Các nhà khoa học vừa phát hiện kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus Corona mà con người từng biết.
Không những vậy, kháng thể còn t.iêu d.iệt mọi biến chủng của SARS-CoV-2, kể cả biến chủng Delta.
Kháng thể này được đặt tên là DH1047. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy kháng thể có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm và điều trị hiệu quả Covid-19, theo Daily Mail.
Kháng thể DH1047 có khả năng vô hiệu hóa mọi loại virus Corona và biến thể của SARS-CoV-2. Ảnh SHUTTERSTOCK
DH1047 hoạt động bằng cách bám vào tế bào virus, sau đó vô hiệu hóa và ngăn không cho virus tái tạo. Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill (Mỹ) và Đại học Duke (Mỹ) thực hiện.
Nhóm nghiên cứu tin rằng kháng thể DH1047 cũng có thể chống lại những chủng virus Corona mới trong tương lai nếu không may chúng lây nhiễm từ động vật sang người. Để phát hiện DH1047, nhóm nghiên cứu đã xác định và phân tích 1.700 kháng thể virus Corona.
Trong đó, có 50 kháng thể có khả năng bám vào tế bào virus của SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1, loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào những năm 2000. Khi kháng thể bám được vào virus thì nó sẽ vô hiệu hóa được virus đó.
Trong số 50 kháng thể trên thì DH1047 đặc biệt hiệu quả. DH1047 có thể bám vào mọi loại virus Corona trên cả con người và động vật, bất kể virus có đột biến và sản sinh ra nhiều biến thể. Điều này cũng có nghĩa là DH1047 vẫn có thể hiệu quả với những loại virus Corona lây nhiễm sang người trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm DH1047 trên những con chuột đã tiếp xúc với mầm bệnh Covid-19. Kết quả là những con chuột vẫn khỏe mạnh.
Các thử nghiệm sau đó cũng cho thấy kháng thể này cũng vô hiệu quả với biến chủng Delta và nhiều chủng virus Corona khác có thể lây nhiễm từ động vật sang người.
“Đây là kháng thể có tiềm năng trở thành phương thuốc giúp ngăn chặn dịch bệnh hiện nay”, tiến sĩ Barton Haynes, một thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Duke, cho biết.
Bác sĩ ơi! Covid-19 còn nguy hiểm không | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch
Hiện tại, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng được xem là một trong những phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất. Cách điều trị này hoạt động bằng cách bơm vào cơ thể bệnh nhân kháng thể Covid-19 để hỗ trợ hệ miễn dịch t.iêu d.iệt virus.
Phương pháp trên đặc biệt hiệu quả với những người chưa được tiêm chủng, mắc bệnh nặng hay có hệ miễn dịch yếu. Nhóm nhà nghiên cứu tin rằng nếu kết hợp điều trị kháng thể đơn dòng với DH1047 sẽ giúp điều trị Covid-19 hiệu quả hơn rất nhiều, theo Daily Mail.
Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế
Sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ rằng vaccine giúp cơ thể miễn nhiễm với biến thể Delta.
Tại Việt Nam, đến giữa năm nay, đa số đều tin rằng sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (AstraZeneca, Pfizer, Moderna) thì sẽ an toàn, không mắc Covid-19.
Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng khi xuất hiện biến chủng Delta và sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Để làm rõ hơn về biểu hiện lâm sàng, diễn tiến virus học, mức độ kháng thể trung hòa trên nhóm nhân viên y tế này, các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng, Đại Học Oxford (Anh), đã phối hợp thực hiện khảo sát.
Nghiên cứu vừa được đăng trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa The Lancet.
Từ ngày 11/6 đến 26/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phát hiện tổng cộng đơn vị này có 69 người nhiễm nCoV từ 20/34 khoa phòng, tỷ lệ dương tính là 8% (69/866). Đáng chú ý, đa số họ đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3, mũi 2 tiêm sau đó 6 tuần.
Quân đội phun khử trùng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời điểm bệnh viện tạm thời phong tỏa. Ảnh: Duy Hiệu.
Phân tích rõ hơn về đặc điểm của ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số tải lượng virus, giải trình tự gene, lấy m.áu và đo kháng thể SARS-CoV-2 của 62 bệnh nhân nói trên (7 người không tham gia nghiên cứu).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ một người cần thở oxy mũi trong 3 ngày vì khó thở. Điều này cho thấy đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và xảy ra tình huống lấy nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vaccine đã mang hiệu quả trong việc chống lại tình trạng diễn biến nặng.
Đặc biệt, tải lượng virus ở các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta này cao gấp 251 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 trước đây. Thời gian từ khi mắc bệnh đến chẩn đoán PCR âm tính lâu hơn, khoảng là 21 ngày.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết luận nhóm bị nhiễm có nồng độ kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể trung hoà cao hay thấp không liên quan với tải lượng virus trong mũi họng.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định sự lây nhiễm lan rộng do 3 yếu tố. Thứ nhất là tải lượng virus khi nhiễm biến thể Delta cao vượt trội.
Thứ hai là các văn phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thường được trang bị máy điều hòa không khí không có hệ thống thông gió cơ khí, có thể tạo điều kiện cho việc truyền virus. Thứ ba là việc đeo khẩu trang trong văn phòng làm việc tại thời điểm này không bắt buộc.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị tuyến cuối điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng khu vực phía Nam, có quy mô 550 giường, khoảng 900 nhân viên y tế và 34 phòng ban.
Cách phân biệt cảm cúm và Covid-19. Dù các triệu chứng khá giống nhau, người dân có thể phân biệt cảm cúm và Covid-19 dựa trên dấu hiệu đau họng ban đầu và mất mùi vị sau khoảng một tuần.