Sốt xuất huyết và sốt phát ban có dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, sốt xuất huyết nếu không phát hiện kịp thời điều trị thì có thể dẫn tới những nguy hiểm cho tính mạng.
Dưới đây là cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban.
Sốt phát ban có nhiều bệnh và tác nhân gây bệnh khác nhau, nhưng tựu trung có sốt và phát ban. Sốt phát ban chủ yếu gặp ở nước ta là bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh Ru-ben-la (Rubella) do virus Ru-ben-la gây ra và bệnh do Rickettssia, trong đó ở Việt Nam hay gặp nhất là bệnh sốt mò. Phương thức truyền bệnh của bệnh sởi và bệnh Ru-ben-la là lây theo đường hô hấp, còn bệnh sốt mò môi giới truyền bệnh là do mò đỏ.
Bệnh sốt xuất huyết (SXH), tác nhân gây bệnh là virus Dengue, bệnh lây từ người bệnh sang người lành chưa có miễn dịch chống virus Dengue là muỗi. Có hai loài muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn và muỗi hổ châu Á.
Có hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn và muỗi hổ châu Á
Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
Theo BS Bùi Mai Hương, Bệnh viện Bạch Mai, sốt là một loại bệnh dịch nguy hiểm, nếu muỗi truyền bệnh càng nhiều, tốc độ lây lan bệnh càng nhanh, nếu người dân chưa có miễn dịch chống SXH. Nếu bị SXH, đặc biệt là t.rẻ e.m mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong.
SXH thường có sốt cao liên tục 3 – 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm sẽ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi… do hiện tượng cô đặc m.áu), có chấm xuất huyết ở dưới da, c.hảy m.áu chân răng hoặc c.hảy m.áu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh.
Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là t.rẻ e.m, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.
Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39 – 40 0C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn mửa và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…
Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có m.áu và có thể nôn ói sau khi ăn). Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.
Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, cách đơn giản nhất là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban, còn nếu vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là SXH (đây là dấu hiệu ấn ngón tay hoặc thời gian hồi phục màu da trong chẩn đoán bệnh SXH). 2 tiêu chuẩn để nghĩ đến SXH là sốt cao đột ngột và xuất huyết. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm công thức m.áu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng m.áu tăng.
Sốt xuất huyết là một loại bệnh dịch nguy hiểm, nếu muỗi truyền bệnh càng nhiều, tốc độ lây lan bệnh càng nhanh.
Lưu ý cần nhớ khi bị sốt xuất huyết
Cũng theo BS Bùi mai Hương, không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần, lần sau không mắc nữa, bởi vì SXH ở nước ta có 4 týp huyết thanh khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại.
Khi bị SXH nếu dùng thuốc hạ nhiệt phải hết sức thận trọng, chỉ nên dùng loại paracetamol đơn chất (không có kết hợp các loại khác), không dùng aspirin, efferalgan,… tốt nhất là chườm mát ở trán, nách, bẹn để hạ nhiệt. Nếu dùng thuốc paracetamol đơn chất cũng phải theo dõi thật tốt, bởi vì, sau vài ngày sốt cao, thân nhiệt có thể bắt đầu giảm, nếu vẫn dùng thuốc hạ nhiệt sẽ nguy hiểm cho người bệnh.
Một số tác giả khuyên rằng khi đang bị sốt cao trong SXH không nên truyền dịch ngay vì rất dễ bị sốc (nhất là đạm) do cơ thể đang phản ứng mạnh (sốt cao) chống virus. Cần bù nước và chất điện giải do bị mất bởi sốt cao bằng cách dùng dịch oresol (ORS) là tốt nhất nhưng phải pha thuốc đúng chỉ dẫn (một gói ORS cam loại 5,63g cho vào 200ml nước đun sôi để nguội). Ngoài ra nên uống thêm nước cam, chanh tươi, nước ép các loại quả (dưa hấu,…).
Nếu thấy có dấu hiệu khác thường cần cho người bệnh đi bệnh viện ngay, nhất là t.rẻ e.m (chân tay lạnh, da lạnh ẩm, vật vã, bứt rứt khó chịu, đau bụng, mạch nhỏ, tiểu ít, huyết áp tụt hoặc kẹp).
TP.HCM: Hơn 46.000 ca sốt xuất huyết, 18 ca t.ử v.ong tính từ đầu 2022
Tính đến ngày 21.8.2022, TP.HCM ghi nhận 46.044 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 18 ca t.ử v.ong.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần 34 (15.8 đến 21.8.2022) mặc dù đã giảm 15% so với trung bình 4 tuần trước nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Cụ thể trong tuần này, thành phố ghi nhận 2.790 ca bệnh sốt xuất huyết, 1 ca t.ử v.ong nâng tổng số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết trong năm nay là 18 trường hợp.
Tính từ đầu năm đến tuần 34, thành phố ghi nhận 46.044 trường hợp mắc bệnh, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021, trong đó số ca nặng là 869 ca. Toàn thành phố ghi nhận 182 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 18/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; giảm 17 ổ dịch mới so với tuần 33.
Về công tác phòng dịch, tổng số ổ dịch được xử lý phun hóa chất trong tuần là 369 ổ dịch và có 4 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng.
Soi chậu nước có nguy cơ phát sinh lăng quăng. Ảnh HCDC
Theo HCDC, muỗi sống tại các khu vực gần với nơi loài người sinh sống và muỗi truyền bệnh đẻ trứng tại những nơi có nước đọng như các lu, vại, thùng, chai lọ, xô, chậu, rác thải, lốp xe…. Trứng muỗi sẽ nở khi gặp nước và có thể chịu được điều kiện rất khô, sống trong nhiều tháng.
Do đó để phòng bệnh thì cần lưu ý thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước. Khi thay nước cần chà rửa kỹ thành vật chứa và thực hiện định kỳ mỗi 5 – 7 ngày 1 lần.
Từ đầu tháng 7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai chức năng phản ánh điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trên ứng dụng Y tế trực tuyến. Khi phát hiện những hộ gia đình, khu vực, cơ quan, đơn vị để đọng nước có thể gây phát sinh, lăng quăng muỗi truyền bệnh, người dân nhanh chóng phản ánh lên ứng dụng để chính quyền địa phương biết và xử lý theo đúng quy định.