Công bố mới về bệnh phong: Bắt chước nhiều bệnh, dễ chẩn đoán nhầm

Số ca mắc bệnh phong có biểu hiện rất giống với các bệnh khác dẫn đến nhầm lẫn chẩn đoán, điều trị trễ, để lại di chứng và lây lan cho cộng đồng.

Một nghiên cứu vừa công bố tại hội nghị khoa học da liễu miền Nam 2019 do Bệnh viện Da liễu TP HCM tổ chức khiến giới chuyên môn, cộng đồng đáng lưu tâm về căn bệnh phong-căn bệnh gây ra tàn phế.

Theo BS CK2 Nguyễn Thanh Hùng (Bệnh viện Da liễu TP), bệnh phong là bệnh cổ xưa nhất trong da liễu. Hiện nay, nước ta đã loại trừ được bệnh phong, số ca mắc mới đã giảm nhiều. Đặc điểm của bệnh phong giai đoạn này đa số thuộc nhóm nhiều khuẩn, ủ bệnh lâu và hội chứng lan tỏa toàn thân. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh phong lại có biểu hiện rất giống với các bệnh khác dẫn đến nhầm lẫn chẩn đoán, điều trị trễ, để lại di chứng và lây lan cho cộng đồng.

cong bo moi ve benh phong bat chuoc nhieu benh de chan doan nham c28ac5

Ca bệnh phong loét miệng dai dẳng dễ nhầm với thứ bệnh khác

Nêu 3 ca trong 6 ca bệnh điển hình, BS Hùng chỉ ra những biểu hiện không thường gặp của bệnh phong. Trường hợp thứ nhất là cặp song sinh 19 t.uổi với biểu hiện là rụng tóc tiến triển (bao gồm lông mày, lông mi), cánh tay, thân, nách và lông mu 11 năm qua; da sáng bóng, không có biểu hiện của bệnh phong. Có 2 đến 3 đợt có vết loét tự phát ở khuỷ tay, đầu gối và lành để lại sẹo teo. Sẹo tẹo đường kính 5 đến 1 cm xuất hiện ở khuỷ tay, đầu gối và đùi; nhiều dây thần kinh ngoại biên lớn, không đối xứng ở cả hai chi; không mất cảm giám hoặc yếu cơ. Khi sinh thiết phát hiện mắc bệnh phong.

Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân 50 t.uổi, xuất hiện các đợt mụn nước trong 3 tháng, lành để lại các đốm và sẹo giảm sắc tố; phát ban từng đợt kèm sốt nhẹ và đau khớp; mụn nước lõm trung tâm và nhiều dát giảm và tăng sắc tố; sẹo rải rác trên thân và tứ chi. Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh không cải thiện, không có dấu hiệu n.hiễm t.rùng, tất cả các xét nghiệm bình thường, huyết thanh HIV âm tính. Sinh thiết từ mụn nước thấy phân tách dưới thượng bì, đại thực bào sủi bọt và thâm nhiễm bạch cầu trung tính ở lớp hạ bì. Chẩn đoán mắc ENL/bệnh phong.

Trường hợp thứ ba, nam 31 t.uổi, sẩn ở vòm miệng mềm tăng dần về kích thước và số lượng, kết hợp thành mảng, lan rộng, thời gian trong 1 năm; không đau, không có cảm giác rát nóng trong miệng, không ra m.áu cam hoặc loét; thâm nhiễm lan tỏa của dái tai, vài sần, mềm cùng màu da ở hai bên sườn và chi dưới, không có rụng lông, biến dạng mũi, không mất cảm giác vận động, không hạch, GPB mô học phù hợp với bệnh phong. Chẩn đoán bệnh phong histoid.

Kết luận, BS Hùng cho rằng triệu chứng của bệnh phong rất đa dạng và bắt chước rất nhiều bệnh khác. Giai đoạn dịch tễ thấp như hiện nay, bệnh phong thường gặp ở nhiều thể khuẩn MB, mà đặc điểm của nó là lâm sàng đa dạng, vi khuẩn nhiều. Việc chẩn đoán nhầm, chậm điều trị để lại di chứng tàn tật và lây cho cộng đồng. Cần lưu ý bệnh này về mặt lâm sàng và cận lâm sàng.

Nguyễn Thạnh

Theo nguoilaodong

Trị mụn trứng cá bằng kháng sinh có nguy cơ n.hiễm t.rùng, kháng thuốc

Dù mụn trứng cá là một tình trạng viêm, nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh để xử lý tình trạng trên.

Thế nhưng theo các chuyên gia về da liễu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá sẽ gây rất nhiều tác hại, nhất là bị kháng thuốc, tác dụng phụ, n.hiễm t.rùng.

tri mun trung ca bang khang sinh co nguy co nhiem trung khang thuoc 16c1fd

Bệnh nhân bị mụn trứng cá – Ảnh minh họa

Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý của nang lông tuyến bã mạn tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 80% thanh thiếu niên và người trẻ từ 11 đến 30 t.uổi. Bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc là sẹo và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sinh bệnh học của mụn trứng cá rất phức tạp, chưa được hiểu biết hoàn toàn nhưng có những yếu tố rất đáng chú ý như: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, hiện tượng viêm và đáp ứng miễn dịch. Chính vì do vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, và hiện tượng viêm mà kháng sinh là một trong những điều trị cơ bản và lựa chọn đầu tay của bác sĩ da liễu.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị khoa học thường niên da liễu miền Nam với chủ đề “Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại” diễn ra hôm 29.9, nhiều chuyên gia da liễu đã cảnh báo về mối nguy cơ sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá hiện nay của một số bác sĩ. Theo các chuyên gia da liễu, mụn trứng cá được công nhận là tình trạng viêm, không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng việc sử dụng kháng sinh đối với mụn trứng cá lại không thể giải quyết được tình trạng da một cách triệt để, thậm chí gây tác hại nguy hiểm.

Bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết việc sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá sẽ gây ra tác dụng phụ, kháng thuốc, phá vỡ hệ sinh vật trên da, đặc biệt gây n.hiễm t.rùng. “Những người bị mụn trứng cá được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc uống ít nhất 6 tuần có khả năng bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp và viêm họng gấp 2 đến 3 lần so với những bệnh nhân không sử dụng kháng sinh trong 1 năm theo dõi”, bác sĩ Phượng chia sẻ.

Bác sĩ Phượng cho rằng kháng sinh không còn là lựa chọn đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các bác sĩ trị mụn trứng cá nên thay thế kháng sinh bằng những liệu pháp hormon. Điều này đặc biệt trong điều trị mụn trứng cá, trong đó tiếp xúc với kháng sinh có thể có ý nghĩa do một số lượng lớn người bị ảnh hưởng bởi bệnh và tình chất mạn tính của tình trạng này khiến cho xu hướng điều trị kéo dài.

“Trong điều trị mụn trứng cá các bác sĩ cần phải hạn chế sử dụng kháng sinh, lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất, không sử dụng đơn trị liệu, nhấn mạnh sự tuân thủ điều trị và hạn chế thời gian điều trị. Điều cần thiết hiện nay trong điều trị mụn trứng cá là cần thay đổi nhận thức về kháng sinh, từ đó tạo sự thay đổi thói quen kê đơn trong thực hành lâm sàng”, bác sĩ Phượng khuyến cáo.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *