Nghiên cứu mới về lọc m.áu có thể mở đường cho thận nhân tạo

Các nhà nghiên cứu ở Viện Fraunhofer (Đức) đã phát triển phương pháp cryo-purification (tạm gọi là tinh lọc cryo) để có thể làm sạch nước thải sau khi lọc m.áu mà không làm nó mất đi.

Biện pháp này không những làm giảm chi phí lọc m.áu mà còn mở đường cho việc phát triển một thiết bị giống quả thận nhân tạo có thể mang theo bên mình giúp cho việc lọc m.áu được tự chủ hơn.

nghien cuu moi ve loc mau co the mo duong cho than nhan tao cea12b

Chạy thận nhân tạo thường gắn với bệnh viện, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Với nghiên cứu mới về làm sạch nguồn nước, bệnh nhân có thể được lọc m.áu di động.

Những người bị suy thận giai đoạn cuối thường được lọc m.áu theo một lịch trình cố định và với bệnh nhân thì việc lọc m.áu nhân tạo này là gánh nặng mà họ phải chịu đựng. Để loại bỏ các chất độc ra khỏi m.áu cần một lượng lớn nước lọc và cho đến bây giờ, chưa có một biện pháp nào làm giảm được chi phí cho lượng nước này một cách hiệu quả.

Các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường phải lọc m.áu từ ba đến bốn lần trong một tuần và mỗi lần từ bốn đến năm giờ đồng hồ do thận của họ không còn hoạt động để thải nước và các chất độc từ cơ thể. Trong quá trình lọc m.áu, các chất chuyển hóa có hại được loại bỏ khỏi m.áu bằng cách đưa m.áu ra ngoài cơ thể để tiếp xúc với chất lỏng thẩm tách qua màng thẩm tách. Các lỗ trên màng thẩm tách này bé chỉ đủ để phân tử các chất chuyển hóa có hại như urê, axít uríc và creatinine di chuyển qua để hòa vào chất lỏng thẩm tách, còn các phân tử có kích thước lớn như các protein và tế bào m.áu được giữ lại. M.áu trong cơ thể được tuần hoàn làm sạch khoảng ba lần một giờ.

Chi phí tốn kém và lãng phí từ nước lọc m.áu

Để thực hiện một lần lọc m.áu, cần đến khoảng 400 lích dung dịch thẩm tách. Các bệnh viện hay trung tâm lọc m.áu thường chuẩn bị nước bằng hệ thống thẩm thấu ngược vốn tiêu thụ rất nhiều năng lượng và tốn kém. Thách thức đặt ra là chất thẩm tách chỉ được sử dụng một lần và sẽ bị loại bỏ như là nước bẩn sau khi điều trị lọc m.áu.

Ở Đức, với 90 nghìn bệnh nhân đang điều trị lọc m.áu chu kỳ cần đến khoảng 5,6 triệu mét khối nước siêu sạch mỗi năm. Nhiều vùng trên thế giới bệnh nhân không được tiếp cận điều trị và ước khoảng một triệu người c.hết hằng năm do không được lọc m.áu.

Theo Tiến sĩ Rainer Goldau, nhà nghiên cứu thuộc Viện Fraunhofer ở CHLB Đức, nước lọc m.áu rất là quý giá. Ở Đức, nước lọc m.áu trong một năm có thể đổ đầy một khối lập phương có kích nước 175m và cho đến nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào có thể thu hồi nước lọc m.áu này.

Cơ thể con người tạo ra khoảng 25 gam urê mỗi này, kích thước phân tử của nó lại gần bằng kích thước của phân tử nước có thể đi qua màng bán thấm. Với kỹ thuật thẩm thấu ngược được sử dụng để tạo ra nước uống cũng không thể loại bỏ hoàn toàn urê nên cũng không phù hợp cho việc thu hồi nước lọc m.áu. Các biện pháp sử dụng enzyme phức tạp có thể làm sạch nước thẩm tách để tái sử dụng trong quá trình lọc m.áu cho bệnh nhân nhưng chi phí cực kỳ đắt t.iền. Các khu vực nghèo khó kết hợp với điều kiện khan hiếm nước thì không thể tiếp cận được các biện pháp này.

Lọc m.áu dựa vào nước có trong cơ thể bệnh nhân

Tiến sĩ Goldau đang nghiên cứu một dạng khác được gọi là cryo-purification, dựa vào nồng độ đóng băng vốn được sử dụng trong công nghiệp đồ uống. Mục đích của nghiên cứu là thu hồi được 90% lượng nước lấy ra từ cơ thể của bệnh nhân sử dụng biện pháp lọc m.áu này. Ý tưởng đặt ra là chất độc trong m.áu được loại bỏ cùng lượng nước khoảng hai đến ba lít một ngày trong mỗi lần lọc m.áu. Bệnh nhân sẽ bổ sung lượng nước này bằng cách uống nước. Phần còn lại khoảng 25 đến 30 lít nước sẽ được làm sạch và đưa trở lại cơ thể bệnh nhân trong quá trình lọc m.áu.

“Trong quá trình chúng tôi thực hiện thí nghiệm, lượng nước loại bỏ thấp hơn 10%. Lương nước này đủ để lọc bỏ chất độc. Khi hoàn thiện kỹ thuật, nó gần như một quả thận của bệnh nhân”, Tiến sĩ Goldan cho biết. Theo cách này, nhóm những nhà nghiên cứu cùng với Tiến sĩ Goldan muốn thiết lập một biện pháp lọc m.áu đầy đủ với việc sử dụng chính lượng nước trong cơ thể bệnh nhân mà không bị mất nước. Các thiết bị lọc nước đắt t.iền sẽ không cần đến nữa.

Vậy tinh lọc cryo làm việc thế nào? Nó dựa vào việc đóng băng các tinh thể để loại trừ các chất độc đã hòa tan trước đó. Chúng bị đẩy lên bề mặt của tinh thể. “Các chất bẩn được loại bỏ đồng thời khi các tinh thể băng được định hình khi nước nước đóng băng. Nó cho phép phân tách tất cả các độc tố niệu tức là các chất thải chuyển hóa mà cơ thể cần thải ra qua nước tiểu”, Tiến sĩ Golden giải thích.

Thủ tục này được thực hiện bên trong các cột lọc rửa vốn rất thông thường trong công nghiệp đồ uống hay hóa chất. Với một thiết bị lọc m.áu di động, chỉ với một ống lọc rửa nhỏ có thể tạo ra 30 đến 40 ml/phút dung dịch thẩm tách. Để chuẩn bị cho quá trình làm sạch chất thẩm tách, chỉ cần một nguồn lượng năng lượng nhỏ, điện có thể lấy từ nguồn điện sinh hoạt, ắc-quy ô tô hay từ các tấm pin mặt trời.

Một sản phẩm mẫu với một máy làm lạnh đang được hoàn thiện trong phòng thí nghiệm và tài liệu cho sáng chế này cũng đã được nộp. Các nhà nghiên cứu đang tập trung cho một giải pháp hoàn toàn tự động và để phát triển nó đang cần sự hỗ trợ từ các đối tác công nghiệp.

Lọc m.áu tại nhà với thiết bị đeo bên mình

“Hình thức lọc m.áu của chúng tôi được thiết kế để có thể lọc m.áu với thiết bị di động có thể mang theo bên mình. Theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu tại cơ sở của Viện Fraunhofer ở Rostock, Đức, các bệnh nhân kết nối với mạch m.áu để m.áu và nước thừa được tách ra và quay trở lại cơ thể thông qua một thiết bị khoác trên người có chứa màng lọc và một khoang chứa nước lên đến 4 lít. Cứ sau hai hoặc ba giờ thì bệnh nhân sẽ kết nối thiết bị này với một điểm không cần cố định để xả nước thẩm phân bẩn và bổ sung nước sạch.

Lọc m.áu hiện tại trong bệnh viện gây áp lực rất lớn lên cơ thể và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo các nghiên cứu, chỉ có từ 20 đến 40 % bệnh nhân vẫn còn sống sau mười năm. Với lọc m.áu dài hạn độc lập với nguồn nước và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào tại nhà hoặc tại nơi làm việc, tỷ lệ mắc bệnh và chi phí lọc m.áu có thể giảm. Ngoài ra, nó cũng sẵn sàng cho những người ở những vùng hạn hán trên toàn thế giới.

Một lợi thế khác là các trung tâm lọc m.áu và bệnh viện có thể giảm chi phí nước. Tiến sĩ Goldau ước tính rằng quy trình của ông có thể giúp tiết kiệm 90 % lượng nước và nước thải đã được tái sử dụng để lọc m.áu. Ông hy vọng rằng hệ thống này có thể sẵn sàng cho thị trường trong vòng năm đến bảy năm kể từ khi bắt đầu phát triển.

HOÀNG DƯƠNG

Theo Techxplore/nhandan

Những biến chứng nguy hiểm thường gặp khi chạy thận nhân tạo

Trong quá trình lọc m.áu, bệnh nhân chạy thận cần biết những biến chứng có thể gặp phải như tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn, nhức đầu; hiếm gặp hơn là hội chứng mất quân bình có thể gây hôn mê, t.ử v.ong.

Chạy thận được coi là một phương pháp giúp điều trị bệnh thận khi chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng không còn khả năng bài tiết nước tiểu và lọc m.áu. Người đang bị suy thận giai đoạn cuối, lúc này chức năng của thận đã bị suy giảm từ 85 đến 90%, chạy thận chính là giải pháp giúp người bệnh giảm triệu chứng và phục hồi hoạt động của thận.

Bác sĩ Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa, Trưởng Khoa Thận Lọc m.áu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết những biến chứng thường gặp khi chạy thận nhân tạo là tụt huyết áp chiếm 20-30%, chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%). Khoảng 5% bệnh nhân nhức đầu, 2-5% đau ngực và một số ít ngứa, sốt ớn lạnh.

Tụt huyết áp

Hầu hết bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc buồn nôn khi xảy ra tụt huyết áp. Một số bị chuột rút. Số khác có thể có triệu chứng kín đáo, chỉ có thể thấy được bởi nhân viên y tế quen thuộc với bệnh nhân, chẳng hạn mất tỉnh táo, cảm giác tối sầm. Ở một số bệnh nhân, không có triệu chứng nào cho tới khi huyết áp giảm cực thấp, rất nguy hiểm.

nhung bien chung nguy hiem thuong gap khi chay than nhan tao 34a4bd

Ảnh: Internet.

Để tránh tụt huyết áp, bệnh nhân không để tăng cân nhiều giữa hai lần chạy thận, lý tưởng là dưới một kg mỗi ngày. Nên hạn chế ăn muối vì ăn mặn sẽ gây khát nước, từ đó làm dư thừa cả muối lẫn nước và làm tăng cân nhanh và nhiều.

Những người hay tụt huyết áp khi chạy thận nhân tạo nên tránh uống thuốc huyết áp trước chạy thận.

Chuột rút

Nguyên nhân của chuột rút trong chạy thận nhân tạo hiện chưa rõ. Chuột rút thường xảy ra nhất liên quan đến tụt huyết áp, mặc dù chuột rút thường kéo dài dai dẳng sau khi huyết áp đã phục hồi đầy đủ. Chuột rút thường gặp ở tháng đầu của chạy thận hơn là giai đoạn về sau.

Phòng ngừa tụt huyết áp sẽ loại bỏ hầu hết chuột rút. Bài tập căng cơ, chương trình tập căng cơ dành cho nhóm cơ bị chuột rút có thể có ích.

Thiếu m.áu

Đây là một biến chứng thường gặp của suy thận và lọc m.áu. Thận không làm giảm sản xuất nội tiết tố erythropoietin, kích thích sự hình thành của các tế bào m.áu đỏ. Chế độ ăn uống hạn chế, kém hấp thu sắt, hoặc loại bỏ sắt và các vitamin bằng cách chạy thận nhân tạo cũng có thể đóng góp vào tình trạng thiếu m.áu. Mất m.áu từ chạy thận nhân tạo hoặc lấy mẫu m.áu định kỳ có thể có tác dụng tương tự.

Bệnh xương

Nếu thận bị hư hỏng không còn có thể thường sử dụng vitamin D để hấp thụ canxi, xương có thể suy yếu.

Huyết áp cao

Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nếu tiêu thụ quá nhiều muối hoặc uống quá nhiều chất lỏng trong khi đang được điều trị suy thận, cao huyết áp có thể trở nên tồi tệ hơn – có thể mất một số chức năng thận còn lại. Nếu không điều trị, cao huyết áp có thể dẫn đến một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn xảy ra lên tới 10% trường hợp chạy thận thường quy. Ở bệnh nhân ổn định, hầu hết do tụt huyết áp. Đây cũng có thể có triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng.

Để phòng ngừa, cần tránh tụt huyết áp trong lúc chạy thận. Triệu chứng dai dẳng không liên quan đến huyết động có thể giảm khi dùng các thuốc chống ói.

Nhức đầu

Nguyên nhân nhức đầu thường chưa rõ. Ở bệnh nhân có uống cà phê, nhức đầu có thể là triệu chứng của ngưng cà phê vì nồng độ cà phê giảm cấp tính trong lúc chạy thận. Với nhức đầu không điển hình hoặc quá nặng, có thể xem xét nguyên nhân thần kinh, đặc biệt là xuất huyết thúc đẩy bởi thuốc kháng đông.

Đau ngực và đau lưng

Đau ngực nhẹ hoặc khó chịu ở ngực, thường ít nhiều có đau lưng kèm theo hiện không rõ nguyên nhân, không có xử trí hay phòng ngừa đặc hiệu.

Ngứa

Ngứa đôi khi được thúc đẩy hoặc nặng lên do chạy thận. Ngứa xảy ra chỉ trong chạy thận, đặc biệt nếu có kèm các triệu chứng dị ứng nhẹ khác, có thể là triệu chứng của dị ứng mức độ nhẹ với màng lọc hoặc thành phần của dây chạy thận. Ngứa cũng có thể do viêm gan siêu vi hoặc do thuốc.

N.hiễm t.rùng

N.hiễm t.rùng nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra ở nơi mà m.áu rời khỏi cơ thể được lọc và sau đó lại đi vào.

Hội chứng mất quân bình

Biến chứng trong chạy thận này thường xuất hiện trên các đối tượng BUN (chỉ số sinh hóa m.áu) cao, người lớn t.uổi, có tổn thương não trước đó, nhiễm toan chuyển hóa nặng…

nhung bien chung nguy hiem thuong gap khi chay than nhan tao 21ea1d

Ảnh: Internet.

Bệnh nhân cần chú ý những triệu chứng điển hình: Nhức đầu, buồn nôn, bứt rứt, không yên, huyết áp cao, mất định hướng, động kinh, hôn mê, có thể t.ử v.ong.

Ở các thể biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định ngưng lọc m.áu, chống động kinh và giữ thông đường thở, thở máy.

Ngoài ra, có một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng như hội chứng mất cân bằng thẩm thấu, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.

Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật

Phải kể đến các biến chứng do kỹ thuật gây ra như chứng tán huyết, thuyên tắc khí, phản ứng của màng lọc…

Nguyên nhân có thể xem xét đến: Đường dây m.áu ngoài cơ thể bị vặn, xoắn, gấp…; bơm m.áu được cân chỉnh không chính xác hoặc hoạt động kém; áp lực âm quá mạnh trong hệ thống dây m.áu; tắc nghẽn trong bơm m.áu; khí vào m.áu theo đường m.áu về, hoặc catheter trung tâm; không trang bị cảm biến phát hiện khí; người bệnh hít vào khi CVC đang mở ra không khí…

Các kỹ thuật viên, điều dưỡng, bác sĩ… trực tiếp xử lý các trường hợp này.

Nếu bệnh nhân thấy các triệu chứng sau, cần báo với nhân viên y tế: Khó thở; cảm giác nóng/bỏng rát ở vị trí đường mạch m.áu hoặc khắp cơ thể; phù mạch; đau lưng, nặng ngực, thở nông, mệt, buồn nôn, nhức đầu, hạ huyết áp, thiếu m.áu cấp, tăng kali m.áu…

Ngoài ra, các biến chứng khác như đau ngực, đau lưng, nhức đầu… cũng khá thường gặp khi lọc thận. Tuy nhiên, cần báo với bác sĩ điều trị vì đây có thể là triệu chứng của các biến chứng khác khi chạy thận như tán huyết, thuyên tắc khí, viêm màng ngoài tim…

Thảo Nguyên

Theo kienthuc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *