Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại tế bào thần kinh mới trong võng mạc của động vật có vú.
Khám phá này đ.ánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nỗ lực nghiên cứu sâu hơn về hệ thần kinh trung ương.
Hệ thống thần kinh trung ương có một cung phản xạ phức tạp gồm các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau để truyền thông tin về cảm giác và vận động. Trong đó, tế bào thần kinh trung gian đóng vai trò là trung gian trong chuỗi truyền thông tin, theo trang Medical Xpress hôm 1.11.
Theo Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Ninh Điền, nhà khoa học tại Trung tâm về mắt John A.Moran thuộc Đại học Utah (Mỹ), dẫn đầu đã xác định được một loại tế bào thần kinh trung gian mới trong võng mạc của động vật có vú.
Ông Ninh cho biết: “Dựa trên hình thái, đặc tính sinh học và di truyền, tế bào mới này không tương thích với 5 lớp tế bào thần kinh võng mạc đã được xác định cách đây hơn 100 năm. Vì vậy, nó có thể thuộc một lớp tế bào thần kinh võng mạc mới”.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho khám phá của họ là tế bào Campana theo hình dạng của nó – giống như một chiếc chuông tay. Tế bào Campana chuyển tiếp tín hiệu thị giác từ cả hai loại tế bào cảm quang trong võng mạc là tế bào que (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban đêm) và tế bào hình nón (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban ngày).
Ông Ninh nói: “Trong não, các tế bào hoạt động liên tục sau kích thích được cho là có liên quan đến trí nhớ và học tập. Vì các tế bào Campana có đặc điểm hành vi tương tự, chúng tôi giả thuyết rằng chúng có thể đóng vai trò tạo ra “ký ức” tạm thời về một kích thích gần”.
Độ dài của một cái ngáp được quyết định bởi… kích thước não
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, độ dài của một cái ngáp có thể cho biết bộ não của bạn lớn như thế nào.
(Ảnh: Flickr)
Ngoài ra, việc sinh vật ngáp kéo dài trong bao lâu cũng cho biết sinh vật đó có bao nhiêu tế bào thần kinh. Điều này có thể giải thích tại sao con người ngáp lâu hơn các động vật có vú khác.
Khám phá này dựa trên thực tế là các loài động vật, chẳng hạn như khỉ đột, hà mã và voi, dù có lớn cơ thể lớn hơn con người nhưng lại có bộ não nhỏ hơn đều ngáp trong thời gian ngắn hơn con người. Điều này dẫn đến giả thuyết rằng, kích thước não bộ (không phải kích thước đầu hoặc cơ thể) có thể liên quan đến độ dài của một cái ngáp.
Nhóm nghiên cứu của Đại học bang New York nhận định trong báo cáo: ” Điều quan trọng là kích thước của cơ thể và các bộ phận cơ thể liên quan đến hành vi ngáp (hộp sọ và hàm dưới) đều không có tác động đến độ dài của một cái ngáp. Bởi vì khỉ đột, lạc đà, ngựa, sư tử, hải mã và voi châu Phi đều có ngáp trung bình ngắn hơn con người “.
Các nhà nghiên cứu đã “quét” các video trên YouTube để nghiên cứu hình ảnh nhiều loài động vật khác nhau đang ngáp. Cuối cùng, họ đã nghiên cứu hơn 205 cái ngáp từ 177 cá thể trên 24 đơn vị phân loại. Họ phát hiện ra rằng, chuột ngáp ngắn nhất, kéo dài trung bình 0,8 giây và con người có thời gian ngáp dài nhất với trung bình 6,5 giây. Lạc đà đứng thứ hai và chó đứng thứ ba.
Thời gian ngáp ở người là lâu nhất, tiếp đến là lạc đà và chó. (Ảnh: Flickr)
Sau khi ghi lại tất cả các lần ngáp, nhóm nghiên cứu đã điều tra lý do tại sao một số động vật lại ngáp lâu hơn những loài khác và nhận thấy rằng, các yếu tố như kích thước cơ thể và hình dạng quai hàm không liên quan nhiều đến độ dài của một cái ngáp. Mối tương quan duy nhất mà nhóm tìm thấy là kích thước não bộ.
Mặc dù thực tế là gần như tất cả các loài động vật đều ngáp, ngoại trừ một số loài như hươu cao cổ, các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn lý do tại sao sinh vật lại ngáp. Một số người cho rằng, hành động ngáp xảy ra khi cơ thể mệt mỏi và cần nhiều oxy hơn để thức dậy, mặc dù thời gian ngủ không liên quan đến tần suất ngáp.
Một trong những giả thuyết thuyết phục nhất là của Andrew Gallup, một trong những nhà khoa học đã tham gia vào nghiên cứu mới nhất, người vào năm 2007 đã đưa ra ý tưởng rằng, hành động ngáp có thể được thực hiện như một cách tự nhiên để làm mát não. Ý tưởng này sau đó được củng cố thêm trong một nghiên cứu riêng biệt vào năm 2014.
Phát hiện mới nhất chỉ ra rằng, kích thước não bộ là yếu tố hàng đầu quyết định thời gian ngáp kéo dài bao lâu. Đây là bằng chứng cho thấy, Gallup có thể đã đúng, bởi vì một bộ não lớn hơn sẽ cần một cái ngáp dài hơn để hạ nhiệt so với não có kích thước nhỏ hơn.
Nghiên cứu không chỉ ra rằng, việc ngáp lâu hơn người khác chứng tỏ bạn thông minh hơn họ. Nghiên cứu chỉ đơn giản cho thấy rằng, con người có bộ não lớn nhất và do đó cần phải ngáp lâu hơn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết cần phải nghiên cứu thêm để tìm ra lý do tại sao người lớn ngáp lâu hơn t.rẻ e.m và cách làm mát này có thể hoạt động khác nhau đối với các loài khác nhau. Vì vậy, các nhà khoa học cuối cùng cũng có thể hiểu thêm về hiện tượng ngáp. Phát hiện hành vi ngáp có thể làm mát não có thể giúp hiểu rõ hơn về cách cơ thể chúng ta hoạt động.