Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người t.ử v.ong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền…
Bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc
Tại cuộc họp triển khai hoạt động hợp tác Chăm sóc sức khỏe Việt do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổ chức ngày 10/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết trong khi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: Nhiên Nguyễn
“Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong. Ước tính mỗi năm t.ử v.ong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số t.ử v.ong do mọi nguyên nhân, chủ yếu là do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng thông tin số liệu cũng cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người t.ử v.ong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác.
Bên cạnh những bệnh nêu trên thì nước ta cũng đang phải giải quyết gánh nặng do các rối loạn sức khỏe tâm thần gây ra. Ước tính khoảng 15% dân số (tương đương 14 triệu người) mắc các bệnh về rối loạn tâm thần.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, đối với Việt Nam, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đô thị hóa, thay đổi môi trường và thói quen sống, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm đang ở mức cao và có chiều hướng gia tăng.
Tỷ lệ hút t.huốc l.á ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 45%; hiện có tới 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO; khoảng 1/3 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và tỷ lệ thừa cân béo phì tăng trung bình 1%/năm.
“Có thể nói các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng.
Chính vì vậy phòng chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần đang là một nội dung ưu tiên trong chính sách y tế của Việt Nam”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nêu rõ.
Làm gì để kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm?
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh trong giai đoạn tới công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm cần tập trung vào các nhóm giải pháp như đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong xây dựng, thực thi các chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh, tập trung vào tăng cường vận động thể lực, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là giảm tiêu thụ muối và nước ngọt, phòng chống tác hại của rượu, bia và t.huốc l.á.
Đồng thời phải tổ chức hiệu quả các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe đặc biệt là truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết tự phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để đi khám, chữa kịp thời, biết tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh.
Bên cạnh đó cần phát triển, nâng cao năng lực hệ thống y tế các tuyến, tăng cường y tế cơ sở để tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và thực hiện quản lý, điều trị, chăm sóc lâu dài người mắc bệnh, tập trung giải quyết các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và các rối loạn tâm thần phổ biến.
Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giao Cục Y tế dự phòng, căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các đơn vị, đối tác liên quan triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giao Cục Y tế dự phòng, căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các đơn vị, đối tác liên quan triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Ảnh:Nguyễn Nhiên
Đồng thời Thứ trưởng mong muốn các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tiếp tục hỗ trợ ngành y tế trong lĩnh vực phòng, chống bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe tâm thần, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngày 20/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025. Ngày 02/9/2018, Thủ tướng cũng đã ký Quyết định phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh không lây nhiễm.
Đặc biệt, Nghị quyết số 20 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đề ra các nhiệm vụ quan trọng trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 có 95% và đến năm 2030 có 100% số trạm y tế xã triển khai dự phòng và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm.
Vắc xin COVID-19 Việt đỏ mắt tìm người thử nghiệm
Trong cuộc họp tháng 9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định mục tiêu ít nhất trong năm 2021 có 1 vắc xin COVID-19 nội được cấp phép.
Tuy vậy những diễn biến gần đây cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam đã bị chậm nhịp.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân – Ảnh: T.PHƯƠNG
Đây sẽ là nguồn vắc xin cho Việt Nam trong 2022 khi có tới 3 vắc xin sản xuất trong nước hoặc Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ hứa hẹn ra mắt. Ngoài ra, tháng 9 vừa qua, một tập đoàn lớn của Việt Nam cũng ký hợp đồng mua vắc xin COVID-19 từ Tây Ban Nha.
Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam đã bị chậm nhịp, đang gặp khó khăn trong tiến trình thử nghiệm lâm sàng, dẫn tới khó khăn trong hành trình ra mắt vắc xin COVID-19.
Đỏ mắt tìm người thử nghiệm
Trao đổi với T.uổi Trẻ ngày 31-10, một thành viên trong nhóm thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC cho hay nhóm này đang khó khăn trong tìm địa điểm triển khai giai đoạn 3a thử nghiệm lâm sàng COVIVAC, bởi với tiến độ hiện nay, chỉ cuối tháng 11 là cả nước sẽ hoàn thành mũi 1 cho người từ 18 t.uổi trở lên, một số địa phương hoàn thành mũi 2, không thể tìm kiếm người có đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin.
Vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang phát triển, với sự hỗ trợ tích cực từ Tổ chức PATH, lại có thêm cơ sở là dây chuyền sản xuất vắc xin cúm tương đồng về công nghệ, nếu được cấp phép sẽ có thể đưa vào sản xuất.
Không chỉ COVIVAC mà các vắc xin nội, vắc xin nhận chuyển giao công nghệ đều gặp khó khăn tương tự, bởi ngoài Nano Covax có 3 sản phẩm chuẩn bị bước vào giai đoạn 2b và 3a (vắc xin COVIVAC, vắc xin ARCT-154 và vắc xin HIPRA nhận chuyển giao công nghệ từ Tây Ban Nha), nhưng không tìm đủ người tham gia thử nghiệm.
Riêng Nano Covax đã thử nghiệm giai đoạn 3a và 3b hoàn tất, đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia thông qua báo cáo đ.ánh giá thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3.
Cách đây 2 ngày, tại một cuộc họp với các nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, ông Đỗ Minh Sĩ, giám đốc nghiên cứu và phát triển Công ty Nanogen, nhà sản xuất Nano Covax, cho biết công ty này đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp và cũng đã gửi hồ sơ đến Tổ chức Y tế thế giới. Hiện tại cơ sở của Nanogen đã gần như hoàn thiện để có thể sản xuất quy mô lớn.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia, nếu trong trường hợp đúng kế hoạch, năm 2021 này có 1 vắc xin nội được cấp phép thì vắc xin ấy cũng không thể sử dụng cho 2 liều tiêm cơ bản nữa vì cho đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đơn vị triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19 toàn quốc đã khẳng định chậm nhất đầu 2022 Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm ngừa 2 mũi cho người trên 18 t.uổi, trong quý 4 hoàn thành mũi 1 cho trẻ 12 – 17 t.uổi.
Vắc xin nội, dù bắt tay vào nghiên cứu từ sớm, thử nghiệm lâm sàng trên người cũng khá sớm, nhưng đến nay đang chậm nhịp và đều gặp khó khăn.
Gỡ khó được không?
Chia sẻ với T.uổi Trẻ, một chuyên gia cho rằng hướng dẫn ngày 19-8 của Bộ Y tế về quy chế đăng ký vắc xin đã có những sửa đổi, nhưng nếu hướng dẫn này ban hành từ tháng 3 hoặc 4-2021 sẽ kịp thời hơn để các nhà sản xuất vắc xin chuẩn bị.
Chuyên gia này cho rằng nên nghiên cứu hiệu quả của vắc xin Việt Nam ở liều tiêm bổ sung (mũi booster), bên cạnh đó là thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh ở t.rẻ e.m. Nếu không hàng trăm tỉ đồng bỏ ra nghiên cứu phát triển vắc xin sẽ không phát huy được nhiều về hiệu quả.
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước vừa công bố kế hoạch tiêm bổ sung mũi 3 sau 2 mũi cơ bản. Trên thế giới đã có quốc gia tiêm mũi 4, vì vậy Việt Nam có tiêm mũi bổ sung, bao giờ tiêm, hiệu quả thế nào, nhu cầu vắc xin năm 2022 như thế nào và sử dụng nguồn nào, hiệu quả của vắc xin nội nếu sử dụng để tiêm mũi booster đều rất cần nghiên cứu, đ.ánh giá.