Sau khi lấy 2 bộ trứng cóc nấu cháo ăn, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, đ.ánh trống ngực, quặn bụng và nôn ói.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T.A.G. Ảnh PHƯƠNG CHI
Chiều 11.11, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe nam bệnh nhân T.A.G (30 t.uổi, ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) bị ngộ độc trứng cóc đang hồi phục tích cực.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã lấy 2 bộ trứng cóc nấu cháo ăn, sau đó đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhức ngực trái, đ.ánh trống ngực, quặn bụng và nôn ói. Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng đau bụng, buồn nôn nhiều, li bì, chân tay lạnh, rối loạn nhịp tim…
Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và làm những xét nghiệm cần thiết. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nặng do ăn trứng cóc, gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Ê kíp bác sĩ đã nhanh chóng rửa dạ dày, cân bằng nước điện giải, kiểm soát nhịp tim và sử dụng các loại thuốc điều trị biến chứng tim mạch, gan, thận… Bệnh nhân sau đó chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (ICU) tiếp tục chữa trị.
Sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân khá dần lên, giảm mệt, không còn đau bụng, nôn ói; nhịp tim, huyết động ổn định; chức năng gan, thận được cải thiện; kali m.áu về bình thường.
BS.CK1 Nguyễn Chí Hiểu, Khoa ICU Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết người bị ngộ độc trứng cóc thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau nhức các chi, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt, ảo giác, co giật, ngưng thở, ngưng tim nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bị ngộ độc trứng cóc, người bệnh cần nhanh chóng được gây nôn ói để loại bỏ tối đa độc tố ra khỏi cơ thể và lập tức chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nhằm cấp cứu kịp thời.
Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để duy trì và phát huy nét riêng sau đại dịch?
Vốn là một khu vực trù phú, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhưng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây, đặc biệt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, dường như đang trở nên “nhạt nhòa” hơn so với các điểm nghỉ dưỡng khác trong nước.
Theo nhiều chuyên gia, đây là thời điểm để phân tích, đ.ánh giá lại hoạt động du lịch, lên kế hoạch và chuẩn bị cho những hành trình “dài hơi” trong trung hạn và dài hạn.
Nhiều tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ
Vốn là một khu vực trù phú, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và được xác định là một trong 7 phân vùng du lịch của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đầy đủ tiềm năng và đặc trưng văn hóa riêng biệt để phát triển thành một điểm đến nghỉ dưỡng quan trọng ở khu vực phía Nam. Những hình thức du lịch miệt vườn, sông nước vốn hút khách du lịch và gây ấn tượng nhiều năm về trước, thời gian gần đây lại bị “nhạt nhòa” hơn so với nhiều điểm đến nghỉ dưỡng khác. Phải chăng những sản phẩm này không còn thu hút hay việc khai thác du lịch vẫn chưa đồng bộ và tận dụng được tiềm năng của khu vực?
ĐBSCL có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000 km, hệ sinh thái đa dạng từ nước ngọt đến nước mặn; đặc biệt là kho tàng văn hóa dân gian giàu bản sắc. Du lịch ĐBSCL có thể phát triển nhiều loại hình, gồm: sinh thái, nghỉ dưỡng, biển đảo, văn hóa – lịch sử, tâm linh, cộng đồng, nông nghiệp, MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện)… Riêng mảng du lịch cộng đồng đang được quan tâm bởi không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa mà còn giúp du khách tham gia nhiều trải nghiệm có tính bền vững với thiên nhiên.
Những hình thức du lịch miệt vườn, du lịch sông nước gần đây lại “nhạt nhòa” hơn trước.
Mặc dù vậy, trên thực tế, mảng du lịch cộng đồng ở vùng đất này mới chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu. Mô hình du lịch cộng đồng Mười Ngọt tại Cà Mau là một ví dụ, phải mất 6 năm nghiên cứu mô hình này mới ra đời với đặc trưng là dẫn du khách đi “ăn ong” ở rừng U Minh Hạ. Tuy nhiên, mô hình này đang còn nhiều hạng mục, ý tưởng cần triển khai và vẫn còn gặp khó về giao thông, điện và nước sạch.
Tương tự, mô hình du lịch cộng đồng liên kết xây dựng tuyến tham quan xuyên rừng ở VQG Mũi Cà Mau (đi tàu cao tốc, ăn hàu biển, hải sản…) cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân làm nghề nuôi hàu và chạy tàu cao tốc, với mong muốn tìm cách vừa giữ nghề, vừa khai thác được tiềm năng của rừng và cuộc sống làng chài quê hương. Nhưng sau 8 năm hình thành, mô hình đã trải qua những khó khăn về nguồn vốn và cả thị trường khách.
Du khách khám phá rừng U Minh Hạ trong mô du lịch cộng đồng Mười Ngọt, Cà Mau.
Tuyến tham quan xuyên rừng ở VQG Mũi Cà Mau.
Có thể nói, đặc điểm chung của những người làm du lịch sinh thái, cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL là “tự tìm lối đi”, tự mày mò, nâng cấp, tự chèo lái vượt qua khó khăn… Du lịch cộng đồng Cồn Sơn của tỉnh Cần Thơ cũng như vậy. Cách đây 6 năm, người dân tìm mô hình thích hợp để làm du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, phát huy văn hóa bản địa và nâng cao giá trị nông sản.
Theo người dân địa phương, khi bắt tay vào làm, họ chủ yếu tìm hiểu và học hỏi từ góp ý của du khách để biết cách xây dựng sản phẩm, đồng thời kết nối với các đơn vị lữ hành để quảng bá. Người dân gặp không ít khó khăn, trong đó có một thời gian phải phá vỡ liên kết cộng đồng do những hạn chế về nguồn lực, nhận thức giá trị của mô hình.
Cần làm gì để duy trì và phát triển sau đại dịch?
1. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng
Theo thống kê của Savills Hotels thuộc Tập đoàn Savills, nguồn cung khách sạn và resort tại ĐBSCL còn khá hạn chế, với 28 cơ sở lưu trú thuộc phân khúc “midscale” (trung bình) trở lên đang hoạt động. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm liền kề TP.HCM, ĐBSCL có nhiều ưu thế trong việc tiếp cận nguồn khách đa dạng khi khu vực tập trung nhiều cửa ngõ giao thông lớn của cả nước.
Dù vậy, so với các điểm đến có thể tiếp cận thuận tiện bằng đường bộ từ TP.HCM như Hồ Tràm, Vũng Tàu, Đà Lạt, hoạt động kinh doanh khách sạn tại khu vực ĐBSCL có phần kém sôi động hơn. Điều này có vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc phát triển du lịch.
Việc phát triển các tuyến cao tốc là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch vùng.
Việc phát triển các tuyến cao tốc để giúp du khách có thể di chuyển thuận lợi hơn được xem là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch vùng. Ông Vuko Kralj, Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng Azerai Cần Thơ, nhận định: “Trước khi đại dịch diễn ra, bên cạnh 10 đường bay nội địa, sân bay quốc tế Cần Thơ còn phục vụ 4 đường bay quốc tế, kết nối trực tiếp với các cửa ngõ giao thông của khu vực gồm Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul và Đài Bắc.
Về đường bộ, các tuyến cao tốc đang được triển khai như đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận, và ở giai đoạn sau sẽ kết nối tuyến TP.HCM – Cần Thơ giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Việc triển khai các dự án cải thiện hạ tầng giao thông sẽ giúp khu vực mở rộng khả năng tiếp cận thị trường khách quốc tế và nội địa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của vùng trên bản đồ du lịch Việt Nam”.
2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Hiện nay xu hướng du lịch xanh, du lịch trách nhiệm đang tác động mạnh đến thị hiếu của du khách và ngày càng có nhiều người tìm đến những trải nghiệm văn hóa, cộng đồng, thân thiện và trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, tại BSCL, đa số mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng do người dân tự chuyển đổi từ làm vườn, làm nông… sang hoạt động du lịch. Vì vậy các sản phẩm nhỏ lẻ, chủ yếu là nông sản và dịch vụ vẫn chưa thể chuyên nghiệp. ồng thời người dân cũng gặp không ít khó khăn về chính sách, nguồn vốn, nhân lực.
Khách du lịch tham quan cánh đồng dứa ở Làng du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc, Hậu Giang.
Vì vậy, muốn phát triển du lịch cộng đồng phải có sự quan tâm và vào cuộc của các ngành, các cấp cùng cơ chế chính sách phù hợp thực tế. Mỗi tỉnh, thành cần dựa trên những nghiên cứu khoa học về văn hóa, cuộc sống cư dân bản địa… nhằm xây dựng các định hướng phát triển du lịch phù hợp với các giá trị cốt lõi của cộng đồng. ể từ đó hướng dẫn người dân xây dựng sản phẩm sao cho tương ứng với lợi thế bản địa, đạt chuẩn dịch vụ và thị hiếu du khách.
3. Đa dạng hóa trải nghiệm mới
Những năm gần đây, du khách quốc tế có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm chân thực và dân dã thông qua các hoạt động giao lưu với người dân địa phương, khám phá nét đặc trưng của điểm đến. Đây cũng là lợi thế của khu vực ĐBSCL để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt.
Bên cạnh các tour du lịch sông nước, miệt vườn, cộng đồng, nhiều nhà đầu tư về du lịch cũng cho rằng, các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong tương lai rất cần những sản phẩm cao cấp khai thác thế mạnh miền sông nước, như nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp chăm sóc sức khỏe, trang trại và các hoạt động hướng về thiên nhiên.
Mekong Lodge Resort.
Lấy ví dụ như mô hình khu nghỉ dưỡng sinh thái biệt lập Mekong Lodge ở tỉnh T.iền Giang với 30 căn bungalows riêng biệt, bao quanh bởi vườn cây xanh nên không khí trong lành, mát mẻ cùng nhiều hoạt động du lịch cộng đồng như: thăm làng nghề thủ công truyền thống, đạp xe quanh làng cổ, bắt cá…
Hay Tập đoàn TMG đã đưa vào hoạt động du thuyền Victoria Mekong Cruise với 35 cabins và đầy đủ tiện nghi cho hành trình từ 3-5 đêm trên dòng sông Mekong. Những mô hình này đang góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của khu vực.
Victoria Mekong Cruise.
4. Liên kết với các vùng lân cận
Các chuyên gia về du lịch cũng khuyến cáo và đề cao việc phát triển liên kết vùng, phối hợp giữa các tỉnh/thành miền Tây Nam Bộ với TP.HCM và những tỉnh lân cận khác để có sự hỗ trợ trong việc mở rộng nguồn cầu du lịch, mang đến những trải nghiệm dài ngày và đa dạng hơn cho du khách.
Bằng cách xây dựng, nâng cao khả năng hợp tác và liên kết giữa các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hoạt động giải trí trên sông như yatch, cruise ship, từ đó xây dựng hình ảnh và tăng cường truyền thông để giúp kết nối các điểm tham quan trong khu vực; hướng đến ĐBSCL không chỉ đơn thuần là điểm đến đơn lẻ mà là một phần của hành trình khám phá vùng đất phía Nam.
Để đạt được điều này đòi hỏi một chiến lược dài hơi trong việc duy trì và phát huy thế mạnh văn hóa bản địa; đồng thời sáng tạo hơn trong việc làm mới các sản phẩm du lịch.
Bên cạnh tinh thần chống dịch ở thời điểm hiện tại, ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch ĐBSCL nói riêng có thể tận dụng khoảng thời gian này để nhìn nhận lại, đồng thời xây dựng kế hoạch cho tương lai. Đại dịch Covid-19 như một cuộc thanh lọc lớn, sau đại dịch, điểm đến du lịch hay sản phẩm nghỉ dưỡng nào sẽ trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ? Câu trả lời có lẽ bắt đầu từ việc hoạch định và nắm bắt cơ hội ngay trong giai đoạn đầy thử thách này.