobacteria gordonae) – một chủng vi khuẩn lao không điển hình.
Cả cánh tay chàng trai sau đó nổi các nốt kỳ lạ, mưng mủ và loét ra (Ảnh: BVCC).
Theo bác sĩ Tố Trinh, Mycobacteria gordonae có mặt ở khắp mọi nơi, gây n.hiễm t.rùng cơ hội. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất, nước và được xem là vi sinh vật hoại sinh không gây bệnh, do đó không được quan tâm trong y khoa.
Năm 1984, vi khuẩn lao M. gordonae lần đầu tiên được báo cáo gây n.hiễm t.rùng da mu bàn tay trái ở một phụ nữ 70 t.uổi có t.iền sử làm vườn (bụi hoa hồng). Đến năm 2009, thêm một trường hợp n.hiễm t.rùng da do M. gordonae được phát hiện lần đầu tiên tại Ý.
Để điều trị lao, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng lao. Ngoài ra, việc cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.
Từ trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, một vết thương dù nhỏ và đơn giản cũng có khả năng gây n.hiễm t.rùng lan rộng và mạn tính. Nếu để càng lâu, tổn thương càng xâm lấn vào mô xung quanh, gây sẹo xơ. Nếu xâm lấn vào xương khớp có khả năng gây lao xương khớp. Hoặc loét ra ngoài da thì có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
“Bệnh nhân cần đến thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh cho thương tổn da lan rộng hơn” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Xuất hiện bệnh lao phổi bất thường tại Mỹ do sản phẩm FiberCel
Các quan chức Mỹ đang điều tra về một đợt bùng phát lao phổi bất thường ở những người trải qua phẫu thuật cột sống.
Họ nghi ngờ thủ phạm là một sản phẩm chữa xương có khả năng bị ô nhiễm, theo các bản tin.
Hơn 100 người có thể đã tiếp xúc với vi khuẩn lao thông qua sản phẩm dành cho xương mang tên gọi là FiberCel trong các cuộc phẫu thuật cột sống diễn ra vào mùa xuân nước Mỹ – Theo The Washington Post.
FiberCel là một chất giống như bột bả làm từ mô xương người được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật chỉnh hình và cột sống khác nhau, theo tờ Post đưa tin.
Vào đầu tháng này, nhà sản xuất FiberCel, Công ty Dược phẩm thương mại Aziyo Biologics, đã ra lệnh thu hồi một lô sản phẩm sau khi một bệnh viện báo cáo rằng 7 trong số 23 bệnh nhân dùng FiberCel bị n.hiễm t.rùng sau phẫu thuật và 4 trong số này nhận kết quả xét nghiệm dương tính với lao phổi, theo thông báo thu hồi từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Theo tuyên bố từ Aziyo Biologics, lô bị thu hồi đến từ một người hiến tặng duy nhất, và nó đã được vận chuyển đến 20 tiểu bang. Tổng cộng có 113 bệnh nhân nhận được sản phẩm từ lô hàng này, với hầu hết các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh nằm ở bang Indiana và Delaware, theo tin tức từ tờ Post.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) – cơ quan đang điều tra vụ bùng phát cùng với FDA, 113 bệnh nhân này “có khả năng đã tiếp xúc với MTB – viết tắt của Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn gây bệnh lao.
CDC khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân nhận được sản phẩm từ lô hàng bị nhiễm khuẩn nên tiến hành điều trị bệnh lao, thường bao gồm việc dùng thuốc kháng sinh trong sáu đến chín tháng.
Mặc dù vi khuẩn lao Mycobacterium thường tấn công phổi, nhưng “chúng cũng có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như thận, cột sống và não”, theo CDC.
Vi khuẩn thường lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Tuy nhiên, hầu hết những người bị nhiễm lao đều mắc bệnh “lao tiềm ẩn”, trong đó hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự lây nhiễm và mọi người không phát triển các triệu chứng.
Nhưng nếu tình trạng n.hiễm t.rùng lao chuyển sang trạng thái “hoạt động”, vi khuẩn có thể phát triển và bệnh có thể gây t.ử v.ong nếu không được điều trị. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều nguy cơ bị n.hiễm t.rùng lao hơn.
Sự lây lan của bệnh lao qua ghép xương là cực kỳ hiếm – hiếm đến mức các công ty sản xuất thuốc tái tạo xương như Aziyo Biologics không bắt buộc phải đi qua khâu kiểm tra, theo tờ Post. Lần cuối cùng một trường hợp lây truyền bệnh lao theo cách này xảy ra là vào năm 1953, theo tờ Post.
Các quan chức hiện đang điều tra nguồn gốc nhiễm khuẩn của lô sản phẩm từ FiberCel, tờ Post đưa tin.