Nhiều người chủ quan với các triệu chứng của ung thư vòm họng và tưởng đó chỉ là triệu chứng của viêm mũi, cảm cúm kéo dài, khi đi khám thì bệnh đã tiến triển.
Nhầm với cảm cúm
Anh Nguyễn Văn V. 34 t.uổi, trú tại Thanh Hà, Hải Dương tâm sự năm ngoái, anh bị cảm cúm sau đó suốt hơn 1 tháng lúc nào cũng bị tình trạng mũi ngạt đặc 1 bên. Anh V. chỉ mua các thuốc trị ngạt mũi và hít và nhỏ nhưng triệu chứng cứ kéo dài.
Anh V. chủ quan chỉ nghĩ cảm cúm thông thường nên không đi kiểm tra sức khoẻ. Hơn 1 tháng sau, khi thấy có hiện tượng c.hảy m.áu cam anh V. mới đi kiểm tra. Lúc này bác sĩ nội soi vùng vòm họng và nghi ngờ có ung thư vòm họng vì có khối u trong vòm. Bác sĩ giới thiệu anh V. tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc ung thư để kiểm tra.
Khi khám tại BV đa khoa An Việt, bác sĩ nội soi và bấm sinh thiết ngay tại vị trí u sùi cho kết quả ung thư vòm họng.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, ung thư vòm họng là một trong số các bệnh ung thư của đầu-mặt-cổ. Vòm họng là phần trên của họng, nằm dưới nền sọ, trên vòm miệng, và phía sau mũi. Các lỗ mũi sau mở vào vòm họng. Vòm họng còn được gọi là họng-mũi.
Ung thư vòm họng xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí lan đến những cơ quan khác của cơ thể.
PGS An cho biết ung thư vòm họng dễ bỏ qua vì biểu hiện giống các bệnh tai mũi họng thông thường. Vì thế, khi có các bệnh lý viêm tai mũi họng kéo dài, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Chỉ cần bác sĩ nội soi tai mũi họng, nếu thấy có tổn thương bác sĩ sẽ bấm sinh thiết tại vị trí có tổn thương để tìm tế bào ung thư.
Bài Viết Liên Quan
- Thẩm mỹ vùng kín, một phụ nữ bị xuất huyết, mưng mủ: Chuyên gia khuyến cáo những điều cần nhớ trước khi làm
- Không muốn c.hết vì gan nhiễm mỡ thì tránh xa những thực phẩm ’sát thủ’ này
- Phát hiện mới: Tập thể dục trong 12 phút giúp tăng t.uổi thọ
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân
Dấu hiệu của bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường chủ quan bởi dấu hiệu của nó thường vay mượn các dấu hiệu bệnh lý tai mũi họng. PGS An cho biết ví dụ như ở mũi người bệnh có thể bị ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, c.hảy m.áu mũi, nói giọng mũi. Nếu có dấu hiệu ngạt 1 bên mũi, tắc 1 bên mũi cần cảnh giác với ung thư vòm mũi họng.
Ở tai, người bệnh có cảm giác ù ù trong tai 1 bên như tiếng ve kêu. Do u làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
Khi khối u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
Người bệnh có thể thường gặp nhất là một cục sưng u không đau ở phần trên cổ.
Những người có nguy cơ ung thư vòm họng là người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm họng.
T.huốc l.á, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền: các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Người ta còn tìm thêm tác nhân gây ung thư vòm họng đó là Virus Epstein-barr. Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
Khi được chẩn đoán ung thư vòm họng, phương pháp điều trị tốt nhất đó là xạ trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, xạ trị là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%.
Còn phương pháp phẫu thuật không có vai trò quá quan trọng trong điều trị triệt căn.
Việc phát hiện ung thư vòm họng sớm chính là cách tốt nhất điều trị bệnh.
Để phòng ung thư vòm họng, PGS An khuyến cáo nên điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng, không hút t.huốc l.á, hạn chế uống rượu, hạn chế cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà muối…)
Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi m.áu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm.
Đi khám vì khó chịu ở cổ họng, người đàn ông mắc 2 loại ung thư cùng lúc: Đây là 3 thói quen ăn uống xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ông Ngô (68 t.uổi, Trung Quốc) bị khàn giọng, khó chịu ở cổ họng cách đây 3 tháng, sau khi đến bệnh viện kiểm tra CT thì phát hiện bệnh ung thư vòm họng và ung thư biểu mô tế bào vảy cùng lúc.
Lần gặp bác sĩ gần đây khiến ông Ngô vô cùng sợ hãi.
Ông Ngô năm nay 68 t.uổi, bị khàn giọng, khó chịu ở cổ họng cách đây 3 tháng, sau khi đến bệnh viện kiểm tra CT thì phát hiện dày dây thanh quản và dây thất có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là do ung thư thanh quản.
Tuy nhiên, sinh thiết sau phẫu thuật lại cho thấy đó không phải là ung thư mà là loạn sản vừa phải. Do bản thân ông Ngô có thói quen hút thuốc và uống rượu nên bác sĩ vẫn nghi ngờ đó là ung thư vòm họng. Do đó, người ta đề nghị ông Ngô đến bệnh viện tai mũi họng để phẫu thuật laser và sinh thiết lại.
Nhưng lần này, kết quả vẫn chỉ ra rằng ông bị dị sản nhiễm độc, không giống với ung thư chút nào, nhiều nhất nó chỉ là một tổn thương t.iền ung thư. Cùng lúc phẫu thuật laser, hạch cổ của ông Ngô cũng được siêu âm B, hạch có đường kính 2cm nghi là khối u di căn. Sau khi cắt bỏ, nó hóa ra là ung thư biểu mô tế bào vảy di căn.
Nhưng rồi có một câu hỏi đặt ra, ông Ngô không bị ung thư thanh quản, vậy ung thư biểu mô tế bào vảy di căn từ đâu ra?
Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ đã tiến hành chụp PET-CT toàn thân cho ông Ngô, và phát hiện có những tổn thương nhỏ li ti đáng ngờ trong vòm họng, kèm theo di căn hạch. Hai mảnh mô được lấy từ bề mặt niêm mạc mũi của ông Ngô để kiểm tra bệnh lý cho kết quả là ung thư biểu mô vòm họng. Đến lúc này, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng của ông Wu cuối cùng cũng đã được tìm ra.
3 thói quen ăn uống xấu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng
1. Thường xuyên ăn đồ chua và đồ nướng
Nguyên nhân gây bệnh ung thư biểu mô vòm họng vẫn chưa được xác nhận bằng các bằng chứng rõ ràng, nhưng nó chắc chắn có liên quan đến thói quen ăn uống của con người.
Ăn đồ chua, đồ nướng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, vì đồ nướng và các loại đồ chua chứa nhiều nitrit, khi vào cơ thể sẽ hình thành chất gây ung thư như nitrosamine và nitrosamides – các chất gây ung thư hàng đầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách đen. Tiêu thụ lâu dài tương đương với việc bạn đang “mở cánh cửa” cho bệnh ung thư vòm họng.
2. Hút thuốc lâu năm
Nicotine và nhựa t.huốc l.á có trong t.huốc l.á có tác dụng gây ung thư mạnh. Người hút t.huốc l.á lâu ngày dễ bị ung thư tế bào biểu mô vòm họng và gây ung thư vòm họng.
3. Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại
Tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại như khí axit sunfuric do đặc trưng nghề nghiệp hoặc các yếu tố bất khả kháng khác dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp và ung thư vòm họng.
3 dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng
Nhiều người có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm họng ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng nên hầu hết mọi người đều chọn cách bỏ qua. Do đó, bạn nên chú ý đến các triệu chứng ban đầu sau:
– C.hảy m.áu mũi: Thường xuất hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, m.áu mũi sẽ chảy ra sau khi thở, nhìn chung lượng m.áu sẽ không nhiều. Triệu chứng này rất dễ bị mọi người bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác, đây thực chất là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn đầu.
– Ù tai và giảm thính lực: Khi ung thư vòm họng xuất hiện ở thành bên của vòm họng hoặc miệng vòi Eustachian, khối u sẽ đè lên vòi Eustachian làm ảnh hưởng đến thính giác một bên gây ù tai, giảm thính lực.
– Đau đầu: Bệnh về vòm họng có thể xâm lấn vào xương, dây thần kinh, mạch m.áu… của nền sọ gây nên chứng đau nửa đầu dai dẳng. Nói chung, nó xuất hiện trên đỉnh đầu và nhiều phần khác của đầu.