Đổ mồ hôi lạnh là gì? Đây là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Tìm hiểu những thông tin về đổ mồ hôi lạnh qua bài viết sau đây.
Bài Viết Liên Quan
- Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
- Các nàng thường xuyên ngồi lâu, ít vận động hãy cẩn thận với 4 bệnh phụ khoa đe dọa nghiêm trọng tới việc sinh sản
- 11 sự thật về vắc xin Covid-19 bạn cần biết
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra khi bạn đột nhiên xuất hiện cảm giác ớn lạnh trong cơ thể. Kèm theo đó là việc đổ mồ hôi bất thường dù nhiệt độ bên ngoài môi trường nóng hay lạnh.
Các vị trí xuất hiện đổ mồ hôi lạnh: Lòng bàn tay, nách,…
Tuy nhiên, đổ mồ hôi lạnh không giống với đổ mồ hôi bình thường. Đổ mồ hôi lạnh không xảy ra do bạn tập thể dục quá nặng hoặc do nhiệt độ cao. Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra cũng khác so với việc đổ mồ hôi vào ban đêm.
Trong khi tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm thường sẽ khiến bạn cảm giác có một lớp mồ hôi khắp cơ thể và quần áo cũng như ga trải giường và chăn của bạn có thể bị ẩm ướt. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi ban đêm thực tế chỉ xảy ra khi bạn đang ngủ.
1. Đổ mồ hôi lạnh là gì?
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra trong phản ứng khi con người chuẩn bị chạy trốn hoặc khi bạn đang bị thương. Tình trạng này có thể phổ biến hơn đối với các tình trạng ngăn cản oxy hoặc lưu thông m.áu khắp cơ thể.
Thực tế, nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra do nhiều tình trạng khác nhau. Thông thường chúng có liên quan đến phản ứng của cơ thể con người.
Đổ mồ hôi lạnh xảy ra khi bạn đột nhiên xuất hiện cảm giác ớn lạnh trong cơ thể – Ảnh Internet
Cũng có thể đổ mồ hôi lạnh xảy ra do sốc. Sốc xảy ra khi cơ thể bạn phản ứng đối với điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc cũng có thể do bạn có chấn thương nặng. Điều này khiến cơ thể bạn dễ dàng rơi vào tình trạng sốc khiến các cơ quan không nhận được nhiều oxy hoặc m.áu để những cơ quan này tiếp tục hoạt động.
Đối với hiện tượng sốc quá lâu ở cơ thể cũng có thể khiến bạn bị tổn thương. Trong một số trường hợp nặng có thể gây t.ử v.ong cho người bệnh nếu không kịp thời nhận điều trị.
2. Nguyên nhân của tình trạng đổ mồ hôi lạnh
Đổ mồ hôi lạnh còn có thể xuất hiện kèm theo một vài triệu chứng khác như:
– Da của người bị đổ mồ hôi lạnh bị nhợt nhạt bất thường.
– Người bệnh thở nhanh.
– Cảm thấy buồn nôn, có cảm giác nôn nao.
– Đồng tử giãn bất thường.
– Cảm thấy kiệt sức, yếu.
– Bị chóng mặt.
– Xuất hiện cảm giác lo lắng, bất thường hoặc cảm giác quá căng thẳng.
– Bị n.hiễm t.rùng hoặc n.hiễm t.rùng huyết cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi lạnh.
Đổ mồ hôi lạnh còn có thể xuất hiện kèm theo một vài triệu chứng khác – Ảnh Internet
Lưu ý, nếu người bệnh bị n.hiễm t.rùng huyết cần tìm đến bệnh viện ngay lấp tức nếu xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi lạnh với bất kỳ triệu chứng nào kèm theo như: sốt cao, lạnh, rùng mình, mất phương hướng, thở nhanh, khó thở, mất ý thức, buồn nôn hay chóng mặt.
– Buồn nôn hoặc chóng mặt.
– Ngất xỉu.
– Bị đau dữ dội do chấn thương.
– Căng thẳng hoặc lo lắng cũng có thể gây đổ mồ hôi lạnh.
– Chứng đau nửa đầu.
– Đổ mồ hôi lạnh là gì, xuất hiện khi cơ thể bị thiếu oxy.
– Người bị bệnh huyết áp thấp cũng dễ bị đổ mồ hôi lạnh.
– Mãn kinh trở thành nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ bị đổ mồ hôi lạnh.
– Người bị bệnh tăng tiết mồ hôi cũng có thể đổ mồ hôi lạnh.
3. Đổ mồ hôi lạnh có phải dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim chuẩn bị diễn ra?
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh là gì, đây có phải dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim hay không khiến nhiều người lo lắng.
Có thể nhận định đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim – Ảnh Internet
Có thể nhận định đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim. Do đó, khi bị đổ mồ hôi lạnh, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của y tế với bất kỳ triệu chứng nào kèm theo dưới đây:
– Đổ mồ hôi lạnh kèm theo triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở ngực, có cảm giác như kéo hoặc ép và bị đầy hơi.
– Xuất hiện cảm giác khó thở.
– Có thể khó chịu vì bị đau ở hàm, dạ dày hoặc đau ở lưng.
– Bị chóng mặt, choáng váng.
Ngay khi xuất hiện những triệu chứng trên kèm với đổ mồ hôi lạnh, lập tức tìm đến sự giúp đỡ của y tế để nhận điều trị kịp thời.
4. Điều trị đổ mồ hôi lạnh bằng biện pháp nào?
Bản chất, đổ mồ hôi lạnh muốn điều trị đúng cách cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể lựa chọn một vài biện pháp như sau:
– Uống nhiều nước trong ngày có thể giúp bạn không bị mất nước.
– Duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên.
– Tránh xa những thói quen hút t.huốc l.á hoặc uống quá nhiều rượu bia là biện pháp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi lạnh.
Có thể áp dụng một vài kỹ thuật khác như kỹ thuật ngồi thiền, thư giãn làm dịu sự lo lắng hoặc căng thẳng giảm tình trạng đổ mồ hôi lạnh – Ảnh Internet
Trong một số trường hợp oxy cung cấp thấp, cần hít thở sâu và có thể giúp khôi phục lượng oxy cần thiết cung cấp cho m.áu. Ngoài ra, có thể áp dụng một vài kỹ thuật khác như kỹ thuật ngồi thiền, thư giãn làm dịu sự lo lắng hoặc căng thẳng. Điều này giúp bạn lấy lại hơi thở.
Đối với một số tình trạng đổ mồ hôi lạnh có thể được quản lý bằng thuốc như:
– Thuốc chống mồ hôi theo đơn của bác sĩ.
– Thuốc chẹn thần kinh có tác dụng ngăn các dây thần kinh của bạn ra lệnh cho não bộ của bạn tiết mồ hôi.
– Sử dụng thuốc chống trầm cảm.
– Có thể tiêm botox đem lại hiệu quả ngăn chặn các dây thần kinh ra lệnh cho não tiết ra mồ hôi.
Người bị đổ mồ hôi lạnh cần gặp bác sĩ khi nào?
Đổ mồ hôi lạnh cần gặp bác sĩ nếu người bệnh bị n.hiễm t.rùng hoặc bị thương nặng. Đặc biệt cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh tổn thương lâu dài.
Ngoài ra, nếu nghĩ rằng mình đang có dấu hiệu của cơn đau tim cũng nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc tìm người giúp đỡ để đến bệnh viện kịp thời.
Đổ mồ hôi lạnh cũng có thể là một tình trạng tiềm ẩn từ lo lắng hoặc mãn kinh. Sau đó bác sĩ có thể làm việc để xây dựng kế hoạch kiểm soát triệu chứng. Đây là nguồn tốt nhất giúp bạn hiểu thêm về những điều đang xảy ra và cách đối phó với bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.
Thỉnh thoảng bị đau ngực có nguy hiểm không?
Chúng ta thường nghĩ rằng đau ngực là dấu hiệu của cơn đau tim, tuy nhiên đau ngực không nhất thiết có nghĩa là bạn có vấn đề về tim.
Có rất nhiều thủ phạm tiềm ẩn khác gây nên cơn đau ngực như trào ngược hoặc đau ngực do gắng sức sau khi tập nặng. Cả hai đều khó chịu. Nhưng không nghiêm trọng như cơn đau tim.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ, các bác sĩ tim mạch cho biết đau ngực là một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không bao giờ nên bỏ qua. Bạn nên luôn tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị đau ngực.
Dưới đây là những lý d o nghiêm trọng và không quá nghiêm trọng khiến cơn đau ngực xuất hiện rồi biến mất, theo các chuyên gia tim mạch.
Các loại đau ngực
Đau ngực diễn ra theo nhiều mức độ từ nhức và đau âm ỉ đến đau nhói và dữ dội. Nó có thể khác nhau ở mỗi người, ngay cả khi nguyên nhân là giống nhau. Và loại đau hoặc cường độ đau không nhất thiết quyết định liệu đó là vấn đề ở tim hay một cái gì đó ít nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, đôi khi cơn đau ngực không nghiêm trọng lắm như co thắt thực quản hoặc chấn thương cơ xương lại rất dữ dội, trong khi đau ngực liên quan đến tim có thể rất kín đáo.
Đau ngực ở phụ nữ
Đau ngực do trào ngược hoặc ho nhiều là giống nhau giữa phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, với cơn đau tim, phụ nữ có thể gặp một số triệu chứng “lạ” khác với những triệu chứng của nam giới.
Không giống như nam giới, phụ nữ ít bị đau ngực như một triệu chứng biểu hiện của cơn đau tim. Đôi khi các triệu chứng có thể khó thấy hơn đối với bệnh nhân nữ, chẳng hạn như chỉ tức nặng hoặc thậm chí chỉ khó thở. Các bệnh nhân nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cần nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe cơ thể, đặc biệt là khi tập thể dục và/hoặc khi có những hoạt động thể lực nặng khác.
Phụ nữ nên luôn tin vào bản năng của mình và thông báo cho bác sĩ khi có điều gì đó không ổn để có thể đ.ánh giá thêm. Phụ nữ có phần dễ có các triệu chứng khó thở, buồn nôn/nôn và đau lưng hoặc hàm khi bị cơn đau tim hơn nam giới.
Theo Hội Tim mạch Mỹ, dưới đây là những dấu hiệu của cơn đau tim. Hãy gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay lập tức:
– Cảm giác tức ngực khó chịu, bóp chặt, đầy hoặc đau ở giữa ngực, kéo dài hơn một vài phút, xuất hiện rồi tự hết.
– Đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
– Khó thở có hoặc không kèm theo khó chịu ở ngực
– Đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn hoặc chóng mặt.
Đau ngực không liên quan đến tim
Có một số lý do khiến bạn cảm thấy đau ngực mà không liên quan đến vấn đề tim mạch. Có các cơ, mô liên kết, xương, da, phổi, thực quản, dạ dày và rất nhiều dây thần kinh ở vùng ngực, đó là lý do tại sao bạn thường liên tưởng cơn đau ngực với bệnh tim. Tuy nhiên, tim không được trang bị các dây thần kinh như nhiều bộ phận cơ thể khác.
Đau ngực không liên quan đến tim được gọi là đau quy chiếu (referred pain): Bạn cảm thấy đau ở một chỗ, nhưng căn nguyên gây đau lại ở một chỗ khác. Ví dụ như trào ngược thường được cảm thấy ở vùng ngực, nhưng cơn đau không xuất phát từ tim.
Công bằng mà nói, các nguyên nhân không do tim gây ra đau ngực phổ biến hơn nhiều so với các nguyên nhân do tim. Nhưng vấn đề là các triệu chứng như vậy đòi hỏi cả đ.ánh giá định tính và bệnh cảnh để hiểu rõ hơn về cách tìm hiểu chúng và đâu là nguyên nhân có thể xảy ra nhất.
Vì lý do đó, đừng mặc định rằng đau ngực không nghiêm trọng chỉ vì nó có thể không ở tim. Cho dù có ở tim hay không, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số tình trạng đau ngực không liên quan đến tim:
Đau ngực do căng cơ
Bạn có thể cảm thấy đau ngực xuất hiện sau khi nâng tạ hoặc chấn thương ở vùng ngực. Các phương pháp điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá/chườm nóng và thuốc giảm đau không kê đơn và/hoặc thuốc chống viêm (NSAID) để điều trị căng cơ. Tuy nhiên, chấn thương ở ngực và bất kỳ cơn đau ngực nào trong hoặc sau khi tập thể dục đều cần được đ.ánh giá y tế.
Co thắt thực quản
Nếu đã từng bị ợ chua hoặc trào ngược axit, bạn có thể đã quen với co thắt thực quản. Đó là cơn co thắt cơ gây đau xảy ra ở phần dưới thực quản. Đau có thể khác nhau, nhưng thường là đau nhói đột ngột. Nó có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.
Bạn có thể thử một số biện pháp tại nhà để giảm ợ nóng, nhưng ợ nóng thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là tình trạng viêm thực quản. Thực quản là ống nối miệng với dạ dày. Đi khám bác sĩ để thảo luận về các triệu chứng để giảm bớt và ngăn ngừa tổn thương thực quản.
Viêm sụn sườn
Còn được gọi là viêm khớp ức sườn, đây là một biến thể của thoái hóa khớp. Kiểu đau có thể khác nhau, nhưng thường được mô tả là đau nhói, nhức hoặc tức nặng.
Và kiểu đau ngực này có xu hướng xuất hiện rồi tự hết vì nó thường được kích thích bởi cử động ở vùng ức – sườn.
Nghỉ ngơi, chườm lạnh, xông hơi và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen giúp giảm đau.
Như thường lệ, hãy gọi cho bác sĩ khi bị đau ngực. Ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán là bị viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, bác sĩ cũng cần biết đây có phải là cơn đau ngực mà bạn chưa từng gặp hay không.
Ho nhiều
Cảm lạnh thông thường hoặc bệnh gì đó nghiêm trọng hơn như viêm phổi, thường tạo ra chất nhầy và đờm, khiến bạn bị ho. Ho là cách cơ thể cố gắng làm sạch đờm và chất nhầy ở phổi, nhưng sau một vài ngày ho và thở gấp có thể khiến bạn đau ngực.
Điều trị cảm lạnh thông thường bao gồm các loại thuốc không kê đơn để giảm cảm lạnh, ho và giảm đau.
Cơn hoảng loạn
Thật khó để phân biệt giữa cơn hoảng loạn và cơn đau tim vì cả hai đều liên quan đến đau ngực và có các triệu chứng giống nhau. Nhưng đau ngực trong cơn hoảng loạn là khu trú và có thể xuất hiện rồi biến mất. Đau ngực trong cơn đau tim thường liên tục và tăng dần, và nó có thể lan từ ngực đến các vùng khác, chẳng hạn như một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, bụng, cổ, cổ họng hoặc hàm. Tuy nhiên, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để loại trừ cơn đau tim.
Thuyên tắc phổi
Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi có tắc nghẽn động mạch trong phổi, điển hình là do huyết khối. Các dấu hiệu đau hoặc sưng ở chân và đau ngực xuất hiện và tự hết khi gắng sức ban đầu có thể bị bỏ qua. Nhưng đây là một tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các triệu chứng có thể rất khác nhau. Nhưng đau ngực có xu hướng đột ngột, dữ dội và đau nhói. Nó không do hoạt động thể chất gây ra và thường kéo dài quá vài phút. Tình trạng này cần phải nhập viện với các lựa chọn điều trị như thuốc làm loãng m.áu, liệu pháp tan huyết khối, mang tất ép và trong một số trường hợp phải phẫu thuật để cải thiện lưu lượng m.áu và giảm thiểu hình thành cục m.áu đông mới.
Bệnh zona
Nếu đã từng bị thủy đậu, bạn có thể bị bệnh zona. Virus gây thủy đậu có thể nằm im trong cơ thể bạn và tái hoạt động sau nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ-mặc dù tiêm chủng thủy đậu có thể giảm nguy cơ. Người lớn khỏe mạnh nên tiêm chủng thủy đậu ở t.uổi 50 trở lên; bạn thường tiêm một liều sau đó là liều thứ hai từ 2 đến 6 tháng sau đó.
Zona phát triển ở những vùng nhất định trên cơ thể, phổ biến nhất là trên ngực và lưng. (Mặc dù bạn có thể bị zona ở bất cứ đâu, kể cả cánh tay hoặc mặt.) Da nhạy cảm khi chạm vào, có cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Một loạt mụn nước đau cuối cùng hình thành (thường ở một bên của cơ thể) và tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài và đau dây thần kinh ở một số người.
Bệnh zona cũng có thể cảm thấy giống như đau ngực, và cần đi khám bác sĩ không chỉ để loại trừ tình trạng tim mà còn để được điều trị để làm dịu các triệu chứng nếu bạn bị bệnh zona.
Đau ngực liên quan đến tim
Đau ngực là một dấu hiệu cảnh báo, bất kể nó xảy ra như thế nào.
Khó chịu ở ngực xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi cần phải được đ.ánh giá y tế. Đau ngực xuất hiện khi nghỉ ngơi và kết hợp với các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt/choáng váng, buồn nôn, nôn hoặc tim đ.ập nhanh cần được đ.ánh giá y tế.
Dưới đây là một số tình trạng đau ngực liên quan đến tim:
Đau tim
Bạn có thể cho rằng cơn đau tim chỉ gây ra đau ngực đột ngột, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Đau ngực không thường xuyên có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Sẽ cần phải đ.ánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng dựa trên t.iền sử, khám thực thể và xét nghiệm chẩn đoán.
Đừng trì hoãn việc tìm sự trợ giúp khi bị đau ngực từng cơn hoặc đột ngột. Gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện.
Bóc tách động mạch chủ
Bóc tách động mạch chủ là một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm tính mạng xảy ra khi lớp phủ bên trong của động mạch chủ bị bong ra, dẫn đến tách rời ba lớp của thành động mạch chủ. Tình trạng này có thể gây ra đau ngực từng cơn hoặc đau dữ dội như rách ngực thường lan ra vai và lưng. Nó thường xảy ra hơn với nam giới trong độ t.uổi từ 60 đến 80.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm huyết áp cao, xơ cứng động mạch, khiếm khuyết van động mạch chủ, bệnh mô liên kết hoặc chấn thương ngực, như tai nạn xe hơi.
Bạn không thể thiếu quyết đoán. Gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy bị loại đau ngực này.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự khó chịu ở ngực hoặc đau xảy ra khi tim không nhận được đủ lượng m.áu và oxy. Đau ngực liên quan đến tim khởi phát do hoạt động thể chất và giảm bớt khi nghỉ ngơi thường được gọi là đau thắt ngực ổn định.
Mặt khác, đau thắt ngực không ổn định là tình trạng đau liên quan đến tim xảy ra ngay cả khi bạn không tập thể dục hoặc gắng sức. Đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra khi mảng xơ vữa động mạch vành bị vỡ và gây ra đau ngực liên quan đến tim khi nghỉ ngơi, hoặc thậm chí là các triệu chứng không ổn định về cường độ.
Các triệu chứng khác bao gồm đau ngực lan lên cổ họng hoặc hàm, tức hoặc nặng ngực, đau lan xuống cánh tay và giữa các xương bả vai.
Đừng chần chừ trơcs bất kì loại đau thắt ngực có thể xảy ra. Nó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Hãy gọi cấp cứu và đến bệnh viện.
Viêm cơ tim
Nói một cách đơn giản, viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm, thường là do n.hiễm t.rùng. Nó cũng có thể do phản ứng thuốc hoặc bệnh lý viêm.
Nhiễm virus có thể gây viêm cơ tim. Ví dụ, Covid-19 được biết là gây viêm cơ tim ở một số bệnh nhân, và ngay cả những trường hợp Covid-19 tương đối nhẹ cũng có thể có dấu hiệu tổn thương tim.
Các triệu chứng bao gồm đau ngực hoặc đau xuất hiện và biến mất, lan đến hàm và cánh tay, mệt mỏi, tim đ.ập nhanh (viêm cơ tim có thể gây loạn nhịp tim), choáng váng, khó thở sau khi tập thể dục hoặc khi nằm, phù ở tay, chân, mắt cá chân và bàn chân, và đột ngột mất ý thức.
Dù già hay trẻ, nếu có những triệu chứng này, hãy đi khám ngay lập tức.
Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm ở màng mô mỏng bao phủ quanh tim. Ngực có thể đau nhói và như dao đ.âm, xuất hiện rồi hết, và thay đổi theo vị trí.
Viêm màng ngoài tim có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm và đôi khi xảy ra sau khi phẫu thuật tim hoặc đau tim. Bệnh có thể là cấp hoặc mãn tính, với dạng cấp tính khiến bạn cảm thấy như bị cơn đau tim. Viêm màng ngoài tim cấp tính thường không kéo dài, trong khi mãn tính phát triển theo thời gian và có thể mất nhiều thời gian hơn để điều trị.
Cả hai đều không tốt cho tim, vì cả hai đều làm rối loạn nhịp tim và chức năng bình thường của tim. Mặc dù chúng hiếm khi đe dọa đến tính mạng, nhưng không có cách nào để biết cơn đau ngực là do viêm màng ngoài tim hay do cơn đau tim.
Đừng lãng phí thời gian, hãy nhanh chóng đến bệnh viện.