Trước nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và bùng phát luôn hiện hữu, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát trọng điểm COVID-19, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, giám sát dựa vào sự kiện… để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng.
Bộ Y tế vừa có công văn hoả tốc gửi UBND các y tế các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Xây dựng kịch bản chống dịch COVID-19 khả thi, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ, trong thời gian qua đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch sau nới lỏng giãn cách xã hội, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và bùng phát ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào vẫn luôn hiện hữu.
Trước nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và bùng phát luôn hiện hữu, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát trọng điểm COVID-19, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, giám sát dựa vào sự kiện… để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng
Để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các nội dung, cụ thể:
Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19; các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, không cục bộ, “cát cứ”, ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.
Các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và lấy cấp cơ sở là nền tảng trong phòng, chống dịch…
Chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các Trạm Y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.
Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm, viêm phổi nặng để phát hiện sớm ca COVID-19 trong cộng đồng
Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm, viêm phổi nặng, giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19, kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng…
Đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa. Kiểm soát nghiêm, quản lý chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở.
Cũng theo Bộ Y tế, trên cơ sở đ.ánh giá mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128/QĐ-CP, các địa phương thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1 theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT…
Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải nghiêm túc thực hiện phân luồng, sàng lọc, phân loại người bệnh; cán bộ y tế, các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao phải cảnh giác, không chuyển lên tuyến trên đối với bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng để phòng tránh quá tải và nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế; bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất…
Hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện dã chiến, đặc biệt là thành lập các Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc người mắc COVID-19 ngay tại nhà để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa.
Phải đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi được phân bổ
Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên, người có bệnh nền) ngay khi được phân bổ vaccine, đảm bảo an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Tăng nhanh độ bao phủ mũi 1, triển khai tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học… thực các biện pháp đảm bản an toàn COVID-19, thường xuyên đ.ánh giá, cập nhật lên hệ thống An toàn COVID-19. Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, trường học; duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”
Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên, người có bệnh nền) ngay khi được phân bổ vaccine, đảm bảo an toàn
Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe… yêu cầu thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư, nắm chắc tình hình công dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp (như lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh; người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoài tỉnh về địa phương làm việc,…) để có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.
TP HCM dự kiến dạy học trực tiếp với địa bàn dịch cấp 1, 2
Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 27/10 trình dự thảo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp, trong đó đề xuất mở cửa trường với các vùng dịch cấp 1 và 2.
Trong Tờ trình, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất mở cửa trường, dạy học trực tiếp, không tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường với địa bàn có dịch bệnh cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình). Những trường ngoài công lập nếu đảm bảo các điều kiện an toàn có thể được bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước.
Trường học phải đảm bảo giãn cách, đ.ánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong ngành giáo dục. Nhà trường cũng chuẩn bị hạ tầng công nghệ, trang thiết bị, phương tiện để chuyển sang hình thức dạy trực tuyến khi dịch bệnh phức tạp.
Ở các địa bàn này, trường đại học được tổ chức dạy học trực tiếp nếu đáp ứng bộ tiêu chí an toàn, giảng viên và sinh viên được tiêm đủ liều vaccine.
Tại các vùng cấp độ 3 (nguy cơ cao), nhà trường tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, truyền hình, không tổ chức hoạt động ngoài lớp học. Tùy điều kiện thực tế, địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp, cấp học. Trong đó, các khối 1, 2, 6, 9 và 12 được ưu tiên.
Trường đại học được tổ chức dạy trực tiếp nhưng phải bố trí lệch ca, không tập trung đông người, giãn cách tối đa.
Với vùng dịch cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), Sở đề nghị dạy và học theo hình thức trực tuyến, qua truyền hình, giao bài tự học. Đây cũng chính là cách học các trường phổ thông đang áp dụng.
Học sinh trường tiểu học Thạnh An (xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ) đến trường, ngày 20/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Dự thảo được trình UBND Thành phố trong bối cảnh TP HCM hiện có 9 quận, huyện đạt cấp 1 (bình thường mới); 12 địa phương cấp 2 (nguy cơ trung bình) và một quận ở cấp 3 (nguy cơ cao).
Cụ thể, vùng xanh (cấp độ 1) gồm: Thành phố Thủ Đức, các quận Gò Vấp, Tân Bình, 1, 7, 8, 10, Cần Giờ, Củ Chi. Vùng vàng (cấp độ 2) gồm quận huyện: 3, 4, 5, 6, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh. Bình Tân là địa phương duy nhất ở vùng cam (cấp độ 3).
Trước đó, phát biểu tại một điểm tiêm ngừa vaccine cho học sinh sáng 27/10, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho rằng, vaccine là một trong những điều kiện cần thiết để học sinh đi học trở lại. “Việc trở lại trường còn phụ thuộc nhiều yếu tố, không nhất thiết phải là toàn thành phố mà theo tinh thần an toàn đến đâu, mở cửa tới đó. Các trường cũng đang xây dựng, chuẩn bị kế hoạch trở lại theo bộ tiêu chí an toàn. Khi các đơn vị chứng minh an toàn sẽ được xem xét, mở lại”, ông nói.
Hơn 1,3 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT, kể cả hệ giáo dục thường xuyên bắt đầu năm học mới từ đầu tháng 9. Trong khi đó, trẻ mầm non chưa được đến trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo đ.ánh giá, để mở cửa trở lại, khôi phục các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế, phải cho học sinh quay lại trường. Đây là điều kiện quan trọng giúp địa phương sớm ổn định, phụ huynh yên tâm đi làm. Việc tận dụng thời gian cho học sinh học trực tiếp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng các điều kiện để ổn định xã hội.
Đây là lần thứ hai trong khoảng hai tháng trở lại đây, Sở Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch mở cửa trường học. Lần này, các điều kiện, tiêu chí để mở cửa đã rõ ràng hơn khi bộ tiêu chí an toàn trong trường học ra đời. Trước đó, ở tất cả kế hoạch, việc tổ chức dạy học trực tuyến vẫn được Sở xác định diễn ra đến hết học kỳ I, khoảng đầu tháng 1/2022.
Từ 27/10, TP HCM triển khai tiêm vaccine cho học sinh từ 12 đến 17 t.uổi ở các quận huyện. Dự kiến, có khoảng 780.000 em được tiêm.