Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khớp, là vi khuẩn xâm nhập khớp khiến khớp sưng tấy và đau.
Viêm khớp nhiễm khuẩn gây tổn thương và hủy hoại khớp, thậm chí có thể phải tiến hành phẫu thuật thay khớp.
Nguyên nhân nào?
Viêm khớp nhiễm khuẩn (VKNK) có thể do n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nhiễm vi khuẩn với Staphylococcus aureus ( tụ cầu khuẩn) là nguyên nhân phổ biến nhất. Staphylococcus thường sống trên làn da khỏe mạnh.
VKNK có thể phát triển khi n.hiễm t.rùng, chẳng hạn như n.hiễm t.rùng da hoặc n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, lây lan qua m.áu của bạn đến khớp. Ít phổ biến hơn, vết thương đ.âm t.hủng, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật trong hoặc gần khớp có thể khiến vi trùng xâm nhập khớp gây viêm. Những khớp dễ bị nhiễm khuẩn bao gồm: khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu tay và khớp mắt cá chân.
Màng hoạt dịch khớp xương tự bảo vệ khỏi bị n.hiễm t.rùng rất kém. Khi vi khuẩn đến các màng hoạt dịch, chúng xâm nhập một cách dễ dàng và có thể bắt đầu phá hủy sụn. Cơ thể phản ứng với vi khuẩn bao gồm cả viêm, gia tăng áp lực quanh khớp, trong khớp và giảm lưu lượng m.áu đến các khớp góp phần vào những thiệt hại của khớp
Các nguyên nhân thường gặp của VKNK là do thay đổi bất thường ở khớp như: Bị chấn thương. Bị các dạng viêm khớp khác. Hệ miễn dịch yếu có thể từ các bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc ung thư và các loại thuốc đặc trị các bệnh đó. Có cấy ghép khớp nhân tạo.
Triệu chứng thường gặp khi VKNK: Sốt. Đau ở khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi di chuyển khớp. Sưng, đỏ các khớp bị ảnh hưởng. Ấm, nóng khu vực khớp bị ảnh hưởng.
Bài Viết Liên Quan
- Thấy 4 dấu hiệu này thì nên đi gặp nha sĩ ngay
- Vừa sạc vừa chơi điện tử, nam thanh niên nhập viện với bàn tay bị giập nát
- Nghiện đồ cay, cô gái trẻ trả giá đắt bằng mạng sống
Hình ảnh khớp bình thường và khớp bị viêm.
Các yếu tố nguy cơ của VKNK
Các bệnh mạn tính và tình trạng ảnh hưởng đến khớp của bạn – như viêm xương khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus – có thể làm tăng nguy cơ VKNK, như khớp nhân tạo, phẫu thuật khớp trước đó và chấn thương khớp.
Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gia tăng hơn nữa vì các loại thuốc họ dùng có thể ức chế hệ miễn dịch, khiến n.hiễm t.rùng có nhiều khả năng xảy ra. Chẩn đoán VKNK ở những người bị viêm khớp dạng thấp là khó khăn vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau.
Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ VKNK cao hơn. Điều này bao gồm những người mắc bệnh đái tháo đường, các vấn đề về thận và gan và những người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch của họ.
Động vật cắn, vết thương đ.âm hoặc vết cắt trên khớp có thể khiến bạn có nguy cơ bị VKNK.
Biến chứng do VKNK
Nếu điều trị bị trì hoãn, VKNK có thể dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn. Các biến chứng của VKNK thường bao gồm: Viêm xương khớp. Biến dạng khớp.
Trong trường hợp nghiêm trọng, các khớp có thể cần phải được phẫu thuật tái tạo. Nếu n.hiễm t.rùng ảnh hưởng đến khớp chân, tay giả, khớp chân tay giả có thể cần phải được thay thế.
Đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu có các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra VKNK, như đột nhiên bị đau nặng ở khớp, sốt và ớn lạnh, gặp bác sĩ ngay lập tức. Điều trị sớm có thể ngăn chặn sự lây lan n.hiễm t.rùng và giảm thiểu thiệt hại cho khớp bị ảnh hưởng.
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu xiêm
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.
Mãng cầu xiêm là quả của cây Annona muricata, một loài cây nhiệt đới lá nhỏ thường xanh thuộc họ Annonaceae.
Theo một nghiên cứu, cây mãng cầu xiêm có khoảng 212 hoạt chất thực vật, bao gồm các alkaloid, megastigmanes, flavonol triglycosides, phenolics, cyclopeptides và tinh dầu. Chúng cùng nhau góp phần vào cơ chế chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống viêm khớp, kháng khuẩn, chống co giật, bảo vệ gan và chống đái tháo đường.
Mãng cầu xiêm là loại quả lớn, hình trái tim (hoặc hình bầu dục hoặc không đều) và màu xanh lục với đường kính từ 15 đến 20 cm. Bên trong quả có cùi trắng với kết cấu mềm và mịn, vị ngọt thanh và có mùi thơm hấp dẫn. Phần lớn mọi người không ăn hạt mãng cầu xiêm vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Dưới đây là những lợi ích của mãng cầu xiêm đã được khoa học chứng minh.
Thành phần dinh dưỡng
100g mãng cầu xiêm chứa 81,16g nước và 276 kJ năng lượng. Nó cũng chứa 1g protein, 3,3g chất xơ, 14mg canxi, 0,6mg sắt, 21mg magiê, 278mg kali, 27mg phospho, 0,1mg kẽm, 20,6mg vitamin C và 14mcg folate.
Đặc tính chống ung thư
Mãng cầu xiêm có các đặc tính chống ung thư bao gồm gây độc tế bào, hoại tử và ức chế sự tăng sinh chống lại nhiều loại ung thư như ung thư vú, đại trực tràng, tuyến t.iền liệt, thận, phổi, tụy, buồng trứng và nhiều loại ung thư khác. Các hoạt chất thực vật có trong quả như acetogenin chịu trách nhiệm chính trong việc giảm và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều trị sốt rét
Các chất chống co thắt trong lá cây mãng cầu xiêm có tác dụng tích cực đối với ký sinh trùng gây bệnh. Theo một nghiên cứu, chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn chống lại hai chủng Plasmodium falciparum, loại ký sinh trùng đơn bào gây bệnh sốt rét ở người.
Điều trị nhiễm ký sinh trùng
Mãng cầu xiêm có hoạt tính chống ký sinh trùng có thể giúp điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng đơn bào như bệnh leishmaniasis và bệnh trypanosomiasis. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả giúp điều trị ký sinh trùng đường tiêu hóa. Mãng cầu xiêm cũng có thể chống lại hiệu quả các bệnh do động vật nguyên sinh kháng thuốc.
Điều trị đau khớp
Quả mãng cầu xiêm được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên chữa đau khớp. Đặc tính chống viêm của cây có thể giúp ức chế các kích thích liên quan đến đau khớp và giảm phù nề do tình trạng này.
Kiểm soát huyết áp cao
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim và suy thận. Mãng cầu xiêm có hoạt tính chống tăng huyết áp có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Điều này có thể giúp kiểm soát huyết áp cao và ngăn ngừa các biến chứng.
Kiểm soát cơn động kinh
Mãng cầu xiêm nổi tiếng với hoạt tính chống co giật chủ yếu ở các nước châu Phi. Nó được sử dụng trong các loại thuốc y học cổ truyền để kiểm soát cơn sốt và co giật. Ngoài ra, tác dụng bảo vệ thần kinh của trái cây này có thể góp phần vào hiệu suất cao chống lại các cơn co giật hoặc rối loạn chức năng thần kinh khác.
Kiểm soát đái tháo đường
Mãng cầu xiêm có tác dụng chống đái tháo đường và hạ natri m.áu. Một nghiên cứu cho thấy mãng cầu xiêm có thể giúp giảm nồng độ glucose trong m.áu khi dùng hàng ngày trong hai tuần. Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa của mãng cầu xiêm có thể bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy chống lại tác hại oxy hóa, nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường loại 1.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Một nghiên cứu đã nói về hoạt động bảo vệ gan và giảm bilirubin của quả mãng cầu xiêm. Mức độ cao của bilirubin cho thấy gan bị tổn thương hoặc bị bệnh. Ăn mãng cầu xiêm có thể giúp hạ bilirubin cao xuống mức bình thường, bảo vệ gan đồng thời chống lại độc tính của carbon tetrachloride và acetaminophen.
Giảm đau
Mãng cầu xiêm theo truyền thống được sử dụng như một loại thuốc giảm đau do đặc tính chống viêm và chống cảm thụ. Nó giúp giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra đau. Một nghiên cứu nói về tác dụng ức chế cơn đau do co thắt vùng bụng do axit axetic gây ra.
Có đặc tính chống oxy hóa
Mãng cầu xiêm chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic chịu trách nhiệm cho các đặc tính chống oxy hóa. Chất này có thể hoạt động hiệu quả như một chất loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ, khử sắt và ngăn ngừa các bệnh liên quan như ung thư, viêm khớp và các bệnh viêm nhiễm.
Điều trị loét
Mãng cầu xiêm có các hoạt tính chống loét do sự hiện diện của các hoạt chất như flavonoid, tannin và triterpenes. Nó có thể giúp làm giảm các tổn thương loét hoặc viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng của dạ dày.
Chữa lành vết thương
Mãng cầu xiêm có các hoạt tính làm lành vết thương. Nó có thể giúp giảm vết thương của vùng vết thương từ ngày thứ tư trong trường hợp vết thương do cắt rạch. Ngoài ra, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của trái cây góp phần phục hồi vết thương nhanh hơn.
Cách ăn mãng cầu xiêm
Bổ quả làm đôi theo chiều dọc. Bỏ hạt bằng dao hoặc bằng tay. Lấy thìa múc phần thịt trắng ra và đựng vào bát. Bạn cũng có thể ăn trực tiếp sau khi bổ đôi. Phần thịt quả có thể được xay thành sinh tố hoặc dùng thay cho đường khi làm bánh. Cũng có thể sử dụng lá mãng cầu xiêm để pha trà hoặc sắc uống để điều trị các bệnh khác nhau.