Nhiều trẻ bệnh nhẹ thành nặng vì cha mẹ tin dùng nhiệt kế điện tử để cặp sốt.
Theo báo Khoa học Đời sống cho biết: Bé Nguyễn Văn K. (3 t.uổi, Hà Nội) được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng co giật, chân tay run rẩy, mặt đỏ, môi tím tái. Bố mẹ bé cho biết, đo nhiệt kế điện tử cho con nhiều lần ở nhà chỉ có 37,5 độ C, sốt không cao nên gia đình chưa cho bé uống thuốc. Nhưng khi bác sĩ đo thân nhiệt cho bé bằng nhiệt kế thủy ngân thì nhiệt độ đạt 39,9 độ C. Mẹ bé đo lại bằng nhiệt kế mang theo thì mới ngã ngửa vì nhiệt kế báo sai.
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, nhiều trẻ bệnh nhẹ thành nặng vì cha mẹ tin dùng nhiệt kế điện tử để cặp sốt.
Nhiệt kế điện tử có những ưu điểm vượt trội như thao tác đo nhanh, thời gian cho kết quả nhanh, chỉ mất vài giây. Nhưng nó lại kém chính xác bởi nguyên lý đo nhiệt kế điện tử không dựa vào mức thân nhiệt cao hay thấp, mà dựa vào sự thay đổi điện trở của bộ cảm biến hoặc dựa vào sóng hồng ngoại thu được.
Thân nhiệt của cơ thể cao hay thấp sẽ làm thay đổi điện trở của bộ cảm biến nằm trong nhiệt kế điện tử hoặc thay đổi cường độ phát tia hồng ngoại từ thân nhiệt phát ra. Nhiệt kế điện tử sẽ thu nhận sự thay đổi này và biến nó thành dạng ký hiệu số trên màn hình LCD. Tuy nhiên, do đáp ứng quá nhanh với nhiệt độ nên nhiều khi nhiệt kế điện tử báo về nhiệt độ giả.
Vì vậy, khi thấy con sốt cao thì nên đo bằng nhiệt kế thủy ngân cho chính xác, tránh tình trạng tưởng con sốt nhẹ hóa nặng.
Bài Viết Liên Quan
- Nguyên nhân khiến mắt bị ngứa, đỏ
- Ảnh hưởng của rau t.iền đạo đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Giải mã chế độ ăn kiêng hạn chế chất béo
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C. Nhiệt độ đo ở nách và đo bằng nhiệt kế.
Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sốt là một triệu chứng thường gặp ở t.rẻ e.m đặc biệt là trẻ nhỏ, bình thường nhiệt độ của cơ thể từ 36,5 – 37,5 độ C. Ở t.rẻ e.m cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng ở trẻ do trung tâm điều hòa chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt và sốt cao.
Cách phát hiện và đ.ánh giá mức độ khi trẻ bị sốt
Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.
Đ.ánh giá mức độ sốt: Khi nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ; Khi nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa; Khi nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao; Khi nhiệt độ>40 độ C là sốt rất cao.
Nguyên nhân của sốt
Sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc do cơ thể có những biến đổi về chuyển hóa… Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,5 độ C, chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu sốt cao hoặc sốt quá cao sẽ làm cho trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.
Vì vậy khi trẻ bị sốt cần phải tìm nguyên nhân, thường có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt.
Sốt do những nguyên nhân thông thường: viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm, do virus…, thường sốt chỉ kéo dài 3-4 ngày, trẻ tuy sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban… thường là lành tính.
Sốt còn là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết… Những trường hợp sốt kèm theo các triệu chứng trên rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Cách xử trí khi t.rẻ e.m bị sốt
Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt (tránh gió lùa), cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở h.ậu m.ôn.
Song song với thuốc, dùng thêm khăn bông mềm thấm nước bình thường vắt khô đặt lên trán của trẻ rồi dùng khăn lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻ hoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không nên dùng nước đá hoặc đá chườm cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt. Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả tươi. Tránh tình trạng khi trẻ bị sốt cao lại kiêng gió, nhiều khi càng làm cho trẻ sốt cao hơn, có khi nguy hại đến tính mạng trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Tất cả t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
Khi trẻ sốt cần bình tĩnh theo dõi và xử trí. Cho uống thuốc hạ sốt, sau đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Những trường hợp sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, không ăn uống… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
Những kỷ lục mới trong lĩnh vực ghép tay và ghép tạng của Việt Nam
Năm 2020, Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên và hàng loạt ca ghép tạng đặc biệt khác do bác sỹ Việt Nam thực hiện.
Bệnh nhân may mắn được ghép chi thể là anh Phạm Văn Vương ở Hà Nội. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Năm 2020, Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới.
Ca ghép tay do các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện.
Cũng trong năm 2020, hàng loạt ca ghép tạng đặc biệt khác đã được các bác sỹ Việt Nam thực hiện. Đó là ca ghép ruột trên người từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam – một trong những tạng ghép được cho là khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng.
Đó còn là những kỷ lục ghép thành công 23 tạng gồm: 3 tim, 4 gan, 16 thận trong 13 ngày của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; ghép thành công 5 gan trong một tuần của các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…
Cơ hội cho những bệnh nhân không may mất tay, chân
Ngày 21/1, bệnh nhân Phạm Văn Vương đã được phẫu thuật ghép 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay lấy từ người cho sống. Ca phẫu thuật do trực tiếp Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sỹ Khoa Chi trên và Vi phẫu thuật thuộc viện Viện Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thực hiện.
Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng từng là người Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ tư được nhận g.iải t.hưởng khoa học danh giá của Cộng hòa Liên bang Đức.
Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng đã từ chối nhiều lời mời hấp dẫn ở lại Đức để trở về Việt Nam cống hiến. Với những gì học hỏi được từ nền y tế phát triển, sau khi về nước, bác sỹ Hoàng luôn nỗ lực, sáng tạo trong công việc chuyên môn để đem đến những điều tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân; đồng thời làm nên những điều kỳ diệu cho y học nước nhà.
Sau 8 giờ, ca ghép cẳng tay và bàn tay mới từ người hiến sống cho một nam bệnh nhân đã thành công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới m.áu đầy đủ giống như tay bên lành và dần dần hồi phục, thích ứng với cơ thể mới, cử động và cầm nắm đồ vật chỉ sau một tháng ghép.
Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng cho biết để có thể thực hiện ca phẫu thuật này bệnh viện đã có 3 năm chuẩn bị các cơ sở pháp lý, khoa học và những thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề y đức, điều trị sau ghép…
Đ.ánh giá về ca ghép, Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam, cho biết: “Đây là một ca ghép tuyệt vời. Kỹ thuật ghép chân, tay đứt rời rất phức tạp, các nước tiên tiến đi trước chúng ta hàng chục năm nhưng cũng chưa bao giờ thực hiện được ca ghép chi thể từ người cho sống vì hiếm có cơ hội chấn thương đứt rời chân, tay mà vẫn đủ điều kiện để ghép lại. Muốn ghép cũng không ghép được vì nếu như không chuẩn bị đầy đủ về kỹ thuật, không quyết tâm thì không thể chớp được cơ hội ghép chân, tay cho người bệnh từ chân, tay đã buộc phải bỏ đi của người khác.”
Theo Giáo sư-Tiến sỹ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trên thế giới từ năm 1998 đến nay chỉ có khoảng 89 ca ghép chân, tay trên thế giới được thông báo trong y văn quốc tế. Các trường hợp được ghép đều lấy nguồn từ người cho c.hết não.
Tại các nước Đông Nam Á, đến nay chưa có một ca ghép chân, tay đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới. Đây là ca đầu tiên trên thế giới được tiến hành ngay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tiếp nối thành công của ca ghép tay người cho sống đầu tiên trên thế giới, ngày 16/9 vừa qua, các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp tục ghi dấu ấn là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á ghép thành công đồng thời hai cẳng tay cho một bệnh nhân nam 18 t.uổi. Hiện tất cả các vết thương của người thanh niên này đều đã liền sẹo, chi ghép sống tốt.
Những “trận đánh” lớn
Lịch sử ngành ghép tạng Việt Nam được đ.ánh dấu bằng sự kiện ca ghép thận cho bệnh nhân Vũ Mạnh Đoan (40 t.uổi) bị suy thận giai đoạn cuối vào ngày 4/6/1992 ở Bệnh viện Quân y 103 từ người hiến là em trai ruột, 28 t.uổi.
Đến nay, sau hơn 28 năm, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã tiệm cận với thế giới. Mỗi năm, ngành ghép tạng Việt Nam lại xác lập thêm được nhiều thành tựu mới, khẳng định bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật chuyên sâu.
Năm 2020 được đ.ánh dấu bằng những kỷ lục đặc biệt của các trung tâm ghép tạng lớn tại Việt Nam như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Học viện Quân y, Bệnh viện Trung ương Huế…
Đó là kỷ lục ghép tạng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 13 ngày (từ ngày 30/8 đến ngày 12/9 vừa qua), các bác sỹ đã thực hiện tới 23 ca ghép tạng, gồm 3 tim, 4 gan và 16 thận. Trong đó, 15 tạng từ người cho c.hết não.
Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã cán mốc 1.000 ca ghép thận bằng ca thẫu thuật thay thận cho bệnh nhân Đ.X.T, 49 t.uổi, ở Hà Nội vào ngày 28/9 vừa qua. Ca ghép thận cho bệnh nhân được tiến hành trong 3 giờ đồng hồ. Chỉ 10 ngày sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và có thể xuất viện, trở lại cuộc sống thường ngày.
Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau ghép thận. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngày 16/9 vừa qua các bác sỹ đã thực hiện thành công ca lấy, ghép đa mô tạng thứ tư. Các bác sỹ đã ghép hai phổi cho một bệnh nhân được chẩn đoán xơ phổi nguyên phát; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan cấp trên nền xơ gan do nhiễm virus viêm gan B; ghép hai thận cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Đồng thời, bệnh viện cũng đã ghép hai cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị cụt cẳng tay cả hai bên do tai nạn chất nổ.
Ngoài ra, Bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia lấy và ghép tim cho một bệnh nhân bị viêm cơ tim thể dãn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Giáo sư-Tiến sỹ Mai Hồng Bàng cho biết đây thực sự là một “trận đánh” lớn. Sau 24 giờ chuẩn bị khẩn trương và trong suốt hơn 10 giờ tiến hành phẫu thuật, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chỉ đạo sâu sát quyết liệt, huy động hơn 150 bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, kỹ thuật viên, nhân viên của bệnh viện cùng với sự tham gia với 12 bàn mổ được phối hợp hoạt động đồng thời.
Liên tiếp trong 2 ngày (ngày 27-28/10 vừa qua), Học viện Quân y đã thành công 2 ca ghép ruột, đ.ánh dấu Việt Nam đã chinh phục thành công kỹ thuật ghép ruột – một trong những tạng ghép được cho là khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng.
Cũng trong năm 2020, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca tách dính hai bé song sinh Trúc Nhi-Diệu Nhi, giúp hai bé có thể độc lập đi trên đôi chân của mình. Hai b.é g.ái song sinh này chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7/6/2019, với tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan s.inh d.ục, nhưng chung một h.ậu m.ôn.
Hai bé được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đến ngày 15/7 vừa qua, được phẫu thuật tách rời. Tham gia ca phẫu thuật là 93 y, bác sỹ cùng chuyên gia từ các bệnh viện: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Mắt thành phố Hồ Chí Minh; Xuyên Á, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Các bác sỹ cho biết hai bé có thể phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật trong thời gian tiếp theo và được Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp tục theo dõi đến khi tròn 18 t.uổi.
Đến nay, Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Việt Nam đang dần làm chủ được kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng trong đó nhiều tạng được coi là khó lĩnh vực ghép tạng.
Sự thành công của việc ghép tạng mở ra triển vọng điều trị cho những người bệnh có các tạng bị suy giai đoạn cuối; mang lại những hy vọng, cùng cơ hội lớn vượt qua các căn bệnh hiểm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân./.