Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức, gây phản ứng viêm; kéo dài lâu ngày khiến xương, sụn bị ăn mòn, biến dạng, tàn phế.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, viêm khớp tự miễn là nhóm các bệnh: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng… Cứ 100 người ở độ t.uổi trưởng thành (20-40 t.uổi) thì có 1-5 người mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ xảy ra ở nữ giới cao gấp 2-3 lần nam giới. Bệnh phá hủy các tế bào, làm tổn thương hệ khớp, gây sưng đau nhiều khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn chân 2 bên.
Còn với viêm cột sống dính khớp, khoảng 90-95% ca xảy ra ở nam giới, 80% ở nam giới dưới 30 t.uổi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh là đau vùng hông, đau vùng thần kinh tọa, viêm gân, đau cột sống thắt lưng.
Viêm khớp dạng thấp khiến bàn tay biến dạng.
Bệnh do hệ miễn dịch hoạt động quá mức
Phó giáo sư Đặng Hồng Hoa phân tích, lý do gây bệnh là hệ miễn dịch mất đi khả năng phân biệt các bộ phận cơ thể với tác nhân gây hại bên ngoài. Thông thường, khi có các yếu tố ngoại lai tấn công, cơ thể sẽ huy động hệ thống miễn dịch để kích hoạt tế bào bảo vệ. Với một số người, phản ứng miễn dịch này đáp ứng quá mức, sau khi tác nhân gây bệnh bị t.iêu d.iệt, hệ thống miễn dịch không điều hòa trở lại, dẫn đến việc nhận biết nhầm các bộ phận cơ thể là gây hại, gây tổn thương các cơ quan này. Một trong những bộ phận bị tác động nhiều nhất khi mắc bệnh tự miễn là hệ xương khớp – nơi có nhiều phân tử collagen.
Mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là: giai đoạn đầu bệnh nhân mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân; giai đoạn toàn phát sẽ sốt dai dẳng, đau mỏi toàn thân, đau đầu. Tiếp theo, bệnh nhân đau cơ, sưng nóng đỏ đau ở các khớp, tràn dịch khớp…
“Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Nhiều trường hợp xương khớp biến dạng cong vẹo hoặc phì đại, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm và đi lại. Thậm chí có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, tàn phế suốt đời”, Phó giáo sư Hồng Hoa nói.
Để phân biệt, cơn đau khớp do tự miễn kéo dài, không giảm bớt khi nghỉ ngơi, đau nhiều vào nửa đêm – thời điểm chuyển tiếp sang ngay hôm sau, cơ thể xảy ra nhiều phản ứng, có dấu hiệu n.hiễm t.rùng, sưng viêm, tràn dịch… Còn với đau do thoái hóa khớp, cơn đau mang tính cơ học, khi hoạt động nhiều sẽ đau, nghỉ ngơi sẽ hết, không gây viêm.
Phó giáo sư Đặng Hồng Hoa thảo luận về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp.
Viêm khớp tự miễn không thể điều trị dứt điểm
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, TP HCM nhấn mạnh, viêm khớp tự miễn là bệnh lý mạn tính. Bệnh mang yếu tố miễn dịch nên chỉ có thể điều trị theo hướng để bệnh “nằm yên” chứ không khỏi hoàn toàn. Việc điều trị giúp mang đến cuộc sống thoải mái hơn cho bệnh nhân, giảm các cơn đau.
Một trong số phương pháp điều trị mới đang được ứng dụng là tái tạo mô tổn thương bằng ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hoặc sử dụng tế bào gốc tự thân, ghép tế bào gốc đồng loại. Nó hiệu quả với bệnh lý cơ xương khớp dai dẳng, phức tạp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
Tuy nhiên, các giải pháp nội khoa trên chỉ phát huy hiệu quả nếu phát hiện sớm. Trong trường hợp bất khả kháng, bệnh trở nặng, đau đớn, khó vận động, có nguy cơ tàn phế thì cần phẫu thuật thay khớp.
“Thay khớp là một cuộc cách mạng của ngành chấn thương chỉnh hình, giúp người bệnh quay về cuộc sống bình thường. Sau khi thay khớp, người bệnh vẫn phải tái khám thường xuyên”, tiến sĩ Nam Anh nói.
Trong đó, phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp cực kỳ phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro. Theo phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ thay khớp háng lối sau vì phẫu trường rộng rãi, dễ quan sát. Tuy vậy vết mổ dài trên 10 cm, cắt qua nhiều cơ và gân, mất m.áu nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả phục hồi.
Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (giữa) cùng êkip đang phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM vào tháng 9.
Để khắc phục nhược điểm này, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hiện áp dụng kỹ thuật mới SuperPath có đường mổ nhỏ, mở vào bao khớp phía trên có thể đảm bảo các yếu tố: thao tác thuận lợi, ít tàn phá phần mềm, giảm đau tối đa và vẫn đạt yếu tố thẩm mỹ. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, ít đau đớn và có thể xuất viện sau 2- 3 ngày. Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh là một trong số ít chuyên gia tại Đông Nam Á được cấp chứng chỉ thế giới của kỹ thuật này.
Các chuyên gia nhấn mạnh, để phòng ngừa bệnh tự miễn mỗi người cần bỏ t.huốc l.á, tập thể dục thường xuyên. Lối sống lành mạnh giúp cơ bắp dẻo dai, ngăn ngừa loãng xương, giảm căng thẳng và bảo vệ tim mạch, duy trì khả năng linh hoạt của khớp. Việc tập luyện duy trì mỗi ngày, cường độ vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý sau khi tập luyện.
Bệnh nhân mắc lupus ban đỏ cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng huỳnh quang để chống lại sự nhạy cảm với tia UV. Song song người bệnh cần bổ sung vitamin D ngăn ngừa loãng xương do giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa n.hiễm t.rùng ở những người đặc biệt nhạy cảm. Để giảm cơn đau, người bệnh có thể tắm nước nóng, bồn tắm và các biện pháp giảm căng thẳng khác, bao gồm châm cứu, yoga; kết hợp nghỉ ngơi để giảm nguy cơ bùng phát.
Lưu ý khi dùng nước thanh nhiệt mát gan thời dịch
Lạm dụng các loại lá cây, bài thuốc thanh nhiệt truyền miệng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây tác dụng ngược khiến gan bị tổn thương.
Theo BS.CKI Huỳnh Văn Trung (Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM), gan đảm nhiệm chức năng hấp thụ các chất độc hại, sau đó chuyển đổi thành chất vô hại hoặc thải các chất độc này ra ngoài cơ thể. Do nằm ở vị trí “cửa ngõ” là xoang gan – nơi dẫn m.áu ra, vào gan, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại, nhất từ rượu bia, hóa chất, lạm dụng thuốc, bảo quản và chế biến thực phẩm sai cách… Khi đó, tế bào Kupffer sẽ phóng thích các chất gây viêm khiến tế bào gan tổn thương dẫn đến chức năng tiêu hóa và thải độc bị suy yếu, gây nên các vấn đề như mụn nhọt, mề đay, ngứa ngáy, khó tiêu, khó ngủ…
Trong tình hình dịch bệnh, một số người khi có các biểu hiện nói trên, tự chẩn đoán rằng gan đang bị nóng và tìm các loại nước để mong làm mát gan, giải độc gan. Tuy nhiên, bác sĩ Huỳnh Văn Trung khuyến cáo, tình trạng dùng các loại lá cây, bài thuốc truyền miệng không đúng cách tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể có tác dụng ngược khi tạo thêm áp lực cho hoạt động của gan thậm chí khiến gan dễ bị tổn thương hơn.
Các biểu hiện mụn nhọt làm nhiều người nghĩ ngay đến tình trạng gan nóng. Ảnh: Shutterstock
Lạm dụng nước thanh nhiệt có thể gây hại gan
Các loại nước thanh nhiệt chế biến từ những cây cỏ khá lành tính, được sử dụng trong đời sống từ lâu đời. Theo y học cổ truyền, các loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể.
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Trung, các loại nước mát gan, trà thảo mộc không phải “thuốc tiên” như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu có tác dụng cũng chỉ giúp mát dịu tạm thời, giải nhiệt, lợi tiểu chứ không tác động đúng vào gan – cơ quan thực hiện quá trình giải độc chính của cơ thể. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy các loại nước thanh nhiệt đem lại lợi ích rõ ràng cho gan trong việc tăng cường khả năng khử độc hay bảo vệ gan trước các độc tố.
“Nếu quá lạm dụng các loại nước thanh nhiệt, tác dụng lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Có trường hợp dùng quá nhiều atiso (hơn 2 lít/ngày) làm co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa khiến gây đầy hơi, chướng bụng, ảnh hưởng đến dạ dày. Với những ai đang sử dụng thuốc chữa bệnh thì các loại nước này có thể làm giảm tác dụng của thuốc”, bác sĩ Huỳnh Văn Trung nói.
Các loại nước thanh nhiệt không có tác dụng tăng cường chống độc, giải độc bảo vệ gan như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Shutterstock
Nếu sử dụng nước giải nhiệt không rõ thành phần và nguồn gốc lâu dài còn có thể gây độc cho gan. Nguyên nhân là do các loại nước lá có thể có tạp chất và các độc tố, sau khi uống được gan chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Các tạp chất hay độc tố sẽ kích thích tế bào Kupffer hoạt động quá mức khiến gan có nguy cơ bị tổn thương, thậm chí về lâu dài có thể bị các bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Bác sĩ Huỳnh Văn Trung cho biết, với những người đã bị viêm gan, uống các loại cây cỏ có thể làm che lấp các triệu chứng của bệnh, khiến người bệnh chủ quan tưởng mình đã khỏi mà không điều trị tích cực, bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả. Khi có biểu hiện bất thường nào trên cơ thể liên quan đến chức năng gan như ngứa da, mụn nhọt, mề đay, chán ăn, vàng da nên đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán, không nên trì hoãn vì sợ lây nhiễm Covid-19.
Nếu cần sử dụng thêm sản phẩm để giải độc gan thì người bệnh nên tìm đến tinh chất đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn. Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai tinh chất là Wasabia và S. Marianum được chứng minh là có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm các chất gây viêm, từ đó góp phần giảm thiểu số lượng tế bào gan bị hủy hoại, tăng cường khả năng giải độc, chống độc cho gan.
Các tinh chất giúp giải độc gan. Ảnh: ECO
Lưu ý khi dùng nước thanh nhiệt
Dùng cây lá làm nước thanh nhiệt theo kinh nghiệm dân gian là thói quen có lợi để giải nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa… Nhưng không nên lầm tưởng các loại nước này có tác động chống độc, giải độc gan và cần lựa chọn kỹ để không chứa hóa chất độc hại cũng như chế biến, bảo quản và sử dụng đúng cách.
Khi sử dụng các loại nước từ cây lá, trước hết, cần chú ý liều lượng vừa phải, dùng luân phiên các loại nước và xen cách ngày, tránh lạm dụng quá mức một loại nước liên tục nhiều ngày liền và tuyệt đối không dùng thay thế nước lọc. Ngoài ra cần lưu ý thêm:
– Sau bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh như rau sống, canh, rau nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
– Khi chọn mua các cây lá này ở dạng khô thì phải loại bỏ nguyên liệu bị ẩm mốc, biến chất; tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô.
– Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường về gan mật, tiêu hóa kéo dài, cần được khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Song song với các giải pháp trên thì duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn, ăn uống cần bằng, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ chất béo, nhất là hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, sẽ giúp duy trì lá gan khỏe mạnh.