Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?

Để không bị tăng tiết axit dịch vị, tăng cơn đau, người đau dạ dày cần có bữa ăn sáng khoa học, vậy người bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?

Theo BSCKI Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, với người đau dạ dày, bữa sáng không chỉ điều hòa lượng axit dịch vị mà còn cung cấp năng lượng bắt đầu ngày mới. Qua một đêm, hệ tiêu hoá xử lý hết thức ăn nên dạ dày vào trạng thái rỗng, tiết ra nhiều axit dịch vị hơn.

Nếu không bổ sung bữa sáng cho người đau dạ dày đúng cách thì sẽ dư thừa axit dịch vị làm nghiêm trọng hơn bệnh lý dạ dày, dễ gây ra những cơn đau dạ dày cấp. Nếu không ăn sáng hoặc ăn sáng không đúng bữa cũng ảnh hưởng đến sự điều tiết acid dịch vị trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?

Người bị đau dạ dày cần chọn các loại thực phẩm phù hợp, giàu dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các thức ăn gây hại cho dạ dày. Dưới đây là một số thực đơn người bị đau dạ dày có thể lựa chọn để điểm tâm.

Cháo

Cháo được nhiều người bị đau dạ dày lựa chọn làm bữa sáng. Cháo được nẫu nhuyễn không gây áp lực cho hệ tiêu hóa hay tạo gánh nặng cho dạ dày.

Cháo chứa thành phần chính là gạo, thêm ít chất xơ sẽ giúp lớp lót bên trong dạ dày có khả năng hấp thụ bớt lượng axit dịch vị dư thừa và làm dịu kích ứng. Kết quả là cơn đau dạ dày được giảm nhẹ.

dau da day nen an gi vao buoi sang ddc 7048132

Cháo được nhiều người bị đau dạ dày lựa chọn làm bữa sáng.

Súp

Súp là món ăn mềm, thơm, dễ ăn, nguồn nguyên liệu đa dạng, đây được xem là gợi ý bữa sáng cho người đau dạ dày vừa dễ tiêu vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Khi nấu súp bạn có thể thái nhỏ nguyên liệu mình yêu thích để cho vào như: trứng gà, cá, ức gà để món ăn thêm sinh động.

Bánh mì trứng

Sự kết hợp của hai nguyên liệu này tạo thành một món ăn sáng được nhiều người yêu thích. Đặc tính của bánh mì là khô, hút dịch tốt nên khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng axit dịch vị trong dạ dày.

Ngoài ra, bánh mì còn giàu canxi, chất không béo, trứng giàu protein nên sự kết hợp giữa bánh mì và trứng sẽ vừa tạo lớp lót cho dạ dày, vừa giảm tiếp xúc của axit dịch vị với các vết viêm loét giảm đau.

Bột yến mạch

Người có bệnh lý đau dạ dày rất thích hợp lựa chọn yến mạch làm bữa sáng. Thực phẩm này không chỉ giàu khoáng chất, đạm, axit béo không no mà còn giúp đường ruột được thư giãn, tăng cảm giác no và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị đau dạ dày.

dau da day nen an gi vao buoi sang 9a0 7048132

Người có bệnh lý đau dạ dày rất thích hợp lựa chọn yến mạch làm bữa sáng.

Sữa chua không đường

Khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề thì sữa chua là thực phẩm vô cùng cần thiết. Ăn sữa chua vào bữa sáng là cách để có được một hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, với người bị đau dạ dày, trước khi ăn sữa chua đừng quên lót dạ bằng chút bánh mì khô hoặc cơm. Bổ sung sữa chua vào bữa sáng là cách kích thích lợi khuẩn hoạt động để tình trạng đau dạ dày được cải thiện.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng thì có thể tham khảo thực đơn trên để có bữa sáng vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đáp ứng được tiêu chí an toàn với sức khoẻ.

Chuyên gia: Các loại rau củ không nên ăn sống

Một số loại rau củ sống chứa nhiều vi khuẩn, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Rau củ và trái cây là một phần trong chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Nhiều người lầm tưởng rằng ăn rau sống sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Tuy nhiên, rau sống có thể chứa các vi khuẩn gây hại như E. coli hoặc trứng sán dây, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bà Deepika Jayaswal, chuyên gia dinh dưỡng tại Ấn Độ, cho biết nhiệt độ cao sẽ phá vỡ các chất xơ cứng và vô hiệu hóa các hợp chất có hại trong rau.

Dưới đây là một số loại rau củ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn sống, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).

chuyen gia cac loai rau cu khong nen an song 685 7046600

Khoai tây sống có thể gây khó tiêu, đầy hơi và co thắt dạ dày . Pexels

Khoai tây

Khoai tây sống gây khó tiêu, đầy hơi và co thắt dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa solanine, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng khi ăn quá nhiều. May mắn là khi nấu chín, solanine trong khoai tây sẽ bị p.hân h.ủy và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cà tím

Tương tự như khoai tây, cà tím sống cũng có chứa solanine, gây buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác. Cà tím nướng hoặc xào không những thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

chuyen gia cac loai rau cu khong nen an song 543 7046600

Cà tím sống cũng có chứa solanine, gây buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác.. Shutterstock

Rau chân vịt

Bà Jayaswal tiết lộ rau chân vịt sống thường chứa vi khuẩn E. coli, gây đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa. Nấu chín rau chân vịt giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn E. coli và giải phóng nhiều chất dinh dưỡng.

Bông cải xanh

Bông cải xanh nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng hơn bông cải xanh sống. Dù hấp hay xào, bông cải xanh vẫn giữ được các chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ bị đầy hơi.

Bắp cải tí hon

Bắp cải tí hon là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Khi nấu chín, chúng không chỉ tăng hương vị mà còn dễ tiêu hóa hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *