Sau 3 ngày sốt cao, bệnh nhi 10 tháng t.uổi lên cơn co giật toàn thân, rối loạn tri giác, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não – một căn bệnh hiếm.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) ngày 30/5 cho biết Khoa Hồi sức Nhiễm đang cứu chữa một bệnh nhi 10 tháng t.uổi (ở Bến Tre) nhiễm ký sinh trùng ăn não trong tình trạng rất nặng, nhập viện gần 1 tuần.
Trước khi đến bệnh viện, bé đã sốt cao 3 ngày kèm nôn ói nhiều, lừ đừ. Sau khi nhập viện 8 giờ, bé lên cơn co giật toàn thân kèm rối loạn tri giác, được đặt nội khí quản, sau đó hôn mê sâu, không đáp ứng kích thích.
Kết quả kiểm tra sọ não cho thấy giãn não thất cấp tính, n.hiễm t.rùng tăng cao, dịch não tủy vàng đục… Các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân thông thường trong m.áu và dịch não tủy đều âm tính.
Khoa Hồi sức Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: H.Yến
Tình trạng bệnh nhi diễn tiến xấu rất nhanh. Bệnh viện tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử PCR xác định có ký sinh trùng, sau đó xác nhận lại bằng soi tươi phát hiện có amip ăn não trong mẫu dịch não tủy của bệnh nhi.
Hiện bệnh nhi đang được điều trị tích cực với thở máy, dẫn lưu não thất ngoài để giảm áp lực nội sọ, chống phù não, kháng sinh phổ rộng nhưng tình trạng vẫn đang rất nặng.
Theo PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1, đây là bệnh hiếm, hiện thế giới rất ít ca mắc.
Amip sống được ở nhiệt độ trên 30 độ C và chịu được nhiệt độ lên đến 45 độ C trong môi trường tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm như ao, hồ, sông, suối nước nóng, đất ẩm, chưa ghi nhận tồn tại trong nước biển.
Amip xâm nhập não bộ của người thông qua niêm mạc đường mũi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không đặc hiệu và giống với các triệu chứng của viêm màng não như nhức đầu, sốt, nôn ói. Do đó, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu thường khó khăn và chậm trễ.
Tuy nhiên, sau đó bệnh tiến triển nhanh, hầu hết đều dẫn đến hôn mê và t.ử v.ong trong vòng 1 đến 18 ngày. Để xác định ra bệnh phải xét nghiệm chuyên sâu PCR.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân nên sử dụng nguồn nước sạch, hạn chế sinh hoạt và tắm rửa ở những nơi có nguồn nước bẩn.
Nam thanh niên ngất xỉu, hôn mê sâu sau 2 giờ đi xe máy giữa trưa nắng nóng
Sau hai giờ đi xe máy từ Hà Nội về Phú Thọ giữa trưa nắng nóng, nam thanh niên bị ngất xỉu, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu vật vã, sốt, mất ý thức, hôn mê sâu…, nguy cơ t.ử v.ong cao do sốc nhiệt.
Hôn mê sâu sau 2 giờ đi xe máy giữa trưa nắng
Sự việc xảy ra hôm 27/4, thời điểm nhiều địa phương trong cả nước nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao từ 39-42 độ C. Nam thanh niên đi xe máy từ Hà Nội về quê Phú Thọ đúng thời điểm nắng nóng nhất trong ngày, từ 12h -14h.
Người bệnh được đưa vào cấp cứu ban đầu tại Trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 5 điểm, thở qua bóp bóng, co giật toàn thân, nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp hồi sức và kiểm tra toàn diện để loại trừ tình trạng bất thường não, mạch não và các nguyên nhân khác.
Qua kết quả kiểm tra xác định người bệnh bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao 30 – 40%.
Sau khi hội chẩn trong khoa, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để kiểm soát nhiệt độ cơ thể và các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, dùng thuốc vận mạch, lọc m.áu, bù nước, điện giải… nhằm điều chỉnh các rối loạn do tình trạng sốc và tăng thân nhiệt gây ra.
Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc m.áu và phối hợp các biện pháp điều trị cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Sau 22 ngày điều trị, hiện người bệnh đã được ra viện.
Nam thanh niên sốc nhiệt trong tình trạng nặng, hôn mê, phải thở máy ngay khi nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Cảnh báo tình trạng sốc nhiệt trong mùa hè
Theo ThS.BS Nguyễn Duy Chinh, khoa Các bệnh mạch m.áu, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến m.áu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục m.áu đông và gây tắc nghẽn mạch m.áu. Từ đó, tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.
Sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn,… dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.
Hiện tượng này thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột được hấp thụ từ bên ngoài cơ thể tại nơi làm việc hoặc trong môi trường nắng nóng thời gian dài.
Bởi mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể nên sốc nhiệt có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được điều trị nhanh chóng, đúng cách.
Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt gồm:
Có dấu hiệu của sự kiệt sức
Nhiệt độ tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn
Cảm thấy rất nóng và khô
Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng
Thở gấp, nhanh hoặc hụt hơi
Dần mất tỉnh táo
Lên cơn co giật
Không phản ứng
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo trong những ngày nắng nóng, nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài thì cố gắng mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.