Mắt là cơ quan thị giác có cấu trúc mô học riêng biệt. Gồm hệ thống quang học và thần kinh thị giác rất phức tạp.
Mắt dễ tổn thương với những thay đổi bất thường của cơ thể, tác động từ môi trường ngoài cũng như ảnh hưởng từ độc tính của các dược chất khi sử dụng thuốc.
Suy giảm thị lực, giảm tầm nhìn có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Thậm chí rất nguy hiểm khi lái xe, vận hành máy móc… Khi rối loạn thị giác tạm thời hay suy giảm thị lực, chúng ta nên đặc biệt chú ý và đến bệnh viện để khám. Khai báo rõ ràng các loại thuốc khác đang sử dụng cho bác sỹ, thay vì tự mua thuốc điều trị.
Gìn giữ, bảo vệ cho đôi mắt- “cửa sổ tâm hồn”
Thuốc và các hóa chất, khói bụi từ môi trường tác động kích ứng thông thường còn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến mắt, có thể phá hủy cấu trúc quang học và thần kinh thị giác của mắt, dẫn đến mù lòa. Chẳng hạn thuốc có tác dụng làm giảm tiết dịch sẽ gây khô mắt, ngứa mắt.
Một số thuốc khi dùng trong thời gian dài tác động lên thủy tinh thể của mắt, dần dần gây đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô). Các thuốc khác lại làm tăng nhãn áp, gây ra bệnh glaucoma (cườm nước).
Cơ địa bệnh nhân cũng có thể nhạy cảm với một số thuốc, nhóm thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau – kháng viêm không steroid… mà những trường hợp dị ứng nghiêm trọng như trong hội chứng Stevens-Johnson và Lyell có thể gây viêm loét kết mạc, giác mạc, gây nguy cơ mù vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Các thuốc có tác dụng toàn thân vẫn có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng mắt. Thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt là các loại thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt, bệnh nhân cần lưu ý ghi ngày mở nắp lên lọ thuốc. không nên sử dụng thuốc sau 15 ngày, kể từ ngày mở nắp, luôn đóng nắp sau khi sử dụng.
Nhóm thuốc có tác dụng không mong muốn trên mắt
Corticoid nói chung và corticoid dùng cho mắt nói riêng
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chính là kháng viêm, với chỉ định rộng cho nhiều loại bệnh khác nhau, trên mắt phổ biến dạng thuốc nhỏ mắt chứa dexamethasone đơn thuần hoặc kết hợp một loại kháng sinh. Ở dạng uống, dùng ngoài hay dạng nhỏ mắt. Tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này khá phổ biến do bệnh nhân nhận thấy thuốc làm giảm triệu chứng bệnh nhanh, giá rẻ, dễ dàng mua ở hiệu thuốc.
Bài Viết Liên Quan
- Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 1 trường hợp t.ử v.ong: Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
- Nghe chuyên gia tiết lộ cách phòng tránh viêm nhiễm vùng kín trong đợt giao mùa
- TP.HCM: Cơ sở y tế tư nhân không được thu thêm chi phí điều trị bệnh Covid-19
Việc tự ý sử dụng corticoid, đặc biệt là các dạng thuốc corticoid dùng cho mắt (như dexamethasone, prednisolone…) kéo dài làm tăng áp lực nội nhãn dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, làm tăng nguy cơ bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus cho mắt do suy giảm miễn dịch tại chỗ.
Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng corticoid tại chỗ có thể làm mỏng và thủng giác mạc và củng mạc. Corticoid che giấu các triệu chứng thực thể bất thường ở mắt (đau nhức, đỏ mắt…) nên bệnh nhân có thể nhận ra ảnh hưởng rất muộn, nếu không ngừng thuốc và điều trị kịp thời có thể làm suy giảm thị lực và thị trường nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.
Kháng sinh dùng cho mắt
Khi mắt bị n.hiễm t.rùng, kháng sinh dùng tại chỗ là ưu thế, cũng có thể kết hợp thêm kháng sinh toàn thân. Các kháng sinh có trên thị trường dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt phổ biến như chloramphenicol, moxifloxacin, ciprofloxacin, neomycin, tobramycin… ở dạng đơn chất hoặc kết hợp với một corticoid khác.
Không tự tiện mua và sử dụng các chế phẩm này trừ khi có chỉ định bác sĩ vì các tác dụng phụ như viêm, khô mắt, tăng nhãn áp… cũng như làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho mắt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Ví dụ moxifloxacin có thể gây các tác dụng phụ giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc, sung huyết, xuất huyết dưới kết mạc…
Trong thời gian sử dụng thuốc, khi có bất thường nào về thị lực, tầm nhìn, cảm nhận về ánh sáng, màu sắc, cần báo ngay cho bác sỹ điều trị của bạn. Hạn chế tối đa các hoạt động như lái xe, vận hành máy móc; các công việc cần sự tập trung cao. Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi theo truyền miệng hay mạng xã hội. Bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, gây tai biến nghiêm trọng cho người dùng.
Thuốc trị mụn isotretinoin
Mụn trứng cá là bệnh lý da liễu cực kỳ phổ biến ở lứa t.uổi thanh thiếu niên. Mụn xuất hiện nhiều ở vùng mặt khiến bệnh nhân khổ sở, mất đi tự tin trong giao tiếp, vì vậy họ nôn nóng tìm kiếm một loại thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Isotretinoin là loại thuốc được nhiều người tự ý mua sử dụng theo chia sẻ trên các trang mạng, hội nhóm vì thuốc có tác dụng giảm tiết bã nhờn mạnh, giảm mụn trứng cá nhanh. Isotretinoin là thuốc được chỉ định cho trường hợp mụn trứng cá nặng (dạng nốt, cụm), kéo dài dai dẳng không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.
Tuy hiệu quả trong điều trị mụn, nhưng isotretinoin lại có rất nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương, m.áu và mạch m.áu, tai, mắt, cơ xương, gan, thận và đặc biệt gây quái thai trên phụ nữ có thai. Thuốc được bác sỹ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi kê toa cho bệnh nhân.
Trên mắt, tác dụng phụ phổ biến của isotretinoin là khô và kích ứng mắt, gây viêm kết mạc, viêm bờ mi. Hiếm gặp hơn là nhìn mờ, giảm thị lực vào ban đêm do ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt, đục thủy tinh thể, mù màu, mờ giác mạc và viêm giác mạc.
Thuốc chống say tàu, xe scopolamine
Đây là loại thuốc chống nôn do say tàu xe dạng miếng dán sau tai, rất hiệu quả nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, scopolamine là thuốc kháng muscarinic nên còn có tác dụng phụ trên mắt gây tăng nhãn áp, giãn đồng tử, làm bệnh nhân có cảm giác mờ và lóa mắt, cũng như không thể nhìn rõ ở cự ly gần do mắt không điều tiết được. Thuốc có tác dụng trong thời gian dài, vì vậy việc giãn đồng tử mắt có thể kéo dài đến 8 giờ sau khi sử dụng thuốc. Vì vậy, không nên lái xe khi sử dụng miếng dán này.
Thuốc tim mạch amiodarone Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp tim, là thuốc tim mạch gây ảnh hưởng đến mắt điển hình. Thuốc gây ra sự lắng đọng phức hợp tinh thể thuốc trên giác mạc, tạo ra các xoắn vòng trên giác mạc, xảy ra ở hầu hết bệnh nhân sử dụng thuốc.
Tuy ít ảnh hưởng đến thị lực nhưng bệnh nhân cũng có thể nhìn mờ, nhìn thấy quầng sáng và khô mắt. Sau khi ngưng dùng thuốc khoảng nửa năm, sự lắng đọng này có thể biến mất. Amiodarone cũng có thể gây bệnh thần kinh thị giác hoặc viêm dây thần kinh thị giác, xảy ra bất kỳ lúc nào trong khi điều trị với tỉ lệ thấp. Thường dẫn đến suy giảm thị lực và có thể tiến triển thành mù vĩnh viễn.
Thuốc điều trị sốt rét
Chloroquine và hydroxychloroquine là thuốc điều trị sốt rét, cũng được sử dụng cho lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp. Hai thuốc này được một số người tự ý mua sử dụng để “phòng ngừa COVID-19″ trong thời gian vừa qua khi có thông tin thuốc có thể phòng và chữa được bệnh. Điều này hoàn toàn không có căn cứ và có thể gây tai biến nguy hiểm do độc tính của thuốc.
Độc tính trên mắt là một trong những vấn đề khi dùng thuốc, gây ra các bệnh lý võng mạc liên quan đến liều dùng thuốc, làm giảm thị lực và các tổn thương này sẽ không hồi phục khi ngưng thuốc. Do đó, cần ngưng thuốc lập tức nếu có bất thường về thị lực, tầm nhìn hoặc xuất hiện điểm mù, cảm giác nhấp nháy hay vệt sáng.
Một số thuốc khác
Thuốc điều trị rối l.oạn c.ương d.ương: Sildenafil, vardenafil, tadalafil… có thể gây các rối loạn thị giác như thay đổi độ nhạy sáng, lệch màu sắc. Bệnh thần kinh thị giác do thiếu m.áu cục bộ vùng trước có xảy ra nhưng hiếm.
Thuốc chống động kinh: Topiramate gây nguy cơ tăng nhãn áp góc đóng thứ phát cấp tính, còn vigabatrin được cảnh báo gây khiếm khuyết trường thị giác với tỉ lệ cao, mờ mắt, rung giật nhãn cầu. Các tác dụng phụ trên đều có thể làm mất thị lực.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Imipramine, amitriptyline…, cùng với các thuốc có tác dụng kháng cholinergic khác làm rối loạn khả năng điều tiết của mắt nên có khả năng làm giảm thị lực, cận thị trong thời gian dùng thuốc.
Ngoài ra còn nhiều loại thuốc, nhóm thuốc khác có thể có tác động lên thị giác nói riêng hay tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn khác lên cơ thể. Do đó, không tự ý dùng thuốc theo truyền miệng hay các thông tin trên mạng xã hội, cần sự tư vấn, chỉ định bởi các bác sĩ chuyên môn. Trong quá trình dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể .
Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người
Các nhà nghiên cứu của Bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã nghiên cứu, sử dụng công nghệ tế bào gốc nuôi cấy giác mạc từ rìa giác mạc.
Đột phá cho ngành nhãn khoa Việt
Tốn thương giác mạc là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa. Nguyên nhân gây tổn thương giác mạc rất khác nhau nhưng đều làm mất độ trong của giác mạc và gây giảm thị lực ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, vùng rìa giác mạc – nơi cư trú của tế bào gốc biểu mô giác mạc cũng bị tốn thương, di chứng để lại cho bệnh nhân là hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc.
Hậu quả của hội chứng này làm mất độ trong của giác mạc do màng xơ mạch từ phía kết mạc xâm lấn qua vùng rìa lên bề mặt của giác mạc, loét biểu mô giác mạc khó hàn gắn, tróc biểu mô giác mạc tái phát.
Để điều trị hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc, các nhà nhãn khoa đã sử dụng các phương pháp khác nhau: Ghép kết mạc rìa tự thân, ghép giác – củng mạc rìa từ giác mạc t.ử t.hi, ghép màng ối.
Kết quả điều trị khá tốt, đặc biệt với những trường hợp tốn thương một mắt. Tuy nhiên với các kỹ thuật này, mảnh mô dùng để ghép lấy từ bên mắt lành hoặc từ mắt t.ử t.hi cần có một diện tích khá lớn hoặc cần toàn bộ giác mạc.
Trong vài năm gần đây, y – sinh học hiện đại đã đạt được những thành tựu lớn trong việc đối mới mô bằng ghép tế bào gốc. Trong nhãn khoa, công nghệ tạo tấm biểu mô giác mạc từ việc nuôi cấy tế bào gốc vùng rìa giác mạc trên thực nghiệm và trên người đã có những thành công nhất định. Ghép tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy mang lại hiệu quả tốt cho việc phục hồi cấu trúc và chức năng của giác mạc.
Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong nước, nhiều bệnh nhân bị hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa cần được điều trị và với mong muốn đưa ra được một phương pháp hiện đại điều trị hội chứng này, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Mô – Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, đã mất gần 10 năm đằng đẵng tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy tế bào rìa giác mạc và ứng dụng trong điều trị một số tốn thương giác mạc”.
Đề tài của nhóm của PGS Bình đã thực hiện nuôi tạo và cấy ghép thành công hàng trăm ca tổn thương bề mặt nhãn cầu. Tỷ lệ thành công từ 65-80%, mức tương đương các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Khi bắt đầu nghiên cứu, PGS Bình cho biết bắt tay vào cái gì họ cũng khó khăn. Từ nguồn tài chính cho đến các nguyên liệu hỗ trợ. Cái khó ló cái khôn, nhóm của PGS Bình thậm chí vì đam mê khoa học còn bỏ cả t.iền túi ra để thực hiện.
Sau bao nỗ lực, họ đã thành công khi công bố công trình khoa học “made in Việt Nam” và được nhận G.iải t.hưởng cao quý Kovalevskaia năm 2014.
Mang lại ánh sáng cho bệnh nhân
Để tạo ra những tấm biểu mô của giác mạc, các nhà khoa học đã phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân, tiến hành nuôi cấy từ 18-20 ngày trong môi trường vô khuẩn. Môi trường nuôi cấy đặc biệt này đã có bổ sung những chất phù hợp để tế bào gốc phát triển thành tấm biểu mô.
Việc nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới với quy trình đơn giản, rẻ t.iền và không sử dụng chất liệu có nguồn gốc động vật bởi dễ bị nhiễm protein xâm nhập vào tế bào nuôi.
Nếu trường hợp bệnh nhân bị tổn thương một mắt sẽ lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên lành. Còn nếu bị tổn thương cả 2 mắt sẽ lấy tế bào gốc từ biểu mô niêm mạc miệng. Sau khi nuôi cấy thành công tấm biểu mô sẽ ghép tự thân vào giác mạc cho bệnh nhân. Ghép tự thân là phương pháp rất hiệu quả, bệnh nhân không phải dùng thuốc để chống thải loại. Việc ghép mô giác mạc này do các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt trung ương thực hiện.
Điều đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm ra quy trình rẻ hơn nhiều so với chi phí ở nước ngoài, ước tính là 1/10, khoảng 10-15 triệu đồng cho cả ca điều trị (15 bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu đã ghép và điều trị vừa qua là hoàn toàn miễn phí) – một tin rất vui với người bệnh.
TS.BS Vũ Tuệ Khanh – Bệnh viện Mắt trung ương cho biết rất nhiều bệnh nhân cần ghép giác mạc nhưng hiện nay nguồn hiến giác mạc ở Việt Nam còn hạn chế. Giải pháp dùng tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào gốc là phương án tối ưu để khắc phục các tổn thương ở giác mạc như loét giác mạc, bỏng giác mạc. Tấm biểu mô sẽ làm trong giác mạc bị tổn thương, không cho các tổ chức mô, xơ, mạch m.áu tấn công bề mặt giác mạc.
Ngoài hỏng giác mạc do bỏng vôi, nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc do bệnh di truyền (đục giác mạc bẩm sinh, suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc bẩm sinh), khô mắt, dị ứng thuốc, dùng kính sát tròng không đúng cách… cũng đã nhìn thấy ánh sáng nhờ ứng dụng từ nghiên cứu trên của nhóm PGS Bình.