B.é g.ái nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, quấy khóc do vùng â.m đ.ạo rỉ m.áu, trầy xước.
Ngày 12/1, thạc sĩ, bác sĩ Ông Huy Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết đơn vị này cấp cứu cho bé P.H.A. (5 t.uổi, ngụ tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) bị kẹt dị vật trong â.m đ.ạo.
Gia đình bệnh nhi cho biết cách nhập viện một giờ, người nhà thấy bé cầm chơi mặt dây chuyền. Sau đó, bé đột nhiên khóc lên, vùng â.m đ.ạo rỉ ít m.áu đó tươi. Bé kêu đau khi đi tiểu và quấy khóc liên tục nên người nhà cho con đến bệnh viện.
Bài Viết Liên Quan
- 5 tín hiệu báo động cho thấy hệ miễn dịch đang kêu cứu
- Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh
- Phát hiện tác dụng diệu kỳ của dầu ô liu mà ít người biết tới
Dị vật là mặt dây chuyền được các bác sĩ lấy ra ngoài. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ Thanh, thời điểm nhập viện, vùng â.m đ.ạo của bé không còn ra m.áu nhưng bị trầy xước nhẹ. Các bác sĩ chụp phim X-quang vùng bụng chậu và phát hiện dị vật cản quang vùng tiểu khung dạng mặt dây chuyền.
Thám sát thấy vùng t.iền đình và màng trinh, các bác sĩ ghi nhận khu vực này bị trầy xước. Dị vật nằm sâu trong â.m đ.ạo khoảng 3-4 cm không làm rách màng trinh. Sau 30 phút, các bác sĩ dùng dụng cụ gắp dị vật ra ngoài, khéo léo không làm tổn thương â.m đ.ạo và màng trinh.
Theo các nghiên cứu, kẹt dị vật là một trong những cấp cứu điển hình ở t.rẻ e.m, thường gặp nhất là dị vật tiêu hóa, chiếm 80-90% ca nhập viện. Đứng thứ 2 là dị vật đường hô hấp, đa phần gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi. Khi trẻ bị kẹt dị vật â.m đ.ạo, nếu không phát hiện sớm, bé có thể bị chảy dịch, viêm â.m đ.ạo, nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến viêm phần phụ ở t.rẻ e.m.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên chú ý đến những vật nhỏ, không để gần tầm tay t.rẻ e.m, nhất là độ t.uổi 3-6. Nếu phát hiện con gặp nạn, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cứu sống b.é g.ái sinh non nặng 800gr, viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng
Một b.é g.ái sinh non khi mới 28 tuần t.uổi, cân nặng chỉ 800gr bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng vừa được các bác sĩ phẫu thuật cứu sống thành công.
Ngày 14/8, Thạc sĩ bác sĩ Ông Huy Thanh – Phó Giám đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bệnh nhi mắc chứng bệnh hiếm gặp, có tỉ lệ t.ử v.ong rất cao 30 – 36%
Theo đó, bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã tiếp nhận một b.é g.ái, sanh mổ 28 tuần vì mẹ bị t.iền sản giật, suy thai; với chẩn đoán lúc vào viện là viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, sinh cực non.
Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức, theo dõi, đặt dẫn lưu ổ bụng giải áp liên tục 5 ngày trước khi bước vào cuộc phẫu thuật.
Trong quá mổ, ekip quan sát thấy ổ bụng có nhiều dịch xanh lẫn phân su vùng hố chậu phải, lỗ thủng khoảng 0,5cm tại hồi tràng cách van hồi manh tràng khoảng 20cm.
Sau 60 phút căng thẳng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Bệnh nhi được chuyển về khoa Sơ Sinh để tiếp tục hồi sức.
B.é g.ái nặng 800gr được phẫu thuật thành công.
Hiện tại, tình trạng bé đang phục hồi tốt, sinh hiệu bé ổn định nhưng vẫn còn thở máy, được nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
Theo BSCKI. Nguyễn Kim Loan – Phó Trưởng khoa Gây Mê Hồi Sức, trường hợp này gây mê rất khó, bởi đây là trẻ sinh cực non, các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện. Do đó khi gây mê, trẻ dễ bị suy hô hấp trong lúc mổ và một số vấn đề khó khăn như việc lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, giữ thân nhiệt ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật đều phải hết sức thận trọng.
Đây là trường hợp hiếm thủng tạng trên bé sơ sinh cực non được gây mê và phẫu thuật thành công. Hiện tại, trường hợp bệnh này có tỉ lệ t.ử v.ong rất cao 30 – 36% phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nguyên nhân, vị trí thủng, số lỗ thủng… và một trong những yếu tố quan trọng là t.uổi thai và cân nặng lúc sinh. Trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500 gram thì nguy cơ t.ử v.ong rất cao.