A giao trị nhiều bệnh

A giao. Tên khoa học Colla corii Asini, tên khác Chân A giao, Hắc lưu bì giao (keo nấu với da lừa đen). Dùng da lừa nấu với nước A tỉnh (A tên địa phương ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Tỉnh là giếng chỉ có nước giếng này mới nấu da lừa thành keo được).

A giao vị hơi ngọt, tính bình vào 3 kinh phế can và thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai. Trị các chứng huyết suy gầy yếu, thổ huyết, băng huyết và các chứng xuất huyết khác…

A giao trong Đông y các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi đều dùng. Ngày dùng từ 6- 12g.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, đại tiện lỏng không được dùng.

Trong Đông y có hơn 700 bài thuốc có dùng vị A giao. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc của một số chuyên khoa.

Bài Giao Ngải thang : A giao 16g, Xuyên khung 6g, chích cam thảo 6g, ngải diệp 6g, đương qui 12g, bạch thược 12g, can sinh địa 16g, cho nước và ít rượu vào sắc, sau khi được rót thuốc ra bát cho A giao vào đậy lại một lúc quấy đều cho tan uống ấm.

Trong bài vị A giao có tác dụng: chỉ huyết, phối hợp với đương qui, xuyên khung bạch thược, sinh địa để làm mát huyết, tạo ra huyết mới. A g.iao p.hối hợp với ngải diệp để điều hòa k.inh n.guyệt Trị chứng: Phụ nữ rong huyết, có thai đau bụng ra huyết, hoặc sau khi sẩy thai rong huyết.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài A giao trư linh thang: A giao 40g, trư linh 40g, phục linh 40g, trạch tả 40g, hoạt thạch 40g.

Trong bài A giao có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi thủy phối hợp với trư linh, phục linh có vị ngọt nhạt, có tác dụng lợi thủy. Trạch tả vị mặn tính hàn có tác dụng thẩm thấu trọc khí ở thận. Hoạt thạch hoạt lợi thủy đạo để thông tiểu tiện. Toàn bộ bài thuốc có tác dụng: Tư âm lợi thủy. Trị bệnh ở kinh dương minh mạch phù, sốt cao, miệng khát muốn uống nước, tiểu tiện bí kết, nước tiểu đỏ, có trường hợp vàng da.

Bài Viết Liên Quan

a giao tri nhieu benh c18 5507554

Một số vị thuốc trị bệnh ở tạng phế (bổ phế a giao thang).

Cách dùng: ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài A giao hoàng liên thang : A giao 12g, sinh địa12g, bạch thược 4g, cam thứ tiêu 20g, cam thảo 2g, hạnh nhân 4g, tang bạch bì 8g, hoàng cầm 12g, xa t.iền thảo 20g, gạo nếp 40g nấu nhừ cho vào thuốc sắc.

Bài thuốc có tác dụng: Dục âm thanh nhiệt. Trị chứng phế táo trường nhiệt, huyết nhiệt, tâm phiền, ho đờm có m.áu, ngũ kém, họng khô da khô, đau bụng, đại tiện lỏng nhưng h.ậu m.ôn nóng rát, kiết lỵ.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài A giao kê tử hoàng thang : A giao 16g, bạch thược 12g, câu đằng 12g, kê tử hoàng 1 cái, lạc thạch đằng 8g mẫu lệ 12g, phục thần 8g sinh địa 12g, thạch quyết minh 12g.

Trong bài A giao, kê tử hoàng, sinh địa, bạch thược, cam thảo có tác dụng tư âm bổ huyết, lương huyết, làm yên nội phong, nhu can. Câu đằng, thạch quyết minh, mẫu lệ có tác dụng bình can tiềm dương. Phục thần để an thần. Bài thuốc có tác dụng tư âm nhuận can, tức phong. Trị chứng nhiệt tà uất kết lâu ngày làm tổn hại phần âm, sinh ra chứng âm hư sinh nội nhiệt, sinh phong. Chân tay co giật, gân cơ co cứng, váng đầu, chóng mặt, chất lưỡi đỏ thẩm, ít rêu. Mạch tế sác.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Sắc thuốc xong rót ra cho kê tử hoàng vào quấy đều uống.

Chú ý: Người sốt cao, do nhiệt cực sinh phong, tay chân co rút không dược dùng bài thuốc này.

Bài Bổ phế a giao tán: A giao châu 60g, chích cam thảo 10g, hạnh nhân 7 hạt, mã đậu linh 20g, ngạnh mễ ( sao) 40g, ngưu bàng tử (sao thơm) 10g.

Trong bài A giao có tác dụng tư âm dưỡng huyết làm quân. Ngạnh mễ, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, bồi tỳ thổ sinh phế kim làm thần. Mã đậu linh, ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí lợi hung cách, hóa đờm làm tá. Hạnh nhân có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn làm sứ.

Bài thuốc có tác dụng: dưỡng âm thanh phế, chỉ khái bình suyễn. Trị chứng t.rẻ e.m phế khí hư, hỏa bốc lên ho suyễn, họng khô, trong đờm có m.áu, mạch phù tế sác.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Cây Ngải cứu và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây ngải cứu rất dễ tìm và dễ trồng, không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, còn là một loại cây thuốc nam được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời mà bạn có thể chưa biết từ cây ngải cứu.

cay ngai cuu va nhung bai thuoc chua benh hieu qua 0ad 5505050

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Điều hòa k.inh n.guyệt hiệu quả

Nếu k.inh n.guyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt hơn.

Giúp an thai

Đối với người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra m.áu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.

Giúp lưu thông m.áu lên não, chữa đau đầu

Lá ngải cứu tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đ.ánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông m.áu lên não, chữa đau đầu hiệu quả.

Điều trị cảm lạnh

Khi bị cảm cúm lạnh hãy lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 – 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

cay ngai cuu va nhung bai thuoc chua benh hieu qua 0dd 5505050

Gà hầm ngải cứu, món ăn tốt cho người bị suy nhược và kém ăn.Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn

Bài thuốc dành cho người bị suy nhược và kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 – 2 tuần.

Cầm m.áu nhanh

Khi bị thương và c.hảy m.áu, lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, sẽ giúp cầm m.áu nhanh và giảm đau nhức.

Trị mụn và các bệnh về da liễu

Lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhuyễn sẽ tạo thành một hỗn hợp dung để đắp lên phần bị mụn để khoảng 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Với t.rẻ e.m thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm có tác dụng trị mụn nhọt, mẩn ngứa rất an toàn.

Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *